Công dụng thuốc Cessnari

Thuốc Cessnari được sử dụng chủ yếu theo đường tiêm truyền tĩnh mạch nhằm điều trị cho các trường hợp nhiễm trùng do chủng vi khuẩn nhạy cảm. Để thuốc Cessnari phát huy được toàn bộ tác dụng điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo mọi hướng dẫn dùng thuốc mà bác sĩ khuyến cáo.

1. Cessnari là thuốc gì?

Cessnari là thuốc kê đơn (ETC) thuộc nhóm chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, kháng nấm và kháng vi rút. Hiện nay, thuốc Cessnari thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm.

Thuốc Cessnari là một sản phẩm của M.S Minimed Laboratories Pvt., Ltd - Ấn Độ, được bào chế dưới dạng bột pha tiêm và đóng gói theo quy cách hộp gồm 1 lọ kèm 1 ống pha tiêm 10ml. Thành phần hoạt chất chính có tác dụng diệt khuẩn trong thuốc Cessnari là Ceftriaxone (dạng Ceftriaxone Natri) với hàm lượng 1g.

Tác dụng diệt khuẩn của hoạt chất Ceftriaxone là nhờ vào khả năng ức chế sự tổng hợp vách vi khuẩn. Theo thử nghiệm cho thấy, Ceftriaxone có tác dụng chống phổ rộng cả vi sinh vật Gram âm và Gram dương. Dưới đây là những chủng vi khuẩn mà Ceftriaxone có thể chống lại:

  • Gram dương ưa khí: Phế cầu, tụ cầu vàng, liên cầu nhóm A, liên cầu nhóm B, Staphylococcus epidermidis, Streptococcus bovis và Streptococcus viridans.
  • Khuẩn kỵ khí: Clostridium spp. (ngoại trừ C. difficile), Bacteroides spp., Peptococcus spp., Fusobacterium Spp. (ngoại trừ F. varium và F. mortiferum), Pepto-streptococcus spp.

2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Cessnari

2.1 Chỉ định sử dụng thuốc Cessnari

Thuốc Cessnari thường được bác sĩ kê đơn sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy cảm sau:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp, ví dụ như viêm phế quản hoặc viêm phổi.
  • Nhiễm trùng tai – mũi – họng.
  • Nhiễm trùng thận và đường tiết niệu sinh dục.
  • Nhiễm trùng huyết.
  • Viêm màng não mủ.
  • Dự phòng tình trạng nhiễm trước, trong và hậu phẫu thuật.
  • Nhiễm trùng xương – khớp, mô mềm, da hoặc vết thương.
  • Viêm túi mật, viêm phúc mạc, viêm dạ dày – ruột, viêm đường mật.
  • Nhiễm trùng đường tiêu hoá.
  • Nhiễm trùng đường sinh dục, chẳng hạn như bệnh lậu.
  • Nhiễm trùng ở người bị suy giảm hệ miễn dịch.

2.2 Chống chỉ định sử dụng thuốc Cessnari

Không nên sử dụng thuốc Cessnari cho các đối tượng bệnh nhân dưới đây:

  • Người bị mẫn cảm hoặc dị ứng với nhóm Penicillin, Cephalosporin hoặc các thuốc gây tê tại chỗ (ví dụ Lidocaine).
  • Bệnh nhân đang dùng các chế phẩm chứa canxi.

3. Nên dùng thuốc Cessnari như thế nào và liều lượng bao nhiêu?

3.1 Hướng dẫn dùng thuốc Cessnari đúng cách

Thuốc Cessnari được bào chế dưới dạng bột pha tiêm và thường được sử dụng bằng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trước và trong quá trình điều trị bằng thuốc Cessnari, bệnh nhân cần đảm bảo thực hiện theo mọi chỉ định mà bác sĩ khuyến cáo. Tránh tự ý tiêm tĩnh mạch, điều chỉnh liều hoặc ngừng dùng thuốc Cessnari đột ngột khi chưa được bác sĩ chấp thuận.

3.2 Liều lượng sử dụng thuốc Cessnari

Dưới đây là liều dùng thuốc Cessnari điều trị các bệnh nhiễm trùng do chủng vi khuẩn nhạy cảm theo khuyến cáo của bác sĩ:

*Liều cho trẻ > 12 tuổi và người lớn: Dùng liều Cessnari từ 1 – 2g / lần / ngày theo đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Tổng liều thuốc dùng hằng ngày có thể tăng đến 4g tuỳ vào mức độ nhiễm trùng và chủng nhạy cảm gây bệnh.

*Liều cho trẻ sơ sinh dưới 14 ngày tuổi: Liều dùng Cessnari thông thường là từ 25 – 50mg / kg thể trọng / lần / ngày. Tổng liều thuốc hằng ngày cho trẻ độ tuổi này không nên vượt quá 50mg / kg thể trọng. Ngoài ra, không cần phải điều chỉnh liều Cessnari cho trẻ sinh non.

*Liều cho trẻ từ 15 ngày tuổi – 12 tuổi: Dùng liều từ 20 – 80mg / kg thể trọng / ngày. Đối với trẻ trên 50kg có thể dùng liều Cessnari như người lớn. Nên tiêm tĩnh mạch chậm ít nhất 30 phút cho trẻ nếu dùng liều trên 50mg / kg thể trọng.

*Liều điều trị viêm màng não: Đối với trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc bệnh viêm màng não do vi khuẩn gây ra có thể dùng liều Cessnari khởi đầu là 100mg / kg thể trọng / lần / ngày. Tổng liều thuốc Cessnari điều trị viêm màng não không được phép vượt quá 4g. Ngay sau khi xác định được chủng vi khuẩn gây ra viêm màng não cũng như độ nhạy của vi khuẩn, bác sĩ có thể giảm liều thuốc Cessnari sao cho phù hợp với bệnh nhi. Hiệu quả điều trị đối với từng chủng vi khuẩn sẽ cụ thể như sau: Haemophilus influenzae (6 ngày), Neisseria meningitidis (4 ngày) và Streptococcus Pneumococcal (7 ngày).

*Liều điều trị bệnh lậu: Đối với những bệnh nhân mắc bệnh lậu do chủng vi khuẩn nhạy cảm và đề kháng Penicillin gây ra có thể dùng liều duy nhất thuốc Cessnari 250mg theo đường tiêm bắp.

*Liều dự phòng nhiễm trùng trước, trong và hậu phẫu thuật: Để ngăn ngừa nguy cơ xảy ra nhiễm trùng hậu phẫu, bệnh nhân sẽ được tiêm một liều thuốc Cessnari từ 1 – 2g trước khi mổ khoảng 30 – 90 phút. Đối với bệnh nhân thực hiện phẫu thuật ruột – trực tràng có thể sử dụng Cessnari kết hợp với 5-nitroimidazole (chẳng hạn như Ornidazole). Nên tiêm thuốc riêng lẻ nhau bởi 2 chất này có phản ứng hiệp đồng giúp tăng tác dụng chống nhiễm trùng hậu phẫu thuật.

*Liều cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan / thận:

Đối với những bệnh nhân bị rối loạn chức năng thận nhưng chức năng gan không bị ảnh hưởng thì không cần phải thay đổi liều thuốc Cessnari. Tuy nhiên, nếu bị suy thận giai đoạn cuối và có mức thanh thải creatinin 10ml / phút, tốt nhất bệnh nhân cần giảm liều và không được dùng thuốc vượt quá 2g / ngày.

Đối với những bệnh nhân bị suy gan nhưng chức năng thận vẫn hoạt động bình thường cũng không cần phải thay đổi liều thuốc. Trong trường hợp người bệnh vừa bị suy thận nặng và kèm theo suy gan thì nên dùng thuốc thận trọng, đồng thời phải theo dõi thường xuyên nồng độ của thuốc trong huyết tương.

*Liều cho bệnh nhân thẩm tách máu: Sau khi thực hiện thẩm tách máu không cần bổ sung liều thuốc Cessnari. Tuy vậy, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ nồng độ thuốc trong huyết tương nhằm điều chỉnh liều dùng phù hợp bởi tốc độ đào thải thuốc ở đối tượng này đã bị suy giảm nhiều.

4. Thuốc Cessnari gây ra các tác dụng phụ gì?

Dưới đây là một số tác dụng phụ mà bệnh nhân có thể gặp phải trong quá trình điều trị nhiễm trùng bằng thuốc Cessnari:

  • Vàng da.
  • Suy thận cấp.
  • Tăng men gan.
  • Viêm phổi kẽ.
  • Sốc.
  • Viêm đại tràng nặng.
  • Viêm đại tràng giả mạc.
  • Tiêu chảy, phân lỏng, viêm miệng hoặc viêm lưỡi.
  • Buồn nôn, ói mửa.
  • Ngoại ban, viêm da dị ứng, phù, ngứa đỏ, ban đa dạng hoặc nổi mày đay.
  • Tăng bạch cầu ưa Eosin, giảm bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan huyết.
  • Chóng mặt hoặc ớn lạnh.
  • Sỏi túi mật.
  • Tăng creatinine huyết.
  • Thiểu niệu, nhiễm nấm đường sinh dục.
  • Rối loạn đông máu.
  • Viêm tĩnh mạch sau khi tiêm Cessnari.

Thông thường, các tác dụng phụ ngoài ý muốn này có thể mất đi sau khi bệnh nhân ngưng sử dụng thuốc Cessnari. Nếu xảy ra các phản ứng phụ hiếm gặp chưa được đề cập ở trên, bệnh nhân cần thông báo ngay cho người phụ trách y khoa để có biện pháp xử trí.

5. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc Cessnari

Trước và trong suốt thời gian điều trị nhiễm trùng bằng thuốc Cessnari, bệnh nhân cần lưu ý những thông tin quan trọng sau nhằm đảm bảo an toàn và sớm đẩy lùi bệnh:

  • Cần phải dùng ngay sau khi pha dung dịch Cessnari.
  • Dung dịch Cessnari đã pha có thể giữ chất lượng trong vòng 6 giờ ở nhiệt độ phòng hoặc khoảng 24 giờ ở nhiệt độ 5 độ C.
  • Dung dịch thuốc Cessnari pha xong thường có màu vàng nhạt đến vàng đậm, tuỳ thuộc vào nồng độ thuốc pha. Đặc tính này của thuốc không gây ảnh hưởng đến tác dụng chống nhiễm trùng và khả năng dung nạp thuốc.
  • Cần kiểm tra độ nhạy cảm vi khuẩn của thuốc Cessnari trước khi sử dụng và nên dùng trong thời gian ngắn nhất nhằm ngăn ngừa nguy cơ vi khuẩn đề kháng thuốc.
  • Nên cho bệnh nhân thực hiện thử nghiệm trên da trước khi tiêm Cessnari nhằm dự đoán nguy cơ sốc thuốc.
  • Khi tiêm truyền lượng lớn thuốc Cessnari, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như viêm tĩnh mạch huyết khối, đau mạch, buồn nôn, ói mửa hoặc đỏ tại vị trí tiêm. Để tránh các phản ứng này, khi tiêm thuốc Cessnari cần tiêm thật chậm.
  • Những bệnh nhân bị suy thận nặng, phụ nữ đang mang thai, bà mẹ nuôi con bú và người có tiền sử dị ứng các thuốc cần thận trọng khi sử dụng Cessnari. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi điều trị với Cessnari.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

49 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Dị tật nang tuyến bẩm sinh
    Dị tật phổi tuyến nang bẩm sinh có nguy hiểm không?

    Lúc mang bầu, con em bị bệnh phổi tuyến nang. Đến tuần 36, em siêu âm không phát hiện ra nữa. Hiện tại, em sinh bé được 13 ngày, bé vẫn ăn ngủ bình thường. Vậy bác sĩ cho em ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Lykaspetin
    Công dụng thuốc Lykaspetin

    Thuốc Lykaspetin có thành phần chính là Imipenem và Cilastatin, được chỉ định điều trị bệnh nhiễm trùng như: Nhiễm trùng ổ bụng, đường hô hấp, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng da,... Dưới đây là một số thông tin hữu ...

    Đọc thêm
  • Kephazon
    Công dụng thuốc Kephazon

    Thuốc Kephazon có thành phần chính Cefoperazone. Đây là thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả như: nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng da và mô mềm, nhiễm trùng huyết, viêm màng não,... Dưới đây là một ...

    Đọc thêm
  • fasdizone
    Công dụng thuốc Fasdizone

    Thuốc Fasdizone thuốc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm... Vậy công dụng thuốc Fasdizone là gì và thuốc được dùng cho những đối tượng bệnh nhân nào? Việc nắm rõ thông tin về ...

    Đọc thêm
  • Oralzicin
    Công dụng thuốc Oralzicin

    Azithromycin là một kháng sinh thuộc nhóm Macrolid. Kháng sinh này có trong nhiều sản phẩm thương mại khác nhau, trong đó có thuốc Oralzicin 500mg. Vậy thuốc Oralzicin công dụng và được chỉ định như thế nào?

    Đọc thêm