Công dụng thuốc Cytadren

Cytadren được biết đến là một loại thuốc kê đơn, sử dụng trong điều trị các triệu chứng của hội chứng Cushing. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về công dụng thuốc Cytadren và những lưu ý quan trọng khi sử dụng.

1. Thuốc Cytadren là thuốc gì?

Cytadren là thuốc được bào chế dưới dạng viên nén aminoglutethimide USP, đồng thời cũng là chất ức chế tổng hợp steroid tại vỏ thượng thận, hàm lượng 250mg dùng theo đường uống. Cytadren thuộc nhóm thuốc ức chế corticosteroid tuyến thượng thận, có thể sử dụng đơn lẻ hoặc dùng kết hợp cùng với một số loại thuốc khác.

Aminoglutethimide USP có dạng bột tinh thể mịn, màu trắng kem hoặc trắng, ít hòa tan trong nước nhưng dễ dàng hòa tan trong hầu hết dung môi hữu cơ. Nó có thể tạo thành muối hòa tan trong nước cùng với axit mạnh, trọng lượng phân tử là 232,28.

2. Thuốc Cytadren công dụng là gì?

Cytadren (aminoglutethimide) thường được chỉ định sử dụng với mục đích ức chế chức năng của tuyến thượng thận ở những người bệnh mắc phải hội chứng Cushing. Kết quả cho thấy, mức độ cortisol huyết tương vào buổi sáng của người bệnh bị ung thư biểu mô tuyến thượng thận và khối u sản xuất ACTH ở ngoài tử cung giảm xuống trung bình khoảng một nửa so với mức trước điều trị. Đối với người bệnh tăng sản thượng thận giảm xuống khoảng 2⁄3 so với mức trước điều trị, trong vòng 1 - 3 tháng sử dụng Cytadren (aminoglutethimide).

Mặt khác, dữ liệu sẵn có tại một số bệnh nhân u tuyến thượng thận đã chỉ ra rằng, mức cortisol huyết tương cũng giảm tương tự. Kết quả từ các phép đo cortisol huyết tương chỉ ra rằng giảm ít nhất là 50% so với mức ban đầu hoặc trở về mức bình thường đối với 1⁄3 hoặc nhiều hơn bệnh nhân được nghiên cứu. Số liệu còn phụ thuộc vào thời gian đo và nhóm chẩn đoán.

Do Cytadren (aminoglutethimide) không gây ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh cơ bản, vì vậy mà nó được sử dụng chủ yếu như một biện pháp tạm thời, cho tới khi có thể thực hiện các liệu pháp mang tính dứt điểm hơn như: Phẫu thuật hoặc khi các liệu pháp đó không phù hợp. Chỉ có một số ít người bệnh được điều trị lâu hơn trên 3 tháng.

Trường hợp giảm tác dụng hoặc “hiện tượng thoát” dường như diễn ra thường xuyên hơn ở các bệnh nhân mắc phải hội chứng Cushing phụ thuộc vào tuyến yên. Hiện tượng này có thể là do nồng độ ACTH tăng nhằm đáp ứng kịp thời với việc giảm nồng độ glucocorticoid.

Chính vì vậy mà Cytadren thường được chỉ định sử dụng để điều trị một số loại khối u gây ảnh hưởng tới vỏ thượng thận. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng khi vỏ thượng thận phải hoạt động quá mức mà đã được loại trừ khả năng ung thư. Đôi khi Cytadren còn được dùng để điều trị một số tình trạng khác dựa trên chỉ định của bác sĩ (chỉ dùng với những bệnh nhân đáp ứng điều trị).

3. Liều lượng và cách dùng

Cytadren chỉ có sẵn đối với những đơn thuốc được bác sĩ chỉ định, liều lượng cũng khác nhau theo từng bệnh nhân cụ thể. Người bệnh nên thực sử dụng theo đúng với đơn kê của bác sĩ hoặc chỉ dẫn của nhà sản xuất. Thông tin về liều lượng sau đây là số liệu trung bình của thuốc, nếu liều lượng của người bệnh có sự khác biệt, đừng thay đổi nó trừ khi có sự yêu cầu của bác sĩ. Liều lượng tham khảo:

Quá trình điều trị cần được thực hiện tại bệnh viên cho tới khi đạt được chế độ về liều lượng ổn định. Người bệnh nên bắt đầu với mức 250mg uống 4 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau 6 tiếng. Khả năng đáp ứng của vỏ thượng thận cần được theo dõi nồng độ cortisol huyết tương cẩn thận, cho đến khi đạt được mức ức chế như mong muốn.

Nếu mức độ ức chế của cortisol là không đủ, có thể tăng thêm liều theo từng bước 250mg mỗi ngày, trong thời gian từ 1 - 2 tuần cho đến khi tổng liều hàng ngày đạt 2g. Trong trường hợp xảy ra các tác dụng phụ như buồn ngủ quá mức, nồng độ cortisol thấp quá mức hoặc phát ban da ở mức độ nghiêm trọng thì cần giảm liều hoặc ngừng điều trị tạm thời.

Nếu tình trạng phát ban trên da kéo dài trên 5 - 8 ngày hoặc ngày càng trở nên nghiêm trọng thì người bệnh cần ngưng dùng thuốc. Sau đó có thể phục hồi liệu pháp bằng liều lượng thấp hơn khi tình trạng phát ban nhẹ biến mất hoặc ở mức trung bình. Ngoài ra có thể cần phải thay thế mineralocorticoid (ví dụ như fludrocortisone). Trường hợp cần phải điều trị thay thế glucocorticoid, 20 - 30mg hydrocortisone uống vào buổi sáng sẽ thay thế quá trình bài tiết nội sinh.

Khi người bệnh bỏ lỡ một liều thuốc cần dùng bổ sung ngay càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, khi đã gần tới thời gian uống liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp như đúng lịch trình, tuyệt đối không bù bằng việc tăng gấp đôi liều lượng.

4. Lưu ý khi sử dụng

4.1. Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ khi sử dụng Cytadren mà người bệnh có thể gặp phải như:

  • Tác dụng phụ nghiêm trọng: Khó thở, tổ ong, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng, chóng mặt, xay xẩm mặt mày, ngất xỉu. Người bệnh cần nhận sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu phát hiện có bất cứ triệu chứng nào được liệt kê ở trên.
  • Tác dụng phụ phổ biến: Buồn ngủ, yếu đuối, phối hợp kém, buồn nôn, nôn ói, đau đầu, ăn không ngon, ngứa ngáy, phát ban.

Đây không phải là toàn bộ những tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng Cytadren, để biết thêm về thông tin chi tiết, hãy hỏi bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế.

4.2. Thận trọng khi sử dụng

Trước khi quyết định sử dụng Cytadren, người bệnh cần được cân nhắc về rủi ro và lợi ích mà quá trình dùng thuốc mang lại. Chính vì vậy, người bệnh cần báo với bác sĩ để được xem xét các trường hợp sau đây:

  • Dị ứng: Cần báo cho bác sĩ biết nếu người bệnh từng gặp phải tình trạng mẫn cảm, phản ứng bất thường hoặc dị ứng với thuốc này hay các loại thuốc khác. Đồng thời cho bác sĩ biết nếu người bệnh có bất cứ loại dị ứng nào khác như với động vật, thuốc nhuộm, thực phẩm, chất bảo quản...
  • Nhi khoa: Aminoglutethimide đã được thử nghiệm trên một số lượng hạn chế trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tác dụng của Aminoglutethimide lên nhóm đối tượng này khá khó xác định, bởi mó được dùng kết hợp với nhiều loại thuốc khác.
  • Người cao tuổi: Tình trạng thiếu năng lượng thường dễ xảy ra ở nhóm người cao tuổi, bởi họ thường nhạy cảm hơn với tác dụng của Aminoglutethimide.
  • Phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ: Hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ ở phụ nữ cho con bú để xác định được nguy cơ tới trẻ nhỏ khi sử dụng thuốc. Chính vì vậy cần cân nhắc về lợi ích với những rủi ro có thể xảy đến trước khi dùng thuốc.

4.3. Tương tác thuốc

Mặc dù có một số loại thuốc tuyệt đối không nên sử dụng cùng nhau, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, hai loại thuốc khác nhau vẫn có thể dùng cùng nhau ngay cả khi chúng xảy ra tương tác. Trong các trường hợp này, bác sĩ sẽ thay đổi liều lượng sao cho phù hợp hoặc có những biện pháp phòng ngừa khác.

Khi người bệnh đang sử dụng Cytadren, bác sĩ cần biết liệu họ có đang dùng thêm bất kỳ loại thuốc nào được đề cập đến sau đây hay không. Các tương tác tác được liệt kê được lựa chọn trên cơ sở ý nghĩa tiềm năng của chúng và không nhất thiết là sẽ xảy ra tất cả.

Sử dụng thuốc kết hợp cũng với những loại thuốc sau sẽ làm tăng nguy cơ gây ra tác dụng phụ, tuy nhiên dùng cả hai lại là cách điều trị tốt nhất. Nếu cả hai loại thuốc đều được kê cùng nhau, bác sĩ sẽ thay đổi về liều lượng hoặc tần suất để người bệnh sử dụng đơn lẻ hoặc cả hai loại thuốc. Bao gồm:

Ngoài ra, Cytadren còn có thể xảy ra tương tác với rượu, thuốc lá hoặc một số loại thức ăn. Hãy thảo luận với bác sĩ nếu người bệnh có ý định sử dụng rượu bia, thuốc lá và các loại thức ăn trong quá trình dùng thuốc.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Cytadren mà chúng ta cần nắm rõ. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất mà thuốc mang lại cũng như an toàn cho người bệnh, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

74 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Sancuso
    Công dụng thuốc Sancuso

    Sancuso là miếng dán chống nôn rất hiệu quả. Để tìm hiểu xem Sancuso là thuốc gì? Cách sử dụng như thế nào? Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới ...

    Đọc thêm
  • banner natives image
    QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • aerospan
    Công dụng thuốc Aerospan

    Thuốc Aerospan có thành phần flunisolide được sử dụng để ngăn ngừa đồng thời kiểm soát các triệu chứng thở khò khè hoặc khó thở do hen suyễn gây ra. Tuy nhiên thuốc Aerospan có thể gây ra một số ...

    Đọc thêm
  • Amabelz
    Công dụng thuốc Amabelz

    Phụ nữ tuổi mãn kinh thường gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe do sự thay đổi lớn về nội tiết tố nữ. Để giảm bớt các triệu chứng khó chịu này, chị em thường cần phải bổ sung ...

    Đọc thêm
  • afirmelle
    Công dụng thuốc Afirmelle

    Thuốc Afirmelle có thành phần bao gồm levonorgestrel và ethinylestradiol được bào chế ở dạng kit. Thuốc được sử dụng để đạt hiệu quả tránh thai một cách tối đa. Tuy nhiên, thuốc Afirmelle có thể gây ra một số ...

    Đọc thêm
  • Naxitamab
    Công dụng thuốc Naxitamab

    Naxitamab là một kháng thể đơn dòng, với mục tiêu là nhắm vào glycolipid GD2 hiện diện trên bề mặt của các tế bào khối u nguyên bào thần kinh và một số tế bào bình thường. Thuốc Naxitamab sẽ ...

    Đọc thêm