Công dụng thuốc Greaxim

Thuốc Greaxim có thành phần chính là Cefotaxim, thường được sử dụng trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn. Người bệnh sử dụng thuốc Greaxim thường gặp phải một số tác dụng không mong muốn như sốt, buồn nôn và nôn...

1. Thuốc Greaxim là thuốc gì?

Thuốc Greaxim được sản xuất và đăng ký bởi Công ty cổ phần dược phẩm Am Vi, Việt Nam. Greaxim được xếp vào nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Thành phần hoạt chất chính của thuốc GreaximCefotaxim.

Dạng bào chế: Bột pha tiêm, mỗi lọ chứa 1g Cefotaxim dưới dạng Cefotaxim Natri.

Dạng đóng gói: Hộp 1 lọ, 10 lọ, 20 lọ, 50 lọ, 100 lọ.

2. Tác dụng thuốc Greaxim

Cefotaxim thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, có phổ kháng khuẩn rộng. Cefotaxim tác dụng lên vi khuẩn Gram âm mạnh hơn, bền hơn với beta-lactamase so với thế hệ 1 và 2. Tuy nhiên, tác dụng của Cefotaxim lên vi khuẩn Gram dương yếu hơn so với thế hệ 1.

Các vi khuẩn thường nhạy cảm với Cefotaxim như: E. Coli, Salmonella, Shigella, Klebsiella pneumonia, Enterobacter, Streptococcus, Staphylococcus, Haemophilus influenzae và Neisseria, ...

3. Chỉ định và chống chỉ định của Greaxim

Chỉ định:

Greaxim thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

Chống chỉ định:

Tuyệt đối không sử dụng thuốc Greaxim trong các trường hợp mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

4. Liều lượng và cách dùng thuốc Greaxim

Để sử dụng thuốc Greaxim an toàn và hiệu quả, tránh xảy ra hiện tượng kháng thuốc kháng sinh, bạn cần tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ về số ngày điều trị, liều lượng, đường dùng thuốc. Không tự ý ngưng thuốc, tính toán lại liều lượng hoặc thay đổi đường dùng. Đồng thời, không đưa Greaxim cho người khác sử dụng khi họ có biểu hiện giống bạn.

Liều lượng khuyến cáo: 2 – 6g/ ngày x 2 – 3 lần. Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn nặng, có thể tăng lên 12g/ngày, truyền tĩnh mạch chậm từ 3 – 6 lần/ngày.

Đối với người lớn:

  • Liều đối với trực khuẩn mủ xanh: > 6g/ ngày.
  • Liều điều trị bệnh lậu: Duy nhất 1g.
  • Dự phòng nhiễm khuẩn sau mổ: Tiêm 1g trước phẫu thuật từ 30 – 90 phút. Đối với mổ đẻ: Tiêm 1g theo đường tĩnh mạch cho mẹ ngay khi kẹp cuống rau và sau đó tiêm tiếp hai liều nữa sau 6 giờ và 12 giờ.

Đối với trẻ em:

  • Liều 100 – 150mg/ kg cân nặng x 2 – 4 lần/ ngày. Có thể tăng liều đến 200mg/ kg cân nặng trong trường hợp cần thiết.

Trẻ sơ sinh:

Liều 50mg/ kg cân nặng x 2 – 4 lần/ngày. Có thể tăng liều đến 100 - 150mg/ kg cân nặng trong trường hợp cần thiết.

Người bệnh suy thận với độ thanh thải creatinin dưới 10ml/phút cần giảm liều. Liều tối đa là 2g/ ngày.

Đường dùng: Greaxim được dùng theo đường truyền tĩnh mạch chậm hoặc tiêm bắp sâu.

Thời gian điều trị: Dùng thuốc thêm 3 – 4 ngày sau khi thân nhiệt ổn định. Đối với liên cầu tan máu beta nhóm A thì thời gian điều trị ít nhất là 10 ngày. Nếu nhiễm khuẩn dai dẳng có khi cần điều trị trong nhiều tuần.

Cần làm gì khi quên một liều thuốc Greaxim?

  • Khi quên liều, cần tiêm ngay một liều thuốc Greaxim khác khi nhớ ra, có thể cách 1 – 2 giờ so với giờ quy định.
  • Nếu thời điểm đó gần với lần tiêm/ truyền thuốc tiếp theo thì hãy bỏ qua và sử dụng liều tiếp theo như kế hoạch.
  • Không sử dụng gấp đôi liều lượng vào lần dùng thuốc tiếp theo để bù liều.

Cần làm gì khi quá liều thuốc Greaxim?

  • Trong và sau quá trình điều trị, nếu người bệnh bị tiêu chảy nặng, kéo dài thì có thể nghi ngờ mắc viêm đại tràng có màng giả. Cần ngưng thuốc và thay thế bằng một thuốc khác có tác dụng điều trị viêm đại tràng do C.difficile (vancomycin, metronidazol). Khi có triệu chứng ngộ độc Greaxim, cần đưa người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để điều trị. Thẩm tách màng bụng hoặc lọc máu có thể giúp làm giảm nồng độ thuốc trong máu.

5. Tác dụng không mong muốn

Trong quá trình sử dụng thuốc Greaxim, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như:

  • Thường gặp: Tiêu chảy, viêm tắc tĩnh mạch tại chỗ tiêm, đau, phản ứng viêm ở chỗ tiêm bắp, giảm bạch cầu, thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột và bội nhiễm, ...
  • Hiếm gặp: Sốc phản vệ, thiếu máu tan máu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, viêm đại tràng có màng giả do C.difficile, tăng men gan và tăng bilirubin...

Xử trí tác dụng phụ:

  • Cần ngừng ngay thuốc khi có biểu hiện nặng của các tác dụng không mong muốn.
  • Tiêm hoặc truyền tĩnh mạch chậm để phòng ngừa viêm tĩnh mạch do tiêm thuốc.
  • Có thể pha thêm Lidocain với Greaxim trước khi tiêm để giảm đau do tiêm bắp.

6. Tương tác thuốc

Khi điều trị từ 2 loại thuốc trở lên, có thể xảy ra hiện tượng cạnh tranh hoặc hiệp đồng giữa các thuốc dẫn đến thay đổi tác dụng, tác dụng phụ cũng như khả năng hấp thu của thuốc. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn cần thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang dùng, kể cả thực phẩm chức năng, thảo dược, ... Các thuốc có thể tương tác với Greaxim như:

  • Colistin: Dùng chung với Greaxim có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận.
  • Penicillin: Có thể dẫn đến bệnh về não và cơn động kinh cục bộ ở người suy thận khi dùng đồng thời Greaxim với Penicillin.
  • Các ureido- penicillin có thể làm giảm độ thanh thải của Greaxim, vì vậy cần giảm liều Greaxim khi dùng chung với các thuốc này.
  • Cyclosporin: Tăng độc tính trên thận khi dùng chung với Greaxim.

7. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Greaxim

Phụ nữ mang thai: Chưa có đầy đủ dữ liệu về tính an toàn của việc dùng thuốc Greaxim trong thai kỳ. Tuy nhiên, Greaxim đi qua nhau thai trong 3 tháng giữa thai kỳ. Do đó cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định sử dụng.

Phụ nữ cho con bú: Greaxim được tìm thấy trong sữa mẹ với nồng độ thấp. Ba vấn đề cần quan tâm ở trẻ khi mẹ dùng thuốc này là thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, tác dụng lên trẻ và ảnh hưởng đến kết quả nuôi cấy vi khuẩn của trẻ khi trẻ sốt.

8. Bảo quản thuốc

  • Để thuốc Greaxim ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp, nhiệt độ dưới 30 độ C.
  • Để Greaxim tránh xa tầm tay trẻ em cũng như thú nuôi.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Greaxim, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Greaxim điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

311 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan