Công dụng thuốc Toraxim

Toraxim có tác dụng trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn như viêm tai giữa, viêm xoang hàm trên, bệnh lậu không biến chứng.... Việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị bệnh.

1. Thuốc Toraxim là thuốc gì?

Toraxim thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm. Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha hỗn dịch uống, quy cách đóng gói hộp 1 lọ.

Thuốc Toraxim chứa các thành phần sau:

  • Hoạt chất Cefpodoxime proxetil USP;
  • Tá dược: Sucrose, natri carboxymethyl cellulose 12000 cps, natri benzoat, axit citric, natri citrat, colloidal silicon dioxide, aspartame và bột hương chuối.

Tác dụng kháng khuẩn của hoạt chất Cefpodoxime thông qua sự ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn nhờ sự acyl hóa các enzymes transpeptidase gắn kết màng. Từ đó ngăn ngừa sự liên kết chéo của các chuỗi peptidoglycan cần thiết cho độ mạnh và bền của thành tế bào vi khuẩn.

2. Toraxim có tác dụng gì?

Thuốc Toraxim có công dụng trong điều trị các bệnh lý sau:

3. Liều dùng thuốc Toraxim

Liều thường dùng:

  • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Uống 100 - 400mg cách 12 giờ/ lần;
  • Trẻ em giai đoạn từ 2 tháng -12 tuổi: Uống 10mg/ kg/ ngày, chia làm 2 lần, cách nhau 12 giờ.

Liều khuyến cáo trong điều trị một số bệnh như sau:

  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên:
    • Điều trị đợt kịch phát cấp tính của viêm phế quản mạn hoặc viêm phổi thể nhẹ đến vừa mắc phải cộng đồng: Liều thường dùng là 200mg/ lần, cách 12 giờ/ lần, sử dụng trong 10 hoặc 14 ngày;
    • Viêm họng hoặc viêm amidan do nhiễm Streptococcus pyogenes: Liều 100mg, cách 12 giờ/ lần, điều trị từ 5 - 10 ngày;
    • Nhiễm khuẩn da và các tổ chức da thể nhẹ và vừa chưa biến chứng: Liều Toraxim thường dùng là 400mg/lần, cách 12 giờ/ lần, điều trị từ 7 - 14 ngày;
    • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu nhẹ đến vừa chưa có biến chứng: Liều Toraxim 100mg/lần, cách 12 giờ/ lần, dùng trong 7 ngày;
    • Bệnh lậu chưa biến chứng: Dùng một liều duy nhất 200mg hoặc 400mg Toraxim.
  • Trẻ em từ 2 tháng đến 12 tuổi:
    • Điều trị viêm tai giữa cấp: Dùng liều Toraxim 5mg/ kg cách nhau 12 giờ/ lần, trong 5 ngày;
    • Viêm họng và amidan do tác nhân S. pyogenes: Dùng liều Toraxim 5mg/kg cách 12 giờ/ lần, trong 5 - 10 ngày;
    • Viêm xoang cấp: Dùng liều Toraxim 5mg/kg cách 12giờ/ lần, trong 10 ngày;
    • Bệnh lậu không biến chứng ở trẻ 8 tuổi, cân nặng trên 45kg: Dùng liều duy nhất 400mg;
    • Viêm phổi mắc tại cộng đồng, đợt cấp do viêm phế quản mạn: Dùng liều 200mg cách 12 giờ/ lần, trong 14 ngày và 10 ngày tương ứng;
    • Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: Dùng liều T400mg cách 12 giờ/ lần, trong 7 - 14 ngày;
    • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng: Dùng liều 100mg cách 12giờ/ lần, trong 7 ngày;
  • Liều cho người suy thận:
    • Đối với người bệnh suy thận có độ thanh thải creatinin ít hơn 30ml/phút và không thẩm tách máu thì cho uống liều thường dùng, cách 24 giờ/ lần.

4. Chống chỉ định thuốc Toraxim

Chống chỉ định thuốc Toraxim cho các trường hợp sau:

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Toraxim

  • Trước khi chỉ định dùng thuốc Toraxim, cần phải làm kháng sinh đồ để xác định các vi khuẩn nhạy cảm.
  • Khi xảy ra các triệu chứng của phản ứng quá mẫn như phát ban, sốt, ớn lạnh, tăng bạch cầu ưa eosin, đau khớp, phù nề, phù mạch, hạ huyết áp, hoại tử biểu bì, sốc phản vệ... thì cần phải dừng sử dụng thuốc Toraxim và điều trị hỗ trợ;
  • Trong các trường hợp suy giảm chức năng thận, tổng liều dùng hàng ngày của Toraxim phải giảm xuống tùy theo mức độ thanh thải creatinin;
  • Sử dụng thận trọng cho các bệnh nhân đang dùng đồng thời các thuốc có khả năng gây lợi tiểu.

6. Tác dụng không mong muốn

Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Toraxim bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn;
  • Tiêu chảy, đau bụng;
  • Ban đỏ đa dạng, ngứa, nổi mày đay;
  • Sốt, đau khớp, sốc phản vệ;
  • Rối loạn enzym gan;
  • Vàng da ứ mật có hồi phục;
  • Tăng bạch cầu ưa eosin;
  • Viêm thận kẽ có hồi phục;
  • Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu;
  • Kích động, lú lẫn;
  • Tăng trương lực cơ;
  • Mất ngủ.

Nếu gặp phải những triệu chứng trên bạn cần ngừng sử dụng thuốc Toraxim và thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

7. Tương tác với các thuốc khác

Dùng đồng thời Toraxim với các thuốc sau có thể xảy ra tương tác không mong muốn:

  • Thuốc kháng acid hoặc ức chế H2 sẽ làm giảm sự hấp thu và các mức Cefpodoxim trong huyết tương;
  • Probenecid ức chế sự bài tiết Cefpodoxim;

Bài viết đã cung cấp thông tin Toraxim có tác dụng gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Toraxim. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bảo quản thuốc Toraxim ở nơi khô thoáng, nhiệt độ không quá 30 độ C và tránh xa tầm với của trẻ nhỏ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan