Nhịp tim 110 nhịp/phút, huyết áp 148 mmHg có nguy cơ mắc bệnh gì và nên sinh hoạt thế nào?

Nhịp tim nhanh 110 nhịp/phút hoặc nhanh hơn khi cơ thể đang ở trạng thái nghỉ ngơi và không bị ảnh hưởng bởi tình trạng tâm lý có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tim mạch. Vậy mọi người cần phải làm gì trong tình huống này và kiểm soát nhịp tim hiệu quả bằng cách nào?

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Được giải đáp bởi Bác sĩ Lê Đức Hiệp - Bác sĩ Nội và Can thiệp Tim mạch - Trung Tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City

1. Nhịp tim 110 nhịp/phút có phải là chỉ số bình thường?

1.1 Nhịp tim bình thường

Nhịp tim của một người bình thường thường dao động trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Chuyên gia cho rằng một trái tim khỏe mạnh thường duy trì một nhịp đập ổn định trong khoảng từ 60 đến 80 nhịp mỗi phút. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khi một số người có nhịp tim chậm hơn hoặc nhanh hơn một cách tự nhiên.

Khi người ta già đi, thường có sự thay đổi trong nhịp tim, và điều này có thể là dấu hiệu của sự biến đổi trong tình trạng sức khỏe của họ.

1.2 Nhịp tim 110 nhịp/phút có nguy hiểm không?

Nếu bạn đang nghỉ ngơi nhưng lại xuất hiện tình trạng nhịp tim nhanh 110 lần mỗi phút và không bị ảnh hưởng bởi tình trạng tâm lý, thì đây được coi là một nhịp tim nhanh hơn so với mức bình thường. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhịp tim nhanh hơn bình thường chỉ là một triệu chứng và có thể là tình trạng bình thường hoặc cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý.

Nhịp tim nhanh 110 nhịp mỗi phút có thể là tình trạng bình thường, cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý tim mạch
Nhịp tim nhanh 110 nhịp mỗi phút có thể là tình trạng bình thường, cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý tim mạch

Khi nhịp tim nhanh 110 nhịp/phút, bạn có nguy cơ mắc rối loạn nhịp nhanh (một tình trạng nhịp tim không còn đập theo sự kiểm soát của nút xoang).

Trong trường hợp nhịp tim nhanh 110 nhịp/phút, tình trạng huyết áp của bệnh nhân có thể có biến đổi, phải đặc biệt lưu ý khi:

  • Huyết áp thấp, nhịp tim nhanh: có thể khi huyết áp giảm đáng kể, cơ thể trải qua tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng, dẫn đến việc trái tim và phổi phải làm việc càng chăm chỉ hơn để bù đắp sự khan hiếm của oxy, và kết quả là có thể gây ra tình trạng nhịp tim tăng và hô hấp nhanh, cùng với tình trạng khó thở.
  • Huyết áp cao, nhịp tim nhanh: trong một số trường hợp, nhịp tim nhanh và tăng huyết áp có thể dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như: hở van tim, bệnh tim bẩm sinh...

2. Cần phải làm gì khi nhịp tim nhanh 110 nhịp/phút?

Trong trường hợp nhịp tim nhanh bạn nên chú ý một vài vấn đề như:

● Hãy đi khám và tư vấn chuyên khoa tim mạch để có câu trả lời chính xác về vấn đề tim mạch mà bạn mắc phải.

● Nếu nhịp tim nhanh đi kèm với tình trạng tăng huyết áp, mọi người (kể cả người trẻ) cần thiết phải làm thêm các thăm dò để sàng lọc tìm nguyên nhân.

Nên đi khám sức khỏe tim mạch khi tình trạng nhịp tim nhanh 110 nhịp mỗi phút kéo dài
Nên đi khám sức khỏe tim mạch khi tình trạng nhịp tim nhanh 110 nhịp mỗi phút kéo dài

3. Cách phòng ngừa kiểm soát nhịp tim ở mức ổn định

Xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn giàu dinh dưỡng và hạn chế các chất gây hại cho tim mạch là cách để phòng ngừa hầu hết các bệnh về tim mạch, trong đó có nhịp tim nhanh:

● Không hút thuốc lá và lam dụng bia rượu, chất kích thích.

● Xây dựng chế độ tập luyện và thực hiện theo đúng kế hoạch đã đặt ra.

● Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm chứa nhiều Omega-3, các vitamin và khoáng chất.

● Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều muối và chất béo không lành mạnh và kiểm soát cân nặng ở mức vừa phải, không bị béo phì thừa cân.

Chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây sẽ góp phần phòng ngừa tình trạng nhịp tim nhanh
Chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây sẽ góp phần phòng ngừa tình trạng nhịp tim nhanh
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • amlibon 5mg
    Công dụng thuốc Amlibon 5mg

    Thuốc Amlibon 5mg có thành phần chính là Amlodipin dùng để điều trị cao huyết áp, đau thắt ngực. Amlodipine được dung nạp tốt ở những bệnh nhân đau thắt ngực và thường chỉ gặp phải tác dụng phụ ở ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • fatedia
    Công dụng thuốc Fatedia

    Fatedia là biệt dược của Losartan, thuốc thường được dùng đơn độc hoặc kết hợp để điều trị bệnh lý tăng huyết áp. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc này cho một số tình trạng ...

    Đọc thêm
  • Mibedatril 10
    Công dụng thuốc Mibedatril 10

    Mibedatril 10 thuộc nhóm thuốc tim mạch, thường được sử dụng trong điều trị bệnh tăng huyết áp, tăng huyết áp nhu mô thận. Mibedatril 10 được bào chế dưới dạng viên nén với hoạt chất chính là Imidapril. Liều ...

    Đọc thêm
  • Aldoril
    Công dụng thuốc Aldoril

    Tăng huyết áp là bệnh lý vô cùng phổ biến hiện nay, phác đồ điều trị thường ưu tiên kết hợp các loại thuốc để tăng khả năng kiểm soát huyết áp. Một sản phẩm kết hợp giữa 2 nhóm ...

    Đọc thêm
  • Vycadil 3.125
    Công dụng thuốc Vycadil 3.125

    Vycadil 3.125 là thuốc được chỉ định sử dụng trong điều trị cao huyết áp vô căn, các cơn đau thắt ngực hoặc suy tim sung huyết. Để hiểu rõ hơn về thuốc Vycadil 3.125, mời bạn đọc tham khảo ...

    Đọc thêm