Công dụng thuốc Amabelz

Phụ nữ tuổi mãn kinh thường gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe do sự thay đổi lớn về nội tiết tố nữ. Để giảm bớt các triệu chứng khó chịu này, chị em thường cần phải bổ sung estrogen và progestin bằng việc sử dụng thuốc Amabelz. Vậy thuốc Amabelz công dụng là gì?

1. Công dụng thuốc Amabelz

Trước khi nghiên cứu về công dụng của thuốc Amabelz, chúng ta hãy cùng tìm hiểu Amabelz là thuốc gì?

Thuốc Amabelz là thuốc bao gồm 2 hoạt chính là 2 loại nội tiết tố nữ estrogen (estrogen liên hợp và estradiol) và progestin (medroxyprogesterone, norethindrone và norgestimate) có tác dụng làm giảm triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ lớn tuổi (giảm tình trạng bốc hỏa, giảm tiết dịch âm đạo do cơ thể tiết không đủ nội tiết tố nữ estrogen). Thành phần progestin trong Amabelz có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc ung thư tử cung khi sử dụng estrogen quá nhiều do đó với phụ nữ đã cắt bỏ tử cung không cần sử dụng progestin vì vậy họ không được sử dụng thuốc Amabelz.

Thuốc Amabelz chỉ sử dụng để điều các triệu chứng liên quan đến âm đạo, do đó các sản phẩm dạng bôi trực tiếp bên trong âm đạo vẫn nên được cân nhắc trước khi sử dụng các thuốc điều trị bằng đường uống, đường bôi qua da hoặc đường tiêm truyền với cùng một loại hoạt chất.

Thuốc Amabelz còn được dùng cho phụ nữ mãn kinh để ngừa loãng xương song những thuốc khác (raloxifene, bisphosphonates) có thể ngăn ngừa mất xương an toàn hơn so với Amabelz, nên xem xét sử dụng các thuốc khác trước khi điều trị bằng Amabelz.

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc Amabelz

Thuốc Amabelz được sử dụng theo đường uống, trước hoặc sau bữa ăn theo chỉ định của bác sĩ, thường 1 lần/ngày, khi uống Amabelz kèm thức ăn hoặc uống ngay sau bữa ăn sẽ có tác dụng phòng ngừa cơn đau dạ dày. Liều lượng estrogen và progestin trong thuốc Amabelz được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng sức khỏe và đáp ứng với điều trị của mỗi người, tuy nhiên khi được kê đơn, người bệnh nên sử dụng thuốc Amabelz đều đặn để đạt được tác dụng cao nhất. Nên uống thuốc Amabelz vào cùng một thời điểm mỗi ngày, không tự ý tăng liều hoặc sử dụng thuốc Amabelz lâu hơn so với chỉ dẫn.

3. Tác dụng phụ của thuốc Amabelz

Các tác dụng phụ hay gặp của thuốc Amabelz bao gồm:

Một số tác dụng phụ khác nghiêm trọng hơn của thuốc Amabelz, cần báo bác sĩ ngay:

  • Thay đổi tâm trạng;
  • Nổi u cục ở vú;
  • Chảy máu âm đạo (ra máu, chảy máu đột ngột, kéo dài hoặc tái phát);
  • Âm đạo bị kích ứng, ngứa, có mùi hoặc tăng tiết dịch;
  • Buồn nôn, nôn dai dẳng;
  • Vàng mắt, vàng da;
  • Nước tiểu sậm màu;
  • Sưng ở vị trí bàn tay, mắt cá chân, bàn chân;
  • Khát nước nhiều hoặc tiểu nhiều.

Thuốc Amabelz hiếm khi gây bệnh do huyết khối (nhồi máu cơ tim, đột quỵ, huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi), tuy nhiên phải gọi cấp cứu ngay khi có dấu hiệu:

  • Đau đầu đột ngột, đau dữ dội;
  • Yếu cơ, lú lẫn, nói khó khăn;
  • Thay đổi thị lực đột ngột như mù một phần hoặc mù hoàn toàn;
  • Đau, đỏ, sưng ở chân;
  • Ngứa, yếu, tê tay chân;
  • Khó thở;
  • Chóng mặt/ngất xỉu đột ngột.
  • Ho ra máu.

4. Phòng ngừa tác dụng phụ của Amabelz

Trước khi dùng Amabelz cần báo bác sĩ hoặc dược sĩ biết về tình trạng dị ứng với estrogen, progestin hoặc dị ứng nào khác, trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ về tiền căn mắc các bệnh lý trước khi dùng Amabelz:

  • Chảy máu âm đạo không rõ căn nguyên;
  • Ung thư;
  • Bệnh cục máu đông, đột quỵ, bệnh tim;
  • Bệnh gan, thận;
  • Tiền sử gia đình mắc khối u vú, ung thư, cục máu đông;
  • Tiền sử gia đình/cá nhân từng bị phù;
  • Rối loạn đông máu;
  • Tăng huyết áp;
  • Đái tháo đường;
  • Rối loạn cholesterol và triglycerid máu;
  • Béo phì;
  • Lupus;
  • Suy giáp;
  • Rối loạn điện giải;
  • Rối loạn nội tiết;
  • Các bệnh ở tử cung;
  • Bệnh túi mật;
  • Hen suyễn;

Không hút thuốc thuốc khi sử dụng estrogen vì estrogen kết hợp với thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ, đông máu, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim ở phụ nữ trên 35 tuổi.

Thuốc Amabelz có thể tạo ra nám da, ánh nắng mặt trời có thể làm xấu đi tình trạng này vì vậy người dùng thuốc Amabelz nên hạn chế hoạt động dưới ánh nắng mặt trời, dùng kem chống nắng và quần áo bảo vệ khi ra ngoài.

Thuốc Amabelz không sử dụng cho phụ nữ mang thai và cần thiết phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Amabelz cho phụ nữ đang cho con bú.

5. Tương tác thuốc của Amabelz

Một số thuốc có thể dẫn đến tương tác với thuốc Amabelz gồm:

  • Chất ức chế aromatase (anastrozole, exemestane, letrozole);
  • Fulvestrant;
  • Ospemifene;
  • Raloxifene, tamoxifen, toremifene;
  • Acid tranexamic;
  • Thuốc ở dạng phối hợp dùng để điều trị viêm gan C mãn.

6. Lưu ý khi dùng thuốc Amabelz

  • Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ cũng như khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần với các xét nghiệm và thăm khám y tế như huyết áp, khám vú, chụp X quang tuyến vú, thăm khám vùng chậu, phết tế bào cổ tử cung... để theo dõi sự tiến triển của các tác dụng phụ;
  • Phòng ngừa/kiểm soát tăng huyết áp, cholesterol cao, đái tháo đường giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ khi dùng thuốc Amabelz.
  • Người dùng thuốc Amabelz cần thay đổi lối sống: giảm căng thẳng, ăn ít chất béo, hạn chế muối, giảm cân, tập thể dục thường xuyên, ngừng hút thuốc lá.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

40 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan