Chăm sóc trẻ bị viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

Viêm kết mạc là bệnh lý về mặt thường gặp không chỉ ở người lớn mà còn ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân của viêm kết mạc thường do vi rút và vi khuẩn. Mặc dù bệnh có diễn tiến không nặng nề nhưng nếu chăm sóc trẻ không đúng cách sẽ có thể làm diễn tiến nặng lên và nguy cơ ảnh hưởng thị lực của trẻ về sau. Vì vậy, bố mẹ của trẻ cần có những cách chăm sóc đúng và an toàn cho trẻ.

1. Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là gì?

Đau mắt đỏ, hay viêm kết mạc, là một bệnh viêm kết mạc rất phổ biến và có thể điều trị được. Kết mạc là một màng nhầy bao phủ bề mặt của mắt, chạy từ rìa giác mạc đến bờ tự do của mặt sau mi mắt, gấp mép lại tại cùng đồ. Kết mạc cấu tạo từ lớp biểu mô liên kết với nhu mô bằng lớp màng đáy. Đáy là lớp biểu mô lát tầng không sừng hóa, chứa các tế bào hình ly (tuyến nhầy đơn bào) và các cấu trúc tuyến khác, như các tuyến lệ phụ.

Nhu mô kết mạc chứa mạng lưới bạch huyết với các tế bào lympho, dưỡng bào và đại thực bào, cùng với mạng mạch máu dày đặc. Các mạch máu trở nên rõ ràng hơn khi kết mạc bị viêm, khiến mắt có màu hồng hoặc đỏ đặc trưng của tình trạng này.

Viêm có thể do nhiễm trùng, chất gây dị ứng hoặc một số chất gây kích ứng khác. Bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn và virus nên chúng rất dễ lây lan.

2. Các triệu chứng đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

  • Viêm đỏ vùng lòng trắng của mắt và viền dưới của mí mắt.
  • Tăng tiết ghèn ở mắt
  • Sưng nề vùng mí mắt hoặc lông mi.

Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh đau mắt đỏ là mắt đổ ghèn và lòng trắng mắt dần chuyển sang màu đỏ. Bé sẽ có cảm giác cộm xốn, khó chịu, do đó hay quấy khóc, khi ngủ dậy ghèn thường dính chặt vào 2 mi mắt. Ghèn có thể màu vàng hoặc màu xanh lá cây.

Một số trường hợp viêm kết mạc có giả mạc (lớp màng trắng trong suốt nằm dưới mi) thường lâu khỏi hơn các trường hợp khác. Khi bị bệnh, trẻ cũng thường có các biểu hiện như sốt nhẹ, ho khan, có hạch...

Mặc dù đau mắt đỏ thường giới hạn sau 7-10 ngày nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị thích hợp bệnh có thể diễn tiến trầm trọng hơn và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như đau mắt hột, viêm kết mạc mãn tính, viêm loét giác mạc, sẹo giác mạc, giảm thị lực, mù mắt...

Gọi cho bác sĩ của bé ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ. Điều quan trọng là phải điều trị kịp thời, để tránh lây lan vi trùng và ngăn ngừa biến chứng nặng nề như nhiễm trùng mí mắt và mô mềm xung quanh mắt. Tuy nhiên, những tình trạng này thường hiếm gặp

Đôi khi, tình trạng mắt đỏ nhẹ và sưng mí mắt ở trẻ sơ sinh có thể là một loại viêm kết mạc do phản ứng với thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh. Tình trạng này sẽ hết nhanh chóng sau một thời gian ngắn.

Trẻ đau mắt
Đôi khi, tình trạng mắt đỏ nhẹ và sưng mí mắt ở trẻ sơ sinh có thể là một loại viêm kết mạc do phản ứng với thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh

3. Nguyên nhân của viêm kết mạc mắt

Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp của viêm kết mạc:

  • Do virus: Nếu bé bị viêm kết mạc cũng như có các triệu chứng cảm lạnh đi kèm thì rất có thể nhiễm trùng là do virus. Virus là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm kết mạc kể cả ở trẻ nhỏ và người lớn.
  • Vi khuẩn: Nếu mắt bé tiết dịch vàng đặc khiến mí mắt sưng lên hoặc dính vào nhau, có lẽ nguyên nhân là do vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu hoặc haemophilus. Ngoài ra còn có một dạng viêm kết mạc do vi khuẩn nghiêm trọng được gọi là bệnh mắt trẻ sơ sinh, xảy ra ở trẻ sơ sinh tiếp xúc với chlamydia hoặc bệnh lậu trong quá trình sinh qua đường âm đạo.
  • Chất gây dị ứng: Phản ứng dị ứng hiếm khi xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, nhưng nếu mắt bé có vẻ ngứa và sưng cũng như chảy nước mắt và đỏ ngầu và bé bị chảy nước mũi, có thể bé đang bị dị ứng với chất kích ứng như bụi, phấn hoa hoặc hút thuốc.
  • Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh: Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn có thể làm kích ứng mắt trẻ sơ sinh. Đây đôi khi còn được gọi là viêm kết mạc do hóa chất.
  • Tắc ống dẫn nước mắt: Ít nhất 20 phần trăm trẻ em được sinh ra với một hoặc cả hai ống dẫn nước mắt bị tắc hoặc tắc một phần. Sự tắc nghẽn có thể dẫn đến các triệu chứng giống như viêm kết mạc, chẳng hạn như tiết dịch màu trắng hoặc vàng, hoặc viêm kết mạc toàn phát.
  • Một số chất gây kích ứng khác: Bất cứ thứ gì có thể gây kích ứng mắt và niêm mạc mí mắt, từ khói bụi đến clo trong bể bơi.
Dấu hiệu tắc lệ đạo nổi bật nhất là tình trạng chảy nước mắt nhiều
Ít nhất 20 phần trăm trẻ em được sinh ra với một hoặc cả hai ống dẫn nước mắt bị tắc hoặc tắc một phần

4. Điều trị đau mắt đỏ như thế nào?

Nếu trẻ sơ sinh của bạn bị đau mắt đỏ, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Nó có thể là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh. Bác sĩ sẽ khám mắt cho bé và hỏi về các triệu chứng của bé. Điều trị sẽ tùy thuộc vào loại đau mắt đỏ:

4.1.Viêm kết mạc do virus.

Bệnh viêm kết mạc do vi rút gây ra. Các triệu chứng thường tự hết sau một tuần hoặc lâu hơn.

Bác sĩ sẽ khuyên bạn giữ vệ sinh vùng mắt của trẻ bằng cách nhẹ nhàng rửa mắt cho trẻ bằng nước ấm và lau khô dịch tiết. Nếu mắt của bé không được cải thiện sau hai tuần, hãy cho gọi cho bác sĩ để kiểm tra.

Khi vệ sinh vùng mắt của trẻ, bạn có thể sử dụng một miếng gạc ấm và nhẹ nhàng vệ sinh và lau các dịch tiết ở vùng mắt của trẻ. Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, bạn cũng có thể sử dụng một miếng gạc sạch ngâm nước ấm và đặt nó lên mắt của con bạn chẳng hạn như khi bé đang bú) có thể giúp trẻ bớt khó chịu.

4.2. Viêm kết mạc do vi khuẩn

Nếu vi khuẩn là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm kết mạc, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ kháng sinh để bạn nhỏ mắt cho bé trong khoảng bảy ngày.

Bạn có thể thấy thuốc mỡ dễ sử dụng hơn dạng thuốc nhỏ mắt: Rửa tay, sau đó nhẹ nhàng kéo mí mắt dưới của bé xuống một chút và nặn để thuốc mỡ rơi vào mắt của bé. (Thuốc mỡ rơi ra khỏi ống khi bạn bóp, vì vậy bạn chỉ cần điều chỉnh để sao cho thuốc đi đúng vào mắt của bé.) Khi bé chớp mắt, thuốc mỡ sẽ đi vào mắt bé.

Nếu bạn đang sử dụng thuốc nhỏ mắt, hãy hướng vào góc trong của mắt bé. Điều này có thể dễ thực hiện nhất khi trẻ nhắm mắt. Khi khi trẻ mở mắt, thuốc sẽ chạy vào kết mạc mắt của trẻ.

Rửa tay trước và sau khi điều trị mắt cho bé. Không bao giờ dùng chung thuốc hoặc sử dụng thuốc nhỏ hoặc thuốc mỡ cũ. Các loại thuốc cũ có khả năng không được vô trùng và có thể làm cho tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.

Đảm bảo bạn sử dụng kháng sinh đầy đủ, theo đúng liệu trình, ngay cả khi các triệu chứng đã hết. Nếu không, nhiễm trùng có thể trở lại.

Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên rửa mắt cho trẻ bằng nước ấm và nhẹ nhàng xoa nhẹ dịch tiết đã khô vì sự tích tụ của chất lỏng bị nhiễm trùng có thể làm cho thuốc kháng sinh kém hiệu quả hơn.

Một miếng gạc ấm có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Nhúng một miếng vải sạch vào nước ấm và đặt nó lên mắt của bé.

Sử dụng thuốc như các loại kháng sinh, NSAID...cũng có thể gây tăng bạch cầu ái toan tại đường tiêu hoá
Đảm bảo bạn sử dụng kháng sinh đầy đủ, theo đúng liệu trình, ngay cả khi các triệu chứng đã hết

4.3. Viêm kết mạc dị ứng

Điều quan trọng nhất để điều trị viêm kết mạc dị ứng chính là xác định chất gây dị ứng và giữ cho bé tránh xa nó. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa mắt nếu trẻ có tình trạng viêm kết mạc dị ứng.

Nếu đôi mắt của bé khiến bé khó chịu, một miếng gạc mát có thể giúp giảm bớt chứng viêm kết mạc dị ứng.

4.4. Viêm kết mạc do hóa chất

Phản ứng này với thuốc nhỏ mắt trẻ sơ sinh được dùng để ngăn ngừa nhiễm trùng có khả năng chỉ kéo dài từ 24 đến 36 giờ.

Cha mẹ cần bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ để trẻ đủ sức đề kháng với bệnh, không bị suy kiệt về sức khỏe khiến cho bệnh càng lâu khỏi. Trẻ cũng cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc.

Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc nhỏ mắt, dùng thuốc nhỏ mắt của người khác cho con mà không hỏi ý kiến bác sĩ vì mỗi người bệnh có thể thích hợp với các loại thuốc khác nhau, nếu không dùng đúng thuốc bệnh sẽ rất lâu khỏi.

5. Bệnh đau mắt đỏ lây như thế nào?

Ngoài ra, trẻ hay có thói quen dụi mắt. Khi tiếp xúc với đồ vật không đảm bảo vệ sinh, sau đó trẻ đưa tay dụi mắt cũng rất dễ khiến bé bị đau mắt đỏ. Bé nếu tiếp xúc hay chơi chung với trẻ bị đau mắt đỏ khác thì khả năng lây nhiễm cũng rất cao. Vì thế cha mẹ phải thường xuyên để ý, vệ sinh tay chân sạch sẽ cho bé.

Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
  • Chạm vào những đồ vật của người bệnh như tay nằm cửa, bàn ghế.
  • Sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như khăn mặt, gối, chậu rửa mặt.
  • Dùng chung nguồn nước nhiễm bệnh. Tiếp xúc chung nguồn nước với người bị bệnh như ở hồ bơi.
  • Hay dụi mắt.
  • Những nơi đông người như bệnh viện, nơi công cộng, trường học là môi trường dễ khiến bệnh lây lan.

Viêm kết mạc do vi khuẩn và vi rút đều rất dễ lây lan. Để ngăn nhiễm trùng lây lan, hãy rửa tay mỗi khi bạn chăm sóc mắt cho bé xong. Để khăn tắm, quần áo và giường của bé riêng biệt với những người khác và giặt chúng thường xuyên.

trẻ dụi mắt
Khi tiếp xúc với đồ vật không đảm bảo vệ sinh, sau đó trẻ đưa tay dụi mắt cũng rất dễ khiến bé bị đau mắt đỏ

6. Con tôi bị đau mắt đỏ có thể đi nhà trẻ không?

Trẻ bị bệnh nên được nghỉ học, không đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh để tránh làm bệnh lây lan rộng sang những người khác. Trẻ cũng không nên ôm ấp, thơm, hôn những người khác vì bệnh đau mắt đỏ qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều virus...

Bạn sẽ phải kiểm tra chính sách của trung tâm giữ trẻ để tìm hiểu xem liệu con bạn có thể theo học trong khi có các triệu chứng hay không. Viện Nhi khoa Hoa Kỳ gợi ý rằng không phải lúc nào cũng cần cho trẻ ở nhà vì đau mắt đỏ, nhưng các cơ sở có quy định riêng. Ví dụ, một số cho phép trẻ em quay trở lại sau 24 giờ điều trị. Những người khác không để trẻ quay lại cho đến khi trẻ không còn chảy dịch mắt nữa.

Đau mắt đỏ không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm, có thể tự khỏi sau khoảng tối đa một tuần nếu được chữa đúng cách. Tuy nhiên vẫn có trường hợp xảy ra các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến mắt hoặc gây khó chịu kéo dài cho bệnh nhân. Do đó, bên cạnh việc tuân thủ đau mắt đỏ nên làm gì và cần kiêng gì bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để khám và điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan