Công dụng thuốc Gespir

Thuốc Gespir có thành phần chính là Furosemide 20mg và Spironolactone 50mg, được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp, thận hư, phù nề, xơ gan cổ chướng,... hiệu quả. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về dòng thuốc Gespir qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Gespir là thuốc gì?

Thuốc Gespir thuộc nhóm thuốc tim mạch, với thành phần chính là Furosemide 20mg và Spironolactone 50mg, cùng với các thành phần tá dược khác như:Lactose, Tinh bột ngô, Cellulose vi tinh thể, Povidone K30, Natri Starch Glycolate, Natri Lauryl Sulfat, Talc, Magnesium Stearat, Hypromellose, Tween 80, Virgin Castor Oil.

Thuốc Gespir được bào chế dưới dạng viên nén bao phim đóng gói theo hộp 3 vỉ x 10 viên, được sản xuất tại General Pharm., Ltd - BĂNG LA ĐÉT.

2. Thuốc Gespir công dụng là gì?

Thuốc Gespir được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Gespir

3.1. Cách dùng

Thuốc Gespir được bào chế dưới dạng viên nén, sử dụng cho đường uống. Sử dụng thuốc vào buổi sáng hoặc trưa, không dùng thuốc buổi tối do tác dụng lợi tiểu của thuốc.

3.2. Liều dùng

Liều dùng thuốc thông thường: Uống 1 - 4 viên/ ngày.

3.2. Xử trí khi quá liều thuốc Gespir

  • Dấu hiệu và triệu chứng quá liều Furosemide chủ yếu là mất nước, mất cân bằng điện giải, giảm thể tích máu, hạ huyết áp, và làm tăng tác động lợi tiểu của nó.
  • Quá liều cấp tính Spironolactone có thể được biểu hiện như buồn ngủ, rối loạn tâm thần, dát sần hay nổi ban đỏ, buồn nôn & nôn mửa hoặc tiêu chảy, chóng mặt.
  • Tăng kali huyết có thể xảy ra, đặc biệt ở những người bệnh suy chức năng thận.
  • Hiện chưa có thuốc giải độc đặc hiệu khi ngộ độc thuốc Gespir. Điều trị quá liều thuốc Gespir bằng phương pháp hỗ trợ bù nước và chất điện giải. Chất điện giải huyết thanh, mức CO2 và áp suất máu nên được theo dõi thường xuyên.
  • Thẩm phân phúc mạc không làm nhanh thêm sự đào thải Furosemide trong thuốc.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Gespir

Thuốc Gespir không được sử dụng trong các trường hợp:

  • Người bệnh mắc suy thận, suy giảm chức năng thận hoặc suy thận cấp, vô niệu, giảm natri máu nặng, tăng kali máu nặng, bệnh Addison’s.
  • Người bệnh quá mẫn, dị ứng với furosemid, spironolacton, các dẫn chất sulfonamid hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ có thai và nuôi con bú.

5. Tương tác thuốc Gespir

Dưới đây là một số tương tác thuốc Gespir với các thuốc khác đã được báo cáo như:

  • Thuốc Cephalothin do thuốc có thể làm tăng độc tính cho thận.
  • Muối lithi do làm tăng nồng độ lithi huyết và có thể gây độc.
  • Thuốc Aminoglycozid do làm tăng độc tính cho tai và thận, nên tránh dùng chung với thuốc này.
  • Thuốc Glycozid tim có thể làm tăng độc tính co cơ thể do hạ K+ máu. Do đó, cần theo dõi kali huyết và điện tâm đồ.
  • Thuốc chống viêm không steroid dùng chung với Gespir làm giảm tác dụng lợi tiểu và chống tăng huyết áp của thuốc.
  • Corticosteroid
  • Các thuốc chữa đái tháo đường do có nguy cơ gây gia tăng glucose huyết, cần theo dõi và điều chỉnh liều phù hợp.
  • Thuốc giãn cơ không khử cực.
  • Thuốc chống đông.
  • Thuốc Cisplatin làm tăng độc tính thính giác, nên tránh kết hợp chung với Gespir.
  • Các thuốc hạ huyết áp: phối hợp chung 2 thuốc này cần điều chỉnh liều do có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp
  • Khi phối hợp thuốc Gespir với thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin, huyết áp có thể giảm nặng.

Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc Gespir điều trị, người bệnh hãy báo cáo những bệnh lý khác đang mắc phải cùng các loại thuốc khác đang sử dụng cho bác sĩ.

6. Thuốc Gespir gây ra những tác dụng phụ nào?

Trong quá trình sử dụng thuốc Gespir, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn đã được báo cáo như:

Thường gặp, ADR > 1/100:

  • Toàn thân: Người uể oải, đau đầu, ngủ gà, liệt dương.
  • Nội tiết: Tăng prolactin, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, chảy máu sau khi mãn kinh, chảy nhiều sữa, to vú đàn ông, liệt dương, rậm lông.
  • Tiêu hóa: Đi ngoài, buồn nôn, đau quặn thắt bụng.
  • Tuần hoàn: Giảm thể tích máu khi sử dụng thuốc Gespir liều cao. Hạ huyết áp thế đứng.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:

  • Da: Ban đỏ, ngoại ban, nổi mày đay.
  • Chuyển hóa: Giảm kali huyết - natri huyết - magnesi huyết - calci huyết, tăng acid uric huyết, nhiễm kiềm do giảm clor huyết.
  • Thần kinh: Chuột rút chân hoặc co thắt cơ, dị cảm.
  • Sinh dục, tiết niệu: Tăng creatinin huyết thanh.
  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn mửa, bụng khó chịu, rối loạn tiêu hóa.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000:

  • Máu: Giảm bạch cầu - tiểu cầu, mất bạch cầu hạt hoặc thiếu máu.
  • Da: Ban da, viêm mạch, dị cảm.
  • Chuyển hóa: Tăng glucose huyết và glucose niệu.
  • Tai: Ù tai, giảm thính lực khi dùng thuốc ở liều cao và có thể hồi phục.

Người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ biết những tác dụng phụ gặp phải khi điều trị với thuốc Gespir để được điều trị kịp thời.

7. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Gespir

Dưới đây là một số lưu ý trước khi sử dụng thuốc Gespir điều trị như sau:

  • Theo dõi định kỳ điện giải trong khi điều trị với thuốc Gespir.
  • Thận trọng sử dụng thuốc Gespir cho người bệnh có tiền sử suy thận, suy gan, mắc bệnh gout, phì đại tuyến tiền liệt, xơ gan hoặc đang sử dụng thuốc lợi tiểu mạnh khác.
  • Ngưng thuốc Gespir khi có tăng kali máu.
  • Thận trọng sử dụng thuốc Gespir cho người bệnh chuẩn bị gây mê/ gây tê.
  • Không sử dụng thuốc Gespir cho phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Thuốc Gespir có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc do làm giảm sự tỉnh táo, do đó nên thận trọng sử dụng.

Thuốc Gespir có thành phần chính là Furosemide 20mg và Spironolactone 50mg, được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp, thận hư, phù nề, xơ gan cổ chướng,... hiệu quả. Thuốc Gespir được sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ, người bệnh không tự ý sử dụng thuốc.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

240 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan