Nhu cầu về chất đạm ở trẻ em theo độ tuổi

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thành Tâm - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Thiếu đạm có thể khiến cho trẻ nhỏ dễ bị suy dinh dưỡng, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều đạm cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sức khỏe của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu về nhu cầu chất đạm ở trẻ nhỏ theo độ tuổi để xây dựng chế độ ăn phù hợp nhất cho con mình.

1. Chất đạm là gì?

Chất đạm còn được gọi là protein, đây là những chất căn bản để duy trì được sự sống của mọi tế bào trong cơ thể của chúng ta. Hơn nữa, đạm còn là những thành phần thuộc các mô cấu tạo, có vai trò bảo vệ cơ thể con người và các tế bào mềm ở nhiều cơ quan.

Đối với mỗi giai đoạn và độ tuổi khác nhau thì nhu cầu chất đạm đối với cơ thể con người cũng khác nhau, do đó mẹ nên thiết lập những kế hoạch bổ sung chất đạm khác nhau cho trẻ trong từng giai đoạn tương ứng.

Một số thực phẩm giàu chất đạm và chất béo cho bà bầu
Một số thực phẩm bổ sung chất đạm cho cơ thể

2. Vai trò của chất đạm là gì?

Bổ sung chất đạm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là những bé đang trong thời kỳ ăn dặm. Chất đạm sẽ có nhiệm vụ duy trì được cân nặng, và phát triển thể chất cũng như não bộ của trẻ nhỏ.

Nếu như cơ thể của trẻ bị thiếu hụt các chất đạm thì hệ miễn dịch sẽ nhanh chóng bị suy yếu, gây ra các hậu quả nghiêm trọng như: thiếu sức đề kháng, thường xuyên bị bệnh, và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của não bộ ở trẻ.

Mỗi amino acid của những chất đạm sẽ mang theo những nhiệm vụ riêng biệt trong cơ thể con người, vì vậy không thể sử dụng chất này để thay thế cho chất kia. Do đó, khẩu phần ăn của trẻ cần phải đa dạng và có sự cân bằng về những thực phẩm khác nhau, giúp trẻ hấp thu tốt nhất.

Nhìn chung, những amino acid từ các chất đạm sẽ chứa đựng các chức năng cơ bản sau đây:

  • Cấu tạo lại những mô tế bào mới: bằng cách tu bổ lại những mô tế bào đang bị hư hại.
  • Đây là thành phần quan trọng để cấu tạo lại những huyết cầu tố, diều tố và kích thích tố.
  • Cung cấp các năng lượng cần thiết cho sinh hoạt của cơ thể.

Ngoài ra, các amino acid còn có vai trò điều hòa sự cân bằng của hàm lượng chất lỏng bên trong cơ thể, có thể dung hòa được nồng độ của acid và kiềm, đồng thời hỗ trợ được hỗ trợ tối đa quá trình trao đổi chất giữa huyết quản và các tế bào. Những amino acid trong chất đạm còn là thành phần cấu tạo của nhiễm thể và gen di truyền. Trong đó một số amino acid sẽ có nhiệm vụ dẫn truyền những tín hiệu thần kinh từ dây thần kinh đến với những bộ phận của cơ thể.

thần kinh
Amino acid giúp dẫn truyền tín hiệu từ dây thần kinh tới các bộ phận trên cơ thể

3. Nhu cầu về chất đạm ở trẻ em theo độ tuổi

Trong cơ thể của con người thì gan tạo nên khoảng 80% lượng amino acid từ những chất đạm mà chúng ta đã ăn, còn khoảng 20% thì do nguồn thực phẩm cung cấp cho cơ thể.

Nhu cầu về lượng chất đạm sẽ thay đổi theo từng độ tuổi của con người với từng giai đoạn tăng trưởng cũng như tình trạng tốt xấu của toàn bộ cơ thể.

Trong độ tuổi từ 1-3 tuổi thì chất đạm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là những tế bào não.

Đối với khẩu phần ăn của trẻ nhỏ, phụ huynh có thể ưu tiên những loại đạm động vật như trứng, sữa, thịt, cá, tôm,... bởi chúng sở hữu giá trị rất cao với đầy đủ những chất cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển của trẻ nhỏ. Không những thế, những dưỡng chất lấy từ chất đạm động vật còn giúp cơ thể trẻ được khỏe mạnh, tăng khả năng chống đỡ được với nhiều loại bệnh tật.

Lượng đạm động vật chứa đựng trong khẩu phần ăn của trẻ nhỏ nên nằm trong khoảng từ 50-60%, nên kết hợp thêm với đạm thực vật như đậu đỏ, lạc, vừng,... để lấy được sự cân đối tốt nhất, giúp quá trình hấp thu và sử dụng đạm trở nên tốt hơn.

Theo thống kê, nhu cầu tiếp nhận chất đạm ở trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi là khoảng 28g/ngày.

Trẻ 1 tuổi ăn vào là nôn
Chất đạm rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ

Nếu như chế độ ăn uống của trẻ bị thiếu chất đạm thì trẻ không chỉ bị chậm lớn mà còn kém thông minh, phát triển tư duy kém. Tuy nhiên, nếu trẻ dung nạp quá nhiều chất đạm vào trong cơ thể thì cũng không tốt vì sẽ tạo nên gánh nặng nặng nề cho gan và thận.

Mặt khác, trong quá trình thực hiện tiêu hóa thì chất đạm cũng tạo ra nhiều sản phẩm thối rữa và độc hại cho cơ thể. Do đó, trong khẩu phần ăn của trẻ nhỏ, chất đạm sẽ phát huy tác dụng khi có đủ năng lượng. Nếu như bữa ăn của trẻ được cung cấp đầy đủ lượng chất đạm thiết yếu nhưng thiếu đi năng lượng thì trẻ vẫn sẽ bị suy dinh dưỡng.

Chú ý: Các bậc phụ huynh nên lưu ý rằng, khi nấu chín thịt vừa phải thì thịt không chỉ mềm mà còn rất dễ tiêu vì hơi nóng đã làm rời rạc được sự dính liền bởi những amino acid. Nhưng nếu như chúng ta nấu thịt quá lâu thì amino acid sẽ quyện vào nhau nên rất khó tiêu hóa và cũng mất đi khoảng 25% năng lượng tốt.

Nhu cầu về chất đạm ở trẻ em theo độ tuổi là khác nhau, các bậc phụ huynh nên tham khảo thêm chế độ ăn khoa học từ các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Ngoài bổ sung qua chế độ ăn uống, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm hỗ trợ có chứa vitamin và các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan