Công dụng thuốc Vietcef 1g

Thuốc Vietcef có hoạt chất chính là Ceftriaxon, một kháng sinh cephalosporin. Thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra.

1. Thuốc Vietcef 1g là thuốc gì?

Thuốc Vietcef có hoạt chất chính là Ceftriaxon, một kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 có hoạt phổ rộng, được sử dụng dưới dạng tiêm truyền. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn nhờ ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Ceftriaxon có tác dụng đối với các vi khuẩn như Acinetobacter calcoaceticus, Enterobacter aerogenes, Escherichia coli, Haemophilus influenzae, Klebsiella pneumoniae, Morganella morganii, Haemophilus parainfluenzae, Klebsiella oxytoca, Neisseria gonorrhoeae, Neisseria meningitidis, Proteus mirabilis, Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Streptococcus nhóm viridans.

2. Công dụng của thuốc Vietcef 1g

Thuốc Vietcef được chỉ định trong điều trị các bệnh lý sau đây:

  • Các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh Ceftriaxon kể cả viêm màng não, nhiễm khuẩn đường tiết niệu (gồm cả viêm thận bể thận), viêm phổi, bệnh lậu, thương hàn, giang mai, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn ổ bụng, nhiễm khuẩn xương khớp và nhiễm khuẩn da.
  • Dự phòng nhiễm khuẩn trong các loại phẫu thuật, nội soi can thiệp như phẫu thuật âm đạo hoặc ổ bụng).

Thuốc Vietcef chống chỉ định ở bệnh nhân mẫn cảm với kháng sinh cephalosporin hoặc có tiền sử phản ứng sốc phản vệ với penicilin.

3. Liều dùng và cách dùng của thuốc Vietcef 1g

Liều dùng:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Khuyến cáo sử dụng 1 - 2 g mỗi ngày.
  • Trẻ em 15 ngày tuổi tới 12 tuổi: Khuyến cáo sử dụng 20 - 80 mg/kg.
  • Trẻ em dưới 14 ngày tuổi: Khuyến cáo sử dụng 20 - 50 mg/kg mỗi ngày.
  • Với bệnh nhân viêm màng não: Có thể sử dụng 100 mg/kg dùng 1 lần mỗi ngày.
  • Bệnh nhân lậu: Có thể tiêm bắp 1 liều duy nhất 500 mg.
  • Dự phòng nhiễm trùng trước phẫu thuật: Khuyến cáo sử dụng 1 - 2 g tiêm 30 - 90 phút trước khi phẫu thuật.

Người bệnh nên dùng thuốc Vietcef đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Cách dùng:

Dung dịch tiêm tĩnh mạch: Hòa tan 0,25 g - 0,5 g thuốc trong 5 ml và 1 g trong 10 ml nước cất vô khuẩn. Sau đó, tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua dây truyền dung dịch, thời gian tiêm từ khoảng 2 - 4 phút. .

Dung dịch tiêm truyền: Hòa tan 2 g bột thuốc trong 40 ml dung dịch tiêm truyền không có calci như glucose 5%, glucose 10%, natri clorid 0,9%. Không dùng dung dịch Ringer lactat hòa tan thuốc để tiêm truyền. Thời gian truyền thuốc Vietcef ít nhất trong 30 phút.

4. Tác dụng phụ của thuốc Vietcef 1g

Bệnh nhân sử dụng thuốc Vietcef có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn bao gồm:

Thường gặp, ADR >1/100

  • Tiêu hóa: Tiêu chảy.
  • Da: Phản ứng trên da, ngứa, nổi ban.

ít gặp, 1/100 > ADR >1/1000

  • Toàn thân: Sốt, viêm tĩnh mạch, phù.
  • Máu: Tăng bạch cầu ái toan, giảm tiểu cầu và giảm bạch cầu.
  • Da: Nổi mày đay.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

  • Toàn thân: Chóng mặt, đau đầu, phản vệ.
  • Máu: Thiếu máu, giảm bạch cầu hạt, rối loạn đông máu.
  • Tiêu hóa: Viêm đại tràng giả mạc.
  • Da: Ban đỏ đa dạng.
  • Tiết niệu - sinh dục: Tiểu tiện ra máu, tăng creatinin huyết thanh.
  • Tăng enzym gan thoáng qua trong khi điều trị
  • Phản ứng khác: Kháng sinh Ceftriaxon có thể đẩy bilirubin ra khỏi albumin huyết thanh, làm tăng nồng độ bilirubin tự do và gây đe dọa nhiễm độc thần kinh trung ương. Vì vậy nên tránh dùng thuốc cho trẻ sơ sinh bị vàng da, nhất là trẻ sơ sinh thiếu tháng. Thuốc Viietcef có thể gây ra phản ứng Coombs dương tính, thử nghiệm galactose - huyết và glucose - niệu có thể dương tính giả do ceftriaxon.

5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Vietcef 1g là gì?

  • Trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc Vietcef , phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với kháng sinh cephalosporin, penicilin hoặc thuốc khác. Lưu ý nguy cơ dị ứng chéo ở những người bệnh dị ứng với penicilin.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Vietcef ở những bệnh nhân suy thận và phải hiệu chỉnh liều lượng phù hợp. Với người bệnh bị suy giảm cả chức năng thận và gan đáng kể, liều thuốc Vietcef không nên vượt quá 2 g/ngày nếu không theo dõi được chặt chẽ nồng độ thuốc trong huyết tương.
  • Bệnh nhân sử dụng thuốc Vietcef có thể gây tăng INR (hiếm gặp), đặc biệt ở những bệnh nhân thiếu dinh dưỡng, điều trị kéo dài, bệnh gan hoặc bệnh thận. Nên theo dõi INR trong khi điều trị nếu bệnh nhân bị suy giảm tổng hợp hoặc dự trữ vitamin K thấp.
  • Bội nhiễm: Dùng kéo dài thuốc Vietcef có thể bị bội nhiễm nấm hoặc vi khuẩn.
  • Thời kỳ mang thai: Kháng sinh Ceftriaxone được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân mang thai để điều trị nhiễm trùng do lậu cầu, bệnh Lyme và có thể được sử dụng trong một số trường hợp nhất định trước khi sinh ngã âm đạo ở những bệnh nhân có nguy cơ cao bị viêm nội tâm mạc
  • Thời kỳ cho con bú: Thuốc Vietcef bài tiết qua sữa ở nồng độ thấp, do đó cần thận trọng khi dùng thuốc cho người đang cho con bú.

6. Tương tác thuốc

Sử dụng thuốc Vietcef với một số thuốc khác có thể gây tương tác, ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và/hoặc gia tăng tác dụng phụ. Bệnh nhân nên thông báo với y bác sĩ tất cả các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang dùng để được tư vấn. Sau đây là một số tương tác cần lưu ý khi sử dụng thuốc Vietcef:

  • Khả năng gây độc với thận của thuốc Vietcef có thể bị tăng bởi gentamicin, colistin, furosemid.
  • Probenecid làm tăng nồng độ của thuốc Vietcef trong huyết tương do giảm độ thanh thải của thận.

Trên đây là những thông tin về công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Vietcef. Đây là loại kháng sinh tiêm truyền cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Cessnari
    Công dụng thuốc Cessnari

    Thuốc Cessnari được sử dụng chủ yếu theo đường tiêm truyền tĩnh mạch nhằm điều trị cho các trường hợp nhiễm trùng do chủng vi khuẩn nhạy cảm. Để thuốc Cessnari phát huy được toàn bộ tác dụng điều trị, ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • cophavixim
    Công dụng thuốc Cophavixim

    Cophavixim thuộc danh mục thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, kháng virus và kháng nấm. Thuốc được bào chế dạng bột uống và có chứa thành phần chính là Cefixim 100mg. Sau đây là một số thông tin ...

    Đọc thêm
  • Philtadol
    Công dụng thuốc Philtadol

    Philtadol là kháng sinh nhóm Cephalosporin, được chỉ định trong các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường sinh dục - tiết niệu,... do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Vậy cơ chế tác dụng, ...

    Đọc thêm
  • saxtel.png
    Công dụng thuốc Saxtel

    Thuốc Saxtel có thành phần chính là Cefotaxime Sodium, thường được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn da và mô mềm, dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật,... Hãy cùng tìm hiểu về công dụng thuốc ...

    Đọc thêm
  • newdaepra
    Công dụng thuốc Newdaepra

    Newdaepra có chứa thành phần chính là hỗn hợp Cefoperazone sodium và Sulbactam sodium. Vậy thuốc Newdaepra có tác dụng gì và cần sử dụng như thế nào cho đúng cách?

    Đọc thêm