Đề phòng bé bị táo bón khi ăn dặm

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Huy Toàn - Bác sĩ Nhi - Sơ Sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Cách tốt nhất để phòng tránh việc bé bị táo bón khi ăn dặm là xây dựng cho bé chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh, uống nhiều nước và tập cho bé thói quen vệ sinh hợp lý. Điều này đòi hỏi phụ huynh cần có sự chuẩn bị đầy đủ về kiến thức dinh dưỡng sơ sinh.

1. Hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh

Táo bón là hiện tượng đi ngoài gặp khó khăn và cần nhiều sức lực hơn. Phân của bé có tính cứng, khô, khiến bé đau khi đi ngoài. Điều này xảy khi khi cơ thể thiếu nước, ruột sẽ tự động hấp thụ nước từ thức ăn nhiều hơn, do đó khiến phân (chất thải ra ngoài) khô lại, cứng hơn so với ngày thường.

Thông thường, trẻ em có thói quen đi tiêu 2 – 3 lần mỗi ngày. Nếu như thói quen này bỗng nhiên không duy trì, có khả năng lớn trẻ đã bị táo bón. Nếu như táo bón kéo dài, trẻ sẽ dễ bị són phân.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh khá đa dạng, tập trung vào chế độ ăn và sinh hoạt hàng ngày, bao gồm:

Một số thực phẩm giàu chất đạm và chất béo cho bà bầu
Không nên cho trẻ ăn thức ăn chứa nhiều chất béo

1.1. Chế độ ăn uống

Bé bị táo bón khi chế độ ăn quá giàu chất béo, chất đạm nhưng ít chất xơ. Ngoài ra, vì nguyên nhân nào đó, nếu bé không uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày cũng có thể gây ra chứng táo bón, đi ngoài khó.

  • Tình trạng này cũng thường gặp ở những trẻ sơ sinh có sự thay đổi bất ngờ về chế độ ăn uống, ví dụ, chuyển từ sữa mẹ sang sữa bột/sữa công thức, hoặc khi trẻ bắt đầu ăn dặm,...

Một lý do khác là do sữa không được pha theo đúng tỷ lệ nước : sữa. Nếu như bạn pha ít nước, trẻ cũng dễ bị táo bón. Đối với mẹ, nếu mẹ bị táo bón kinh niên, khả năng cao trẻ bú mẹ cũng sẽ gặp tình trạng tương tự.

1.2. Ít vận động

Trẻ có ít hoạt động, thụ động... cũng sẽ khiến ruột làm việc kém hiệu quả, do đó gây ra chứng táo bón.

1.3. Các bệnh lý đường ruột

Bé bị táo bón khi ăn dặm còn có thể đến từ nguyên nhân là các bệnh lý:

  • Bệnh về đường tiêu hóa, trực tràng, hậu môn,...
  • Bệnh về hệ thần kinh (ví dụ như chứng bại não ở trẻ sơ sinh).
  • Một số vấn đề về nội tiết, như chứng suy giáp.

Nếu như bé đang trong đợt điều trị dùng thuốc, một số loại thuốc có chứa sắt, codeine hoặc thuốc chống trầm cảm cũng có thể khiến bé bị táo bón.

2. Phòng tránh trẻ ăn dặm bị táo bón

Phòng tránh trẻ ăn dặm bị táo bón
Hãy cho trẻ vận động nhiều để phòng tránh trẻ ăn dặm bị táo bón

Giai đoạn ăn dặm là một trong những giai đoạn dễ dàng bị táo bón của trẻ sơ sinh do có sự thay đổi về nguồn dinh dưỡng. Để phòng tránh tình trạng bé bị táo bón khi ăn dặm, bạn cần chú ý một số vấn đề sau.

2.1. Trẻ cần ăn thực phẩm nhiều chất xơ

Một số loại thức ăn cứng như chuối, cà rốt, ngũ cốc gạo... có thể khiến bé đi ngoài khó, phân khô. Mặt khác, những loại thức ăn giàu chất xơ như lê, mận, yến mạch, ngũ cốc lúa mạch... lại có thể phòng ngừa tình trạng này.

2.2. Hãy giúp trẻ vận động

Như đã đề cập phía trên, nếu bé quá thụ động cũng sẽ gây ra táo bón do hệ đường ruột hoạt động không hiệu quả. Đối với trẻ sơ sinh, bạn cần phải hỗ trợ bé trong vấn đề này.

Bạn có thể di chuyển chân của trẻ một cách nhẹ nhàng như đang đạp xe khi trẻ chưa biết bò hoặc khi bé nằm trên giường. Việc di chuyển chân của bé lên xuống đều đặn, thường xuyên sẽ giúp ruột của bé hoạt động tốt hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé chơi những món đồ chơi có thể lăn và di chuyển tự động như trái banh nhỏ. Sự tò mò của bé sẽ thúc đẩy bé di chuyển theo món đồ chơi của mình, nhờ đó làm tăng mức độ vận động mỗi ngày của trẻ.

2.3. Chế độ ăn dặm cho trẻ sơ sinh phòng tránh táo bón

Bé sẽ bắt đầu có dấu hiệu ăn dặm khi đủ 4 – 6 tháng tuổi. Lúc này, sự thay đổi trong chế độ dinh dưỡng là rất lớn.

Theo các chuyên gia, bé nên bắt đầu ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi. Trong giai đoạn trước độ tuổi này, ăn dặm chỉ nhằm mục đích tập cho bé làm quen với thức ăn đặc hơn, còn nguồn dinh dưỡng chính của bé vẫn là sữa mẹ.

Để bắt đầu tập ăn dặm cho bé, bạn nên:

Uống nhiều nước rất tốt cho trẻ
Uống nhiều nước giúp phòng tránh táo bón ở trẻ hiệu quả

  • Tập cho bé làm quen với một món ăn khoảng 3 ngày, sau đó đổi sang món mới. Lúc này bạn sẽ dễ dàng phát hiện trẻ có bị dị ứng với thực phẩm nào đó hay không.
  • Không nên cho bé ăn quá nhiều, chỉ cần 1 bữa ăn dặm 1 ngày và tăng dần sau khi bé đã quen.
  • Nên chọn thực phẩm tự nhiên chưa qua chế biến như rau, hoa quả, thịt đỏ, thịt trắng,... đảm bảo có giá trị dinh dưỡng cao và có sự phối hợp hài hòa giữa nhiều thành phần dinh dưỡng trong món ăn dặm.
  • Bé nên uống nhiều nước hơn.

Đối với trẻ sơ sinh từ 7 đến 9 tháng tuổi, bạn có thể tăng lên 2 bữa dặm mỗi ngày và ở trẻ sơ sinh từ 9 đến 12 tháng tuổi, mỗi ngày có thể cho bé ăn chính 3 bữa và ăn phụ thêm 1 đến 2 buổi.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, để phòng ngừa tình trạng bé bị táo bón khi ăn dặm, mẹ nên biết cách cân đối khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ, tập cho bé ăn các loại trái cây và rau xanh. Cũng nên lưu ý rằng, một số loại thức ăn nhỏ như nho kho, đậu phộng, lạc rang,... không phù hợp cho thực đơn ăn dặm của trẻ.

Giai đoạn ăn dặm là một trong những giai đoạn rất dễ gặp chứng táo bón ở trẻ. Để phòng tránh trẻ ăn dặm bị táo bón, mẹ cần có sự chuẩn bị nhiều hơn về chế độ ăn cũng như cách thức chăm sóc khoa học.

Bạn không nên để tình trạng táo bón ở trẻ kéo dài, vừa gây khó chịu cho bé, vừa gây ra những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến đường tiêu hóa. Ngay khi bé xuất hiện những triệu chứng của táo bón, bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị.

Để hạn chế việc trẻ nhỏ bị táo bón cũng như phải sử dụng kháng sinh, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời, bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

70.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan