Các tác dụng phụ của thuốc Meropenem 1g

Thuốc Meropenem 1g có khả năng điều trị chống viêm nhưng nếu xuất hiện tác dụng phụ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đôi khi tác dụng phụ lại gây viêm ngược trở lại. Do vậy bạn cần nắm rõ thông tin trước khi sử dụng thuốc để tối ưu công dụng thuốc và hạn chế nguy hiểm cho bản thân.

1. Meropenem là thuốc gì? Công dụng của thuốc Meropenem 1g

Meropenem là thuốc gì? Thuốc Meropenem có thành phần là Meronem. Chất này khá phổ biến khi dùng với tĩnh mạch và có công dụng đặc trị với vi khuẩn nhạy cảm Meropenem như ở cả người lớn và trẻ nhỏ như:

Một số trường hợp có thể được kết hợp điều trị cùng thuốc kháng virus và kháng nấm để nâng cao hiệu quả. Tùy vào hiện tại thực tế bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp nhất. Thêm vào đó khi dùng thuốc Meropenem tiêm tĩnh mạch có thể mang đến hiệu quả cho tình huống xơ hóa nang và nhiễm khuẩn hô hấp giai đoạn mãn tính. Do vậy thuốc này có thể kháng khuẩn nhưng không đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn nên bạn cần lưu ý điểm này.

2. Liều lượng và hướng dẫn dùng thuốc Meropenem

2.1 Liều dùng cho người trưởng thành

Liều dùng và thời gian điều trị chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân tố khác nhau cũng như tình trạng của bệnh nhân. Thông thường khi sử dụng bằng phương pháp tiêm tĩnh mạch, Bạn có thể dùng 500mg và cách nhau 8 giờ. Cách dùng này phù hợp cho bệnh viêm phổi, viêm nhiễm phụ khoa, viêm đường tiết niệu và viêm nhiễm trên da hoặc cấu trúc da. Bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết hoặc suy giảm số lượng bạch cầu thì nên dùng thuốc Meropenem 1g.

Khi điều trị cho bệnh nhân xơ hóa nang có thể cần tăng liều lên 2g cho mỗi lần dùng cách nhau 8 giờ. Đa số liều dùng là 2g có thể bác sĩ sẽ thay đổi khi cần thiết hoặc điều chỉnh cho phù hợp với bệnh nhân. Khi nguyên nhân nhiễm khuẩn được xác định là Pseudomonas Aeruginosa bạn nên thường xuyên theo dõi dược tính thuốc để kịp thời kiểm soát chỉ số nồng độ thuốc trong huyết tương.

Khi người bệnh điều trị có thêm bệnh lý về thận nên căn cứ tốc độ thanh thải creatinin để điều trị

  • Dưới 10 ml/ phút giảm nửa liều so với chỉ định ban đầu và cách nhau 24 giờ mới dùng liều tiếp theo.
  • Từ 10 đến 25 ml/ phút giảm nửa liều kê đơn ban đầu mỗi liều cách nhau 12 giờ
  • Từ 26 đến 50 ml/ phút sử dụng theo chỉ định ban đầu với các liều cách nhau 12 giờ.

Bệnh nhân suy gan và người cao tuổi có tốc độ thanh thải trên 50 ml/ phút cần được xem xét kỹ lưỡng. Tuy rằng không có chỉnh định với tốc độ thanh thải từ 51ml/ phút nhưng bạn nên trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ. Nếu khi kê đơn bạn đang thẩm phân phúc mạc cũng nên lưu ý điều chỉnh liều dùng sao cho hợp lý.

2.2 Liều dùng cho trẻ em

Trẻ sơ sinh từ 3 tháng đến 12 tuổi có thể dùng liều theo tỷ lệ 10 - 20mg/kg. Mỗi mức độ nhiễm khuẩn khác nhau bác sĩ sẽ đưa ra liều lượng phù hợp nhất. Nếu trẻ có cân nặng trên 50kg sẽ được kê đơn như người lớn.

Thời gian dùng giữa các liều nên đảm bảo 8 giờ. Khi điều viêm màng não nên tăng liều lên thành 40mg/ kg. Trẻ nhỏ suy thận hiện chưa được ghi nhận. Do đó bạn cần lưu ý nếu có nghi ngờ hoặc xác định trẻ suy giảm chức năng thận

2.3 Hướng dẫn sử dụng thuốc

Khi tiêm tĩnh mạch bằng thuốc Meropenem có thể mất 5 phút. Bạn cũng có thể truyền tĩnh mạch để thuốc từ từ ngấm vào và cần 15 - 30 phút truyền. Khi tiêm thuốc cần được pha với nước cất theo tỷ lệ 5ml nước cất cho 250 mg thuốc Meropenem. Thuốc pha ra có có nồng độ dung dịch khoảng 50 mg/ ml. Màu sắc dung dịch có thể trong suốt hoặc vàng nhạt.

3. Những thận trọng lưu ý cho bệnh nhân khi được chỉ định dùng thuốc Meropenem

Những dung dịch cần tránh sử dụng khi được chỉ định Meropenem 1g

  • Natri clorid 0,9%
  • Glucose 5 - 10 %
  • Glucose 5% kết hợp bicarbonat 0,02%
  • Natri clorid 0,9% kết hợp Glucose 5%
  • Glucose 5% kết hợp Natri clorid 0,225%
  • Glucose 5% kết hợp Kali clorid 0,15%
  • Mannitol 2,5% hay 10%

Bệnh nhân suy thận cần hết sức lưu ý liều dùng tránh quá liều. Bạn luôn kiểm tra sức khỏe để kiểm soát kịp thời những tác dụng phụ không biểu hiện. Khi người bệnh dùng thuốc xác định suy thận có thể thẩm phân máu để hạ nồng độ thuốc. Bên cạnh đó những trường hợp dị ứng với thành phần cấu tạo của thuốc có thể báo lại bác sĩ để cân nhắc đổi thuốc phù hợp hơn.

4. Phản ứng phụ ngoài ý muốn của thuốc Meropenem 1g

  • Gây viêm tại khu vực đang điều trị viêm: tĩnh mạch, khối huyết cầu, vị trí tiêm truyền
  • Dị ứng dẫn đến sưng phù hoặc sốc
  • Nổi mẩn hoặc ngứa thâm trí hoại tử da nếu nhiễm độc( hiếm khi xuất hiện
  • Rối loạn chức năng tiêu hóa
  • Tăng giảm tiểu cầu đột ngột
  • Suy giảm sự vận động gan
  • Nhức đầu
  • Co giật
  • Nhiễm Candida ở miệng hoặc âm đạo

5. Tương tác có thể xuất hiện khi kết hợp thuốc Meropenem với thực phẩm và thuốc khác

Thuốc Meropenem sau khi tiêm sẽ được bài tiết chủ yếu qua thận do vậy bạn không sử dụng chung với Probenecid. Thuốc có thể gây ra giảm nồng độ axit Valproic huyết thanh. Bác sĩ có thể thay đổi liều dùng so với ban đầu để phù hợp hơn. Ngoài ra không có quá nhiều tác dụng dược lý nghiêm trọng do thuốc Meropenem gây ra khi sử dụng với thuốc khác. Nhưng bạn vẫn nên cho bác sĩ biết tất cả thuốc đang sử dụng để cân nhắc phù hợp.

Thuốc Meropenem 1g tiêm tĩnh mạch hoặc truyền có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn nên báo cáo bác sĩ mỗi khi có dấu hiệu mệt mỏi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan