Chân tay trẻ thiếu sự linh hoạt

Bạn nhận thấy chân tay của con bạn thiếu sự linh hoạt, cứng bất thường trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh, bạn có thể sẽ hoảng hốt. Rất có thể, đây không phải là vấn đề lớn, đặc biệt là nếu quá trình sinh nở của bạn không gặp chấn thương. Nếu chân tay của con bạn cứng bất thường, có ít khả năng là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn. Cứng cơ còn được gọi là tăng trương lực cơ.

1. Trẻ bị cứng chân tay có biểu hiện như thế nào?

Nếu trẻ có vẻ khó cử động toàn thân hoặc chân tay cứng nhắc, trẻ có thể mắc chứng bệnh được mô tả là tăng trương lực cơ (trương lực cơ cao), có nghĩa là cơ bắp của trẻ bị co rút kinh niên.

Bạn có thể nhận thấy rằng con bạn nắm chặt tay hoặc dường như trẻ không thể thả lỏng một số cơ nhất định. Chẳng hạn, trẻ có thể gặp khó khăn khi buông một đồ vật hoặc khó di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Và chân của trẻ có thể bắt chéo (giống như cái kéo) khi bạn đón bé từ một người khác.

tăng trương lực cơ
Trẻ bị tăng trương lực cơ gặp khó khăn trong di chuyển

2. Tăng trương lực cơ là gì?

Tăng trương lực cơ (Hypertonia) là một thuật ngữ mô tả khi cơ thể trẻ sơ sinh có trương lực cơ tăng cao bất thường. Tăng trương lực cơ khiến cơ thể bé bị cứng hoặc chân tay cứng. Trẻ sơ sinh bị tình trạng này có thể gặp khó khăn trong việc di chuyển và cử động.

Tăng trương lực cơ hay cứng cơ có thể là triệu chứng của một số tình trạng bệnh lý khác nhau với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Nói chung, tăng trương lực cơ thường do não, tủy sống hoặc hệ thần kinh bị tổn thương. Chấn thương ở đầu, đột quỵ, khối u não, chất độc, thoái hóa thần kinh, chẳng hạn như bệnh Parkinson, và các bất thường về phát triển thần kinh, chẳng hạn như bại não, có thể gây ra chứng tăng trương lực cơ.

Tăng trương lực ở trẻ sơ sinh là một triệu chứng của nhiều trường hợp và tình trạng cấp cứu y tế, một số là do chấn thương khi sinh và phải được chẩn đoán điều trị sớm.

Có ba loại tăng trương lực có đó là: Liệt cứng, cứng khớp và loạn trương lực cơ. Mỗi loại có các triệu chứng và nguyên nhân cơ bản khác nhau. Nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe, bác sĩ sử dụng các từ này thay thế cho chứng co cứng và tăng trương lực.

Co cứng là một dạng phụ của chứng tăng trương lực liên quan đến các phản ứng phản xạ phóng đại. Sự cứng nhắc là khi có lực cản của cơ trong phạm vi chuyển động. Chứng loạn trương lực cơ được đặc trưng bởi các cơn co cơ lặp đi lặp lại không tự chủ.

Việc quan tâm đến sức khỏe của em bé là điều quan trọng. Tuy nhiên không phải lúc nào tình trạng bất thường của trẻ cũng là nghiêm trọng. Có nguyên nhân gây ra hội chứng trẻ cứng đờ, thiếu linh hoạt vận động có thể hoàn toàn vô hại và dễ dàng khắc phục.

tăng trương lực cơ
Tăng trương lực cơ khiến chân tay của trẻ cứng lại và khó vận động

Với những tình trạng nghiêm trọng hơn, có những phương pháp điều trị có thể kiểm soát được các triệu chứng của bé. Các phương pháp điều trị phổ biến cho chứng tăng trương lực bao gồm vật lý trị liệu, dùng thuốc chống co thắt cơ và phẫu thuật.

Nếu trong suốt quá trình bạn mang thai trước đó mà không có biến chứng, thì khả năng con bạn phát triển một trong những tình trạng được liệt kê dưới đây sẽ thấp hơn nhiều.

Nếu bạn lo lắng về em bé của mình, cách tốt nhất để tiếp tục là nói chuyện với bác sĩ nhi khoa càng sớm càng tốt. Có nhiều lý do giải thích tại sao bé bị tăng trương lực và bác sĩ nhi khoa có thể tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán thích hợp để xác định nguyên nhân gây ra chứng tăng trương lực ở con bạn.

3. Nguyên nhân gây tăng trương lực cơ ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tăng trương lực cơ ở trẻ em. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến của chứng tăng trương cơ thường gặp ở trẻ em. Bao gồm:

3.1. Bại não

Cứng tay chân là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh bại não dạng co cứng, một chứng rối loạn vận động hoặc phối hợp được chẩn đoán ở khoảng 10.000 trẻ em Hoa Kỳ mỗi năm.

Bại não (CP) là một tình trạng bệnh lý có thể phát triển do tổn thương não trong quá trình sinh nở. Trong khi sinh, nếu em bé bị giảm lưu lượng máu đến não trong một thời gian dài, em bé sẽ bị thiếu oxy. Sự thiếu oxy này làm tổn thương các trung tâm điều khiển vận động của não và gây ra bại não.

Bại não là một trong những chấn thương bẩm sinh phổ biến nhất được ghi lại trong các trường hợp sơ suất y tế. Bại não được chia thành bốn loại đó là:

  • Bại não co cứng: Bại não co cứng là loại bại não phổ biến nhất và nó được đặc trưng bởi các cơ ưu trương. Bị bại não co cứng có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, đi lại hoặc sử dụng tay của trẻ vì trẻ không kiểm soát được các cơ của mình.
  • Bại não loạn vận động: trẻ em bị bại não loạn vận động có thể có trương lực cơ quá cao hoặc quá thấp. Điều này có thể gây ra các chuyển động không kiểm soát được, có thể chậm và xoắn hoặc nhanh và giật. Trẻ em mắc chứng bại não loạn vận động có thể gặp vấn đề trong việc kiểm soát các cử động của bàn tay, cánh tay, chân và bàn chân. Khiến cho trẻ gặp khó khăn trong việc đi lại và ngồi.
  • Bại não điều hòa: rất hiếm khi gặp loại bại não này. Trẻ sẽ có vấn đề với sự cân bằng cơ thể và phối hợp vận động. Trẻ có thể bị run khi thực hiện các chuyển động nhanh hoặc khó khăn trong chuyển động cần nhiều sự kiểm soát như viết.
  • Bại não hỗn hợp: là trường hợp trẻ có các triệu chứng của nhiều loại bại não kể trên.
Bại não: Dấu hiệu cảnh báo sớm ở trẻ
Bại não là một nguyên nhân gây tăng trương lực cơ ở trẻ em

3.2. Bệnh liệt Erb

Bệnh liệt của Erb là một dạng chấn thương bẩm sinh khác liên quan đến chức năng của các dây thần kinh. Chứng liệt Erb không phải do thiếu oxy mà xảy ra khi các dây thần kinh ở cánh tay trên, vai hoặc một bên cổ của em bé (được gọi là đám rối thần kinh cánh tay) bị tổn thương trong quá trình sinh.

Tổn thương dây thần kinh này thường xảy ra khi vai của em bé bị kẹt trong quá trình chuyển dạ, điển hình là trên xương chậu của mẹ. Các bác sĩ sản khoa phải thực hiện một số thao tác nhất định để có thể đưa em bé ra ngoài. Nhưng những thao tác này có thể gây tổn thương em bé. Kéo mạnh đầu, dùng kẹp hoặc hút chân không có thể làm hỏng các dây thần kinh trong đám rối thần kinh cánh tay và hạn chế một phần hoặc hạn chế hoàn toàn sự dẫn truyền tín hiệu giữa não và vai, cánh tay và bàn tay.

Vì lý do này, chứng loạn vận động ở vai có thể do sơ suất y tế. Các triệu chứng liệt Erb bao gồm:

  • Cứng cơ
  • Yếu cánh tay
  • Giảm khả năng cầm nắm
  • Suy giảm phát triển tuần hoàn cánh tay
  • Hoặc liệt cánh tay.
Bệnh liệt Erb
Bệnh liệt Erb có thể gây liệt cánh tay

3.3. Vàng da nhân (Kernicterus)

Vàng da nhân (Kernicterus) là một loại chấn thương não có thể ngăn ngừa được. Tình trạng này xảy ra do bệnh vàng da không được điều trị ở trẻ sơ sinh. Hầu hết trẻ sơ sinh bị vàng da ngay sau khi được sinh ra.

Trẻ sinh non rất dễ bị vàng da. Tình trạng này thường vô hại và hầu hết trẻ sơ sinh được điều trị nhanh chóng mà không để lại biến chứng. Vàng da rất dễ nhận biết vì nó khiến da bé chuyển sang màu vàng cam. Màu da này xuất phát từ sự tích tụ của bilirubin trong máu. Bilirubin là một chất thải được tạo ra khi gan của bạn phá vỡ các tế bào máu cũ.

Với sự theo dõi thích hợp sau khi sinh, vàng da không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Đó là một phần tự nhiên của cơ thể em bé thích nghi với thế giới sau khi sinh.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm hoi, nếu tình trạng vàng da không được điều trị kịp thời và để cho bệnh tiến triển, trẻ có thể bắt đầu tích tụ lượng bilirubin cao, có thể dẫn đến tổn thương não. Vì bệnh vàng da nhẹ ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng phổ biến nên đã có trường bố mẹ chủ quan, để đến khi tình trạng vàng da của trẻ trở nên nghiêm trọng mới đưa trẻ đến bệnh viện.

Các triệu chứng của vàng da nhân bao gồm:

  • Giảm trương lực cơ
  • Cứng và co thắt cơ
  • Sốt
  • Trẻ chuyển động mắt bất thường.

Nếu con của bạn có dấu hiệu của vàng da nhân, điều quan trọng là phải tìm kiếm sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Trẻ bị sốt về chiều và đêm: Cảnh giác sốt virus
Khi bị vàng da nhân trẻ sẽ xuất hiện dấu hiệu sốt cao

4. Bác sĩ có thể làm gì với tình trạng chân tay cứng ở trẻ em?

Nhà vật lý trị liệu Gay Girolami cho biết phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với bệnh bại não là vật lý trị liệu, giúp thả lỏng và kéo giãn các cơ bị căng cứng, hoạt động quá mức và hướng dẫn đứa trẻ có được các kỹ năng vận động và thực hiện các nhiệm vụ chức năng một cách hiệu quả hơn.

Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ thiết lập môi trường để thúc đẩy và tổ chức các hoạt động để đứa trẻ có thể luyện tập theo nhiều cách khác nhau. Một đứa trẻ sẽ duỗi thẳng khuỷu tay bằng cách vươn qua đầu để ném bóng. Bé cũng sẽ làm như vậy nếu bé đẩy xe cút kít trên sàn nhà.

Đồng thời massage và yoga đều có thể cải thiện chiều dài và độ linh hoạt của cơ.

Độc tố Botulinum (thường được biết đến với tên là Botox), có tác dụng làm tê liệt cơ tạm thời, cũng có thể hữu ích. Nó được sử dụng cho trẻ em dưới 18 tháng tuổi.

Botulinum được tiêm trực tiếp vào cơ của trẻ, chẳng hạn như gân kheo. Nó sẽ làm "đóng băng" hoạt động của cơ tạm thời trong khoảng thời gian từ hai đến bốn tháng. Trong khoảng thời gian này trẻ có thể thực hành các chuyển động cụ thể để kéo giãn cơ bị căng cứng và phát triển cơ đối kháng. Tạo sự cân bằng giữa hai nhóm cơ đối lập sẽ hỗ trợ tốt hơn là hạn chế chức năng của cơ.

Andrew Adesman, trưởng khoa Hành vi và phát triển tại Bệnh viện Nhi Schneider ở New York cho biết: “Botox là một phương pháp điều trị tương đối mới và đầy hứa hẹn. Các bác sĩ lâm sàng hiện đang hiểu rõ hơn về cách sử dụng nó để mang lại lợi ích tối đa ở trẻ em bị bại não."

Thuốc giãn cơ có thể được kê cho người lớn bị bại não, nhưng chúng hiếm khi được sử dụng cho trẻ mới biết đi vì chúng gây buồn ngủ.

Mặc dù có ít khả năng trẻ mắc phải các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng trên, nhưng nếu bạn phát hiện trẻ thiếu linh hoạt vận động, chân tay cứng, bạn hãy đưa trẻ đi khám ngay. Việc phát hiện sớm bệnh lý trẻ mắc phải sẽ giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị sớm và tốt nhất cho trẻ, giúp trẻ có thể phục hồi tối đa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, millerandzois.com, kidshealth.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Macjet 50
    Công dụng thuốc Macjet 50

    Thuốc Macjet 50 chứa hoạt chất Eperison được chỉ định điều trị triệu chứng tăng trương lực cơ trong các bệnh lý viêm quanh khớp, đau cổ, đau lưng... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Bổ sung Kẽm sinh học Canada cho trẻ biếng ăn, chậm lớn

    70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu vi khoáng Kẽm, Selen...

    Đọc thêm
  • Epelax
    Công dụng thuốc Epelax

    Thuốc Epelax có thành phần chính là Eperison hydrochlorid, thường được sử dụng trong điều trị tăng trương lực cơ. Việc tìm hiểu thông tin về công dụng, thành phần của thuốc giúp người bệnh sử dụng thuốc hiệu quả.

    Đọc thêm
  • Musclasan 150
    Công dụng thuốc Musclasan 150

    Musclasan 150 thuộc nhóm thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ, được sử dụng trong điều trị triệu chứng co cứng cơ sau đột quỵ ở người lớn. Cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về thuốc ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Jeforazon
    Công dụng thuốc Jeforazon

    Jeforazon là thuốc giãn cơ, tăng trương lực cơ, chứa thành phần chính là Tolperison, hàm lượng 150mg. Thuốc có tác dụng gây giãn cơ tác dụng trung ương, sử dụng trong các trường hợp cơ bị co cứng hay ...

    Đọc thêm
  • hawonerixon
    Công dụng thuốc Hawonerixon

    Hawonerixon là dược phẩm trong nhóm thuốc giãn cơ hay tăng trương lực cho cơ. Đây là thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua Hawonerixon điều trị tại nhà vì ...

    Đọc thêm