Công dụng thuốc Mezathion

Thuốc Mezathion là thuốc lợi tiểu bào chế dưới dạng viên nén, có tác dụng lợi tiểu giữ kali đối kháng cạnh tranh Aldosterol, cùng với tác dụng làm giảm huyết áp.

1. Chỉ định và chống chỉ định Mezathion

Thuốc Mezathion 25mg có chứa hoạt chất Spironolacton 25mg được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh phù như phù vô căn, phù do xơ gan, hội chứng thận hư, suy tim sung huyết do tăng quá mức aldosteron. Mezathion 25 được kê đơn phối hợp cùng với các thuốc lợi tiểu khác.
  • Người bệnh tăng huyết áp được dùng với thuốc lợi tiểu khác hoặc thuốc chống tăng huyết áp sẽ có hiệu quả hơn.
  • Người bệnh suy tim sung huyết dùng thuốc Mezathion với liều thấp, kết hợp cùng với thuốc ức chế enzym chuyển đổi.
  • Người bệnh tăng aldosteron tiên phát, điều trị ngắn trước phẫu thuật hoặc lâu dài cho người bị adenoma tuyến thượng thận tiết aldosteron ít nhưng không phẫu thuật hoặc tăng aldosteron vô căn hay tăng sản tuyến thượng thận.

Ngoài ra thuốc Mezathion chống chỉ định các trường hợp mẫn cảm với thành phần của thuốc như sau:

  • Bệnh nhân suy thận nặng, cùng với có tình trạng vô niệu, tăng kali, giảm natri huyết, suy thận cấp,..
  • Người bệnh có nồng độ Creatinin trong huyết thanh hoặc nito huyết cao hơn 2 lần so với mức bình thường
  • Người bệnh rối loạn chức năng gan

2. Liều dùng và cách dùng thuốcMezathion

Người bệnh có thể tham khảo liều dùng thuốc Mezathion sau đây. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả điều trị tối đa, người bệnh vẫn cần tuân theo liều dùng cụ thể của bác sĩ điều trị:

Với người lớn:

  • Người bị phù: Liều Mezathion 25 khởi đầu là 100mg/ngày, có thể chia thành liều nhỏ hoặc uống 1 lần. Liều hàng ngày từ 25-200mg. Cơ thể đáp ứng tốt có thể tiến hành điều chỉnh liều phù hợp để có hiệu quả điều trị tối ưu nhất.
  • Người bệnh suy tim sung huyết: Sử dụng liều ban đầu 12,5-25mg/ngày. Bác sĩ có thể tăng tới liều tối đa 50mg/ngày sau 8 tuần điều trị ở người bệnh suy tim có tiến triển và không tăng kali huyết. Trường hợp người bệnh tăng kali huyết nên giảm liều còn 25mg, hoặc ngừng thuốc, tùy tình hình bệnh nhân thực tế.
  • Người bệnh tăng huyết áp: Nên dùng liều ban đầu 25-50mg/ngày, uống 1 lần hoặc 2 lần mỗi ngày, sử dụng tối thiểu 2 tuần. Duy trì liều cụ thể phụ thuộc vào từng bệnh nhân. Tuy nhiên, hiện nay Mezathion ít được sử dụng điều trị cho người bệnh tăng huyết áp.
  • Người bệnh Aldosterone: Liều 400mg/ngày trong 4 ngày. Trường hợp kali huyết tăng trong thời gian dùng nhưng giảm khi ngừng thuốc thì có thể chẩn đoán tăng Aldosterone tiên phát, người bệnh có thể uống liều 100-400mg/ngày, chia 2-4 lần, điều trị ngắn ngày trước khi phẫu thuật.

Nếu người bệnh không cần phẫu thuật nên dùng liều ban đầu là 400mg/ngày, liều duy trì 100-300mg/ngày, khuyến nghị nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả điều trị lâu dài.

  • Người bị giảm kali huyết: Tham khảo liều 25-100mg/ngày

Với trẻ em:

Trẻ em sử dụng thuốc lợi tiểu khi bị phù trong suy tim, cổ trướng do xơ gan hoặc chống tăng huyết áp tham khảo liều dùng sau:

  • Trẻ sơ sinh: uống liều 1 -2mg/kg/ngày, dùng 1 lần hoặc chia 2 lần.
  • 1 tháng đến 12 tuổi: uống 1-3mg/kg/ngày, dùng 1 lần hoặc chia 2 lần.
  • 12-18 tuổi: liều 50-100mg/ngày, uống 1 lần hoặc chia 2 lần.

Liều được điều chỉnh sau 5 ngày.

Với người cao tuổi tham khảo liều ban đầu từ 12,5-50mg/ngày, uống 1-2 lần, nếu cần có thể tăng dần lên đến 25-50mg mỗi 5 ngày. Người bệnh suy thận cần được điều chỉnh liều cụ thể phù hợp với tình trạng bệnh

3. Tác dụng phụ của thuốc Mezathion

Một số tác dụng phụ thường gặp khi người bệnh dùng thuốc Mezathion là:

  • Mệt mỏi, đau đầu, ngủ gà, liệt dương
  • Các vấn đề về nội tiết biểu hiện như to vú đàn ông, chảy sữa nhiều, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, chảy máu sau mãn kinh ở nữ giới
  • Ỉa chảy, buồn nôn,
  • Phát ban đỏ, mề đay
  • Chuột rút, dị cảm
  • Tăng kali huyết, giảm natri huyết

Một số tác dụng phụ khác hiếm gặp hơn ở người bệnh là giảm tiểu cầu, bạch cầu hạt,...

Các tác dụng phụ này nếu quá nghiêm trọng và không thuyên giảm thì người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị và đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn, xử trí kịp thời.

4. Làm gì khi quên liều, quá liều thuốc Mezathion?

Nếu quên liều người bệnh cần uống bổ sung ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian quên đã gần với liều tiếp theo thì có thể bỏ qua uống tiếp liều tiếp theo. Người bệnh không dùng gấp đôi liều Mezathion.

Trường hợp người bệnh quá liều Mezathion có thể có biểu hiện lo lắng lẫn lộn, khó thở, yếu cơ. Người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất cùng với đơn thuốc đang dùng để được xử trí kịp thời bằng cách rửa dạ dày, dùng than hoạt tính, kiểm tra cân bằng điện giải và chức năng thận sau đó.

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Mezathion

  • Người bệnh điều trị suy tim sử dụng Mezathion cần kiểm soát chặt chẽ nồng độ kali trong máu, đồng thời tránh sử dụng các loại chế phẩm có kali, bởi có thể làm tăng kali máu. Mezathion chống chỉ định với người mang thai, không an toàn với người bệnh rối loạn chuyển hóa. Mẹ bầu sử dụng Mezathion có thể gây nhiễm độc cho thai nhi, giảm tưới máu cho nhau thai. Tuy nhiên, người bệnh tim mang thai vẫn có thể dùng thuốc dưới sự theo dõi của bác sĩ điều trị.
  • Thuốc Mezathion có thể sử dụng cho mẹ trong thời kỳ cho con bú, tuy nhiên không nên lạm dụng, việc ngừng thuốc vẫn có thể được bác sĩ cân nhắc.
  • Thuốc Mezathion có thể gây buồn ngủ, mệt mỏi nên người bệnh nên hạn chế, thận trong khi lái xe, hoặc vận hành máy móc.
  • Thuốc Mezathion 25mg được bán theo đơn, cần bảo quản nơi thoáng mát dưới 30 độ. Người bệnh sử dụng thuốc bảo quản tránh xa tầm tay trẻ em.

Với thông tin đầy đủ trên về thuốc Mezathion, hy vọng người bệnh có thể sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, tránh tác dụng phụ.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan