Công dụng thuốc Philiver

Thuốc Philiver với thành phần gồm cao Cardus Marianus, các vitamin nhóm B và Calci, giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý gan. Vậy chỉ định cụ thể của thuốc Philiver là gì và cần lưu ý khi dùng sản phẩm này?

1. Philiver là thuốc gì?

Thuốc Philiver được sản xuất bởi Công ty TNHH Phil Inter Pharma. Thành phần chính của thuốc Philiver là cao Cardus marianus (bao gồm 2 hoạt chất Silymarin và Silybin), một số vitamin (như Vitamin B1, B6, B2...) và Calci. Thuốc Philiver được chỉ định chủ yếu trong quá trình điều trị một số bệnh lý gan mạn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan hoặc nhiễm độc gan.

Thuốc Philiver được bào chế dưới dạng viên nang mềm, đóng gói mỗi hộp 12 vỉ x 5 viên.

Thành phần và hàm lượng các hoạt chất trong thuốc Philiver:

  • Cao Cardus marianus: 200mg;
  • Thiamine (Vitamin B1): 8mg;
  • Pyridoxine (Vitamin B6): 10mg;
  • Riboflavin (Vitamin B2): 8mg;
  • Nicotinamide (một dạng của Vitamin B3): 24mg;
  • Calcium Pantothenate: 16mg.

2. Chỉ định của thuốc Philiver

Sản phẩm Philiver được chỉ định hỗ trợ điều trị cho những trường hợp sau:

3. Liều dùng, cách dùng thuốc Philiver

Thuốc Philiver bào chế dạng viên nang mềm, sử dụng theo đường uống với liều khuyến cáo như sau:

  • Liều thông thường ở người trưởng thành là là mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 1 viên Philiver;
  • Liều dùng thuốc Philiver có thể được điều chỉnh tùy theo một số yếu tố, bao gồm tuổi bệnh nhân và mức độ trầm trọng của các triệu chứng.

Liều dùng khuyến cáo trên của thuốc Philiver chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh đúng chỉ định sử dụng thuốc nên trao đổi với bác sĩ để nhận được liều lượng phù hợp và an toàn nhất.

Các trường hợp dùng quá liều thuốc Philiver nếu xảy ra sẽ không có biện pháp điều trị giải độc đặc hiệu mà đa phần chỉ là gây nôn, rửa dạ dày và điều trị hỗ trợ triệu chứng bất thường đi kèm.

Nếu quên uống một liều thuốc Philiver, người bệnh hãy dùng lại càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần thời điểm dùng liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều thuốc Philiver đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch.

4. Tác dụng phụ của thuốc Philiver

Khi sử dụng thuốc Philiver, bệnh nhân hoàn toàn có nguy cơ mắc phải các tác dụng không mong muốn (hay còn gọi là ADR). Tuy nhiên đa phần các phản ứng có hại của thuốc Philiver rất hiếm khi xảy ra, bao gồm phát ban ngoài da, ngứa da, nổi mày đay hoặc buồn nôn và nôn ói.

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc Philiver, người bệnh cần ngưng sử dụng ngay lập tức, sau đó liên hệ để thông báo cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện gần nhất.

5. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Philiver

Sản phẩm thuốc Philiver chống chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc;
  • Bệnh gan hoặc suy chức năng gan nặng;
  • Bệnh nhân loét dạ dày tiến triển;
  • Có tình trạng xuất huyết động mạch;
  • Hạ huyết áp nặng.

Một số thận trọng khi sử dụng thuốc Philiver:

  • Người bệnh cần sử dụng Philiver theo đúng liều lượng đã được chỉ dẫn;
  • Trẻ em dùng thuốc Philiver phải có sự theo dõi của phụ huynh;
  • Nếu xảy ra các phản ứng dị ứng, người bệnh cần ngừng sử dụng thuốc Philiver ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ;
  • Nếu người bệnh sử dụng thuốc Philiver theo đúng chỉ dẫn nhưng các triệu chứng không được cải thiện thì phải xem xét ngừng điều trị và tham khảo ý kiến bác sĩ;
  • Philiver có chứa phẩm màu vàng số 4 (tartrazine). Nếu bệnh nhân có tiền sử nhạy cảm với thành phần này thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc Philiver;
  • Cần thận trọng khi sử dụng Nicotinamide (có trong thuốc Philiver) với liều cao cho những trường hợp loét dạ dày, bệnh túi mật, tiền sử vàng da hoặc bệnh gan, bệnh gút, viêm khớp do gút và bệnh đái tháo đường;
  • Calci pantothenate có thể kéo dài thời gian chảy máu nên phải sử dụng thuốc Philiver rất thận trọng ở người có bệnh ưa chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu khác;
  • Khả năng lái xe và vận hành máy móc: thuốc Philiver không ảnh hưởng khi dùng cho đối tượng này;
  • Bệnh nhân trong thời kỳ mang thai và cho con bú chỉ nên dùng thuốc Philiver theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

6. Tương tác thuốc của Philiver

Các tương tác thuốc Philiver có thể xảy ra như sau:

  • Thành phần Pyridoxine trong thuốc Philiver làm giảm tác dụng của Levodopa trong điều trị bệnh Parkinson;
  • Pyridoxine trong Philiver có thể làm giảm nhẹ tác dụng phụ trầm cảm ở phụ nữ đang sử dụng thuốc tránh thai dạng uống;
  • Thuốc tránh thai đường uống có thể làm tăng nhu cầu về Pyridoxine của cơ thể;
  • Rượu có thể cản trở hấp thu Riboflavin ở ruột, do đó nên thận trọng khi dùng đồng thời với thuốc Philiver;
  • Probenecid sử dụng cùng Riboflavin sẽ làm giảm hấp thu Riboflavin ở dạ dày ruột;
  • Sử dụng Nicotinamide đồng thời với chất ức chế men khử HMG-CoA có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng tiêu cơ vân (rhabdomyolysis);
  • Sử dụng Nicotinamide đồng thời với thuốc chẹn alpha-adrenergic trong điều trị tăng huyết áp có thể dẫn đến hạ huyết áp quá mức;
  • Chế độ ăn và liều lượng các thuốc uống điều trị đái tháo đường hoặc insulin có thể cần phải điều chỉnh khi sử dụng đồng thời với thuốc Philiver (do tương tác với nicotinamide);
  • Sử dụng Nicotinamide đồng thời với các thuốc có độc tính với gan có thể làm tăng thêm ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng gan;
  • Không nên dùng đồng thời thuốc Philiver (cụ thể là nicotinamide) với Carbamazepin, vì có thể làm tăng nồng độ Carbamazepin trong máu và dẫn đến tăng độc tính;
  • Không dùng Calci pantothenate cùng lúc hoặc trong vòng 12 giờ sau khi dùng Neostigmin hoặc những thuốc tác động tương tự lên hệ thần kinh giao cảm;
  • Không sử dụng Calci pantothenate trong vòng 1 giờ sau khi dùng succinylcholine, vì Calci pantothenate trong thuốc Philiver có thể gây kéo dài tác dụng gây giãn cơ của succinylcholine.

Thuốc Philiver với thành phần gồm cao Cardus Marianus, các vitamin nhóm B và Calci, giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý gan. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần dùng thuốc theo đơn hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

29.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan