Đau kèm nổi hạch dưới góc hàm là bệnh gì?

Nam giới sưng, đau nhức một bên quai hàm nguyên nhân là gì?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Cháu bị đau quai hàm và bị nổi hạch dưới góc hàm hạch hơi vướng quai hàm, thi thoảng hơi đau. Bác sĩ cho cháu hỏi đau kèm nổi hạch dưới góc hàm là bệnh gì? Cháu cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Tùng Lâm (2004)

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ Võ Hà Băng Sương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Đau kèm nổi hạch dưới góc hàm là bệnh gì?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Nguyên nhân làm hạch ở dưới hàm sưng:

  • Nhiễm trùng: Hạch nổi dưới hàm là một trong những vùng nổi hạch phổ biến nhất (bên cạnh nổi hạch ở cổ, nách,...). Tình trạng này phần lớn báo hiệu có tình trạng nhiễm trùng xung quanh đó. Ví dụ như: Nhiễm trùng hoặc áp xe răng, viêm họng do vi khuẩn hoặc virus, viêm họng hạt,....Vị trí nổi hạch thường liên quan đến vùng bị nhiễm trùng gần đó. Ví dụ, nhiễm trùng ở tai có thể gây nổi hạch gần tai. Người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm họng hạt có thể nổi hạch dưới hàm hoặc ở cổ. Thông thường, hạch nổi lên có thể do một người bị đang bị nhiễm trùng tạm thời.
  • Một số trường hợp hạch nổi do các bệnh lý toàn thân, hoặc bệnh ác tính, lao,... Trong trường hợp này bệnh nhân thường có các triệu chứng toàn thân khác kèm theo như sốt dai dẳng, đổ mồ hôi, sụt cân,...

Bạn đang có tình trạng đau tại chỗ là góc hàm gợi ý viêm nhiễm tại chỗ làm sưng hạch tại chỗ, hoặc hạch viêm gây đau. Tốt nhất, bạn cần đến cơ sở y tế kiểm tra khi thấy hạch xuất hiện dưới hàm và tình trạng này kéo dài hơn 3 tuần; hoặc xảy ra cùng với các triệu chứng báo động khác như đổ mồ hôi đêm, sụt cân nhiều,... Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nổi hạch sẽ có điều trị khác nhau. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ xác định chính xác tình trạng mà bạn gặp phải, từ đó có cách điều trị thích hợp.

Nếu bạn còn thắc mắc về nổi hạch dưới góc hàm, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • nexcix
    Công dụng thuốc Nexcix

    Thuốc Nexcix được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với thành phần gồm Spiramycin và Metronidazol. Thuốc được sử dụng để điều trị các tình trạng nhiễm trùng răng miệng.

    Đọc thêm
  • Rodazol
    Công dụng thuốc Rodazol

    Thuốc Rodazol với thành phần chính là Spiramycin có tác dụng điều trị các nhiễm trùng về răng miệng cấp và mạn tính hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc như: Thuốc ...

    Đọc thêm
  • Bantako
    Công dụng thuốc Bantako

    Thuốc Bantako thuộc nhóm kháng sinh Macrolid, chứa thành phần chính là Spiramycin, hàm lượng 750000IU, bào chế dạng viên nén bao phim, đóng gói mỗi vỉ 10 viên. Thuốc hiệu quả trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn răng ...

    Đọc thêm
  • dopharogyl
    Công dụng thuốc Dopharogyl

    Thuốc Dopharogyl là thuốc gì? Dopharogyl có thành phần chính bao gồm Spiramycin và Metronidazole, thuộc nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn ở răng miệng. Tìm hiểu các thông ...

    Đọc thêm
  • uống thuốc kháng sinh có làm tăng đường huyết
    Công dụng thuốc Trafagyl

    Trafagyl là một loại kháng sinh phối hợp thường được chỉ định trong các bệnh lý nhiễm khuẩn vùng răng hàm mặt. Vậy cách sử dụng, công dụng và các lưu ý khi dùng thuốc là gì?

    Đọc thêm