Hướng dẫn cách nấu bột cho bé

Trẻ ăn dặm là một dấu mốc quan trọng trong quá trình tiếp nhận đồ ăn khi đến 6 tháng tuổi. Nấu bột cho bé đòi hỏi người mẹ phải nắm rõ nhiều nguyên tắc để đảm bảo an toàn cho đường ruột non yếu của con. Do đó, khi bé bước vào độ tuổi ăn dặm, người mẹ cần được trang bị đầy đủ kiến thức để món ăn vừa ngon vừa bổ.

1. Những điều bạn cần biết khi trẻ bắt đầu ăn dặm

Khi bé bước vào giai đoạn tập ăn dặm, lựa chọn loại bột phù hợp có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên sự chú ý của cha mẹ cần được đặt lên hàng đầu. Khi bé bước sang tháng thứ 8 mọi thích nghi với thức ăn đã hoàn thiện hơn. Lúc này, bé có thể ăn xen kẽ các loại bột có gia vị đậm đà hơn một chút.

Bột ăn dặm ngọt sẽ không sử dụng bột ngọt như gia vị người lớn. Do cơ thể bé non nớt các loại gia vị của người lớn không thích hợp với trẻ. Do vậy, vị ngọt trong đồ ăn của trẻ thường dùng sữa đạm hoặc nước rau củ. Đây là một nguyên liệu tạo vị ngọt tự nhiên và dinh dưỡng cho bé.

Trong khi đó, đạm động vật cũng là thành phần tạo nên vị ngọt béo cho bột ăn dặm. Vì vậy thịt , cá, nước hầm xương... đều có thể được sử dụng để làm gia vị làm bột ăn dặm ngọt cho bé.

2. Cách nấu bột ăn dặm cho trẻ ăn sớm trước 6 tháng

Thông thường 6 tháng đầu các bé được khuyên là sử dụng sữa mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên một số bé bỏ bú thì việc cho trẻ ăn dặm sớm sẽ giúp bé không bị thiếu hụt dinh dưỡng. Tuy rằng ăn dặm sớm không tốt nhưng đó là một giải pháp cho trẻ khi lượng sữa bé bú không đủ đáp ứng.

Bột ăn dặm được làm từ chuối

Chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng như kali, chất xơ, magie, carbs cùng vitamin và một số khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần. Đặc biệt là đối với sự phát triển trí não của trẻ thì chuối có giá trị dinh dưỡng không hề nhỏ. Đồng thời bé ăn chuối cũng tốt cho tiêu hóa, tránh táo bón đồng thời có tác dụng với xương khớp và hệ tuần hoàn.

Để làm bột ăn dặm từ chuối khá đơn giản. Bạn chỉ cần nghiền nát chuối sau đó trộn thêm một ít sữa vào. Món ăn này khá dễ làm và tiện lợi. Tùy vào khả năng nhai nuốt, có thể điều chỉnh lượng sữa.

Bột ăn dặm từ bơ

Trái bơ được dùng cho ăn kiêng và làm đẹp khá phổ biến. Đối với trẻ ăn dặm, trái bơ là thực phẩm giàu dinh dưỡng mà cơ thể bé cần. Đây là loại quả mềm dễ nghiền và tốt cho bé.

Chỉ cần cắt bỏ vỏ lọc phần thịt trái bơ. Sau khi lấy thịt của quả bơ có thể nghiền nát hoặc dùng máy xay sinh tố để làm nhuyễn. Bơ sau khi nghiền nhuyễn đem trộn cùng sữa mẹ và chút nước lọc. Pha trộn đến khi hỗn hợp trở nên sánh và mịn như bột là có thể cho bé dùng.

Bột ăn dặm từ khoai lang

Cho trẻ ăn dặm khoai lang sẽ bổ sung nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ. Đặc biệt trẻ ăn khoai lang sẽ no lâu hơi và được đẩy mạnh sức khỏe hệ tiêu hóa. Đầu tiên khoai cần được hấp chín để nguội.

Khoai chín có thể nghiền mịn hoặc xay nhuyễn. Sau đó dùng nước sôi để trộn sữa mẹ rồi trộn cùng khoai lang. Đem hỗn hợp đun lửa nhỏ rồi khuấy đều để bột mịn. Khi bé ăn cần lưu ý ăn còn ấm. Có thể bỏ thêm một chút dầu oliu để món ăn thêm ngon và bổ dưỡng.

Bột ăn dặm từ cà rốt

Cà rốt chứa vitamin A cùng nhiều dinh dưỡng mà cơ thể mỗi bé cần như vitamin A. Rau củ này có vị thơm mềm và bổ sung chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể.

Để làm bột ăn dặm cà rốt, đầu tiên cần làm sạch loại bỏ vỏ cà rốt sau đó hấp cách thủy cho chín mềm. Cà rốt xay nhuyễn hòa với sữa mẹ hoặc sữa công thức thành hỗn hợp bột. Sau đó để ấm và cho bé ăn.

Nấu bột cho bé
Nấu bột ăn dặm cho bé từ cà rốt là lựa chọn tuyệt vời

3. Nấu bột ăn dặm cho bé đến tuổi tập ăn thức ăn

Với bé từ 7 tháng tuổi đã nhận đủ dinh dưỡng sữa mẹ theo khuyến nghị của bác sĩ thì việc ăn dặm sẽ được khuyến khích hơn là ăn sớm. 7 - 9 tháng là giai đoạn bé được tập tành ăn các loại rau củ nhuyễn và có thể ăn một chút thịt. Tuy nhiên sự kết hợp giữa các thực phẩm cần đảm bảo hàm lượng vừa phải để bé có khả năng hấp thụ tối đa. Lúc này các gia vị mặn hơn chút có thể được dùng dần cho bé thích nghi.

Bí ngô làm bột ăn dặm

Bột gạo, bí ngô, dầu oliu và sữa mẹ là một trong những nguyên liệu chính để làm món bột ăn dặm cho bé. Bí đỏ cần được hấp chín và xay nguyễn. Bột gạo thì đun sôi trong nước để được sánh mịn. Sau đó đem bột gạo trộn cùng bí ngô xay nhuyễn khuấy đều.

Khi bột chín cần để nguội và cho thêm sữa cùng dầu oliu trước khi cho bé ăn. nếu bé đã ăn được một thời gian thì có thể cho thêm gia vị vào bột.

Cải bó xôi và khoai mỡ dùng để nấu bột cho bé

Cải bó xôi có nhiều dinh dưỡng cho bé. Khi bé sử dụng thực phẩm này sẽ được bù đắp một lượng dinh dưỡng lớn. Thêm vào đó vị ngọt béo của khoai mỡ sẽ thu hút vị giác của trẻ.

Cải bó xôi và khoai mỡ cần được làm sạch rồi hấp cách thủy đến khi chín mềm. Sau đó chờ hỗn hợp rau nguội vợi thì đem xay nhuyễn hỗn hợp. Hỗn hợp này đem trộn vào sữa và nguấy đề tạo độ sánh rồi cho bé ăn.

Bột cho bé kết hợp bơ và chuối

Bột ăn dặm bơ chuối được làm giống như dành cho bé ăn dặm sớm. Chỉ cần nghiền nát phần thịt quả bơ và chuối. Sau đó khuấy đồi hỗn hợp mịn với sữa cho bé ăn theo tỉ lệ 1: 1. Có thể giảm lượng sữa khi khả năng ăn nhai của trẻ phát triển.

Bột ăn dặm rau củ cho bé

Rau củ có giá trị dinh dưỡng xanh và cần thiết cho trẻ. Vì vậy, trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ nên bổ sung rau củ đầy đủ. Đặc biệt là khoai tây, cà rốt và ngô ngọt. Những loại củ quả này được dùng như gia vị ngọt giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Đồng thời có thể nấu bột gạo bằng nước rau củ này cho bé ăn. Bột sẽ có vị ngọt cuốn hút vị giác. Có thể nghiền mịn rau củ ăn chung bột gạo cho bé khá hiệu quả.

Bột ăn dặm cho bé từ trái đu đủ và quả lê

Hoa quả chứa nhiều vitamin khoáng chất cùng chất xơ cho trẻ. Chỉ cần đem củ quả hầm cách thủy cho mềm rồi xay nhuyễn. Sau đó đem trộn chung các loại củ quả nêm nếm vừa ăn với khẩu vị bé.

4. Thời điểm nấu bột cho trẻ có thể bỏ thêm bột ngọt

Trẻ mới ăn dặm không khuyến khích dùng bột mặn. Do vậy khi mới đầu trẻ nên ăn ngọt rồi từ từ tăng vị mặn lên cho phù hợp. Bột ngọt sẽ khiến trẻ ăn ngon hơn khi tập ăn dặm. Do vậy trong 2 - 4 tuần đầu sẽ không cho bé ăn gia vị. Sau khi được 1 tháng thì bắt đầu tập ăn mặn hơn.

Nấu bột cho bé
Khi nấu bột ăn dặm cho bé, mẹ không nên cho bé ăn gia vị trong 2-4 tuần đầu

Để đảm bảo an toàn cho trẻ, cần phải lưu ý chọn nguyên liệu tươi ngon. Thực phẩm chế biến không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng món ăn khi nếu cho trẻ. Các loại rau quả có tính nhiệt không nên cho trẻ dùng. Để tránh táo bón, cần cho trẻ ăn đồ ăn mát thanh nhiệt.

Những ngày đầu tập ăn dặm, trẻ nên ăn từ từ. Nếu ép bé ăn sẽ dẫn đến tâm lý sợ hãi. Do vậy không nên ép trẻ ăn. Đặc biệt là dị ứng thực phẩm ở trẻ nhỏ cũng cần được chú ý. Những món ăn bé bị dị ứng cần chú ý không cho trẻ ăn. Ngoài ra, để trẻ ăn ngon miệng hơn thì nên cho bé ăn theo phương pháp bé chỉ huy.

Giai đoạn trẻ ăn dặm là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Do vậy, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Đừng quên thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan