Kế hoạch giấc ngủ chuyên nghiệp cho bé

Trẻ sơ sinh gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa ngày và đêm nên sẽ thường xuyên ngủ ngắn vào ban ngày và hay thức dậy vào ban đêm. Đến khi bé được vài tuần tuổi, bố mẹ có thể bắt đầu dạy con phân biệt ngày đêm và thiết lập thói quen lành mạnh, giúp bé ngủ ngon.

1. Chiến lược sử dụng ánh sáng

Theo chuyên gia rèn bé tự ngủ, ánh sáng sẽ tác động đến đồng hồ sinh học của con, giúp bé thức giấc. Mặt khác, bóng tối kích hoạt não tiết ra melatonin - một loại hormone ngủ quan trọng. Bạn nên cho bé tiếp xúc với ánh sáng nhiều vào ban ngày, đồng thời giữ căn phòng của con thật tối vào ban đêm. Nhờ đó, con sẽ nhanh chóng tìm ra thời điểm thích hợp phải đi ngủ.

  • Ban ngày, hãy đón nhiều ánh sáng mặt trời vào nhà hoặc đưa bé ra ngoài trời. Đặt con ngủ trưa trong căn phòng đủ ánh sáng nếu bé không bị khó ngủ.
  • Để tạo cảm giác buồn ngủ vào ban đêm, hãy tắt bớt và giảm cường độ của tất cả các đèn trong nhà 2 tiếng trước khi đi ngủ.
  • Bạn có thể sử dụng đèn ngủ trong phòng của bé, nhưng hãy chọn một chiếc đèn nhỏ và mờ, không phát ra nhiệt nóng khi chạm vào. Lưu ý không cắm đèn gần giường hoặc màn cửa để đảm bảo an toàn.
  • Nếu con bạn thức dậy giữa đêm, đừng bật đèn hoặc bế con vào phòng có ánh sáng mạnh. Sự chuyển đổi từ bóng tối sang ánh sáng khiến bộ não của bé nhầm tưởng rằng đã đến lúc thức dậy. Thay vào đó, hãy dạy bé ngủ trở lại ngay trong căn phòng tối.
  • Nếu ánh sáng mặt trời sáng sớm khiến con bạn thức dậy quá sớm, hoặc nếu trẻ khó chợp mắt vào buổi chiều, hãy cân nhắc lắp đặt các tấm màn che làm tối phòng.

2. Cho trẻ đi ngủ khi có vừa dấu hiệu buồn ngủ

tuyệt đối không được để trẻ sơ sinh tự ngủ một mình trên giường của người lớn để tránh những rủi ro
Cố gắng đặt bé vào giường khi bé đang nằm yên, ngay trước khi thiếp đi

Cố gắng đặt bé vào giường khi bé đang nằm yên, ngay trước khi thiếp đi. Chuyên gia gợi ý bạn nên tạo thang điểm buồn ngủ từ 1 đến 10 khi trẻ được 6 - 8 tuần tuổi. Trong đó, 1 là tỉnh táo hoàn toàn và 10 là chìm hẳn vào giấc ngủ. Đặt bé vào giường ngủ ngay khi chạm mức 7 hoặc 8. Đặc biệt, các bà mẹ đang cho con bú cần nắm vững quy tắc này để cả bạn và con đều được nghỉ ngơi dễ dàng hơn.

3. Để bé khóc vài phút rồi mới đến dỗ dành

Nếu vội vàng đến bên con mỗi khi nghe tiếng thút thít giữa đêm, bạn sẽ khiến bé thức dậy thường xuyên hơn. Hãy chờ một vài phút để con có thời gian ổn định, rèn bé tự ngủ lại. Nếu bé không thể tự ngủ lại và có vẻ như đang thức dậy, hãy đến dỗ dành con trước khi bé khóc la dữ dội. Để con khóc quá nhiều cũng khiến bé mệt mỏi và khó ngủ lại.

Nếu sử dụng màn hình theo dõi con từ xa, bạn có thể giảm độ nhạy trên màn hình. Đặt âm lượng vừa đủ để bạn được cảnh báo khi bé khóc nhưng sẽ không nghe thấy từng tiếng thút thít.

Trẻ quấy khóc ban đêm
Hãy để bé khóc vài phút rồi mới đến dỗ dành

4. Cố gắng không nhìn thẳng vào mắt bé

Nhiều bé rất dễ bị kích thích, chỉ cần bắt gặp ánh nhìn của bố mẹ là sẽ bị thu hút và nghĩ rằng đã đến giờ chơi. Theo chuyên gia, việc bố mẹ giao tiếp bằng mắt với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi sẽ khiến con tỉnh ngủ. Càng nhiều sự tương tác diễn ra giữa bạn và bé trong đêm, bé càng có nhiều động lực để thức dậy.

Vì vậy khi vào phòng thăm con vào ban đêm, đừng giao tiếp bằng mắt, nói chuyện vui vẻ hoặc bật bài hát yêu thích của con. Thay vào đó, hãy nhìn vào bụng của bé và xoa dịu, giúp bé ngủ ngon bằng giọng nói êm ái và nhẹ nhàng.

5. Lưu ý về việc thay tã

Nhiều phụ huynh nhanh chóng thay tã mỗi khi bé thức dậy, nhưng thực tế không phải lúc nào bé cũng cần và việc này chỉ làm bé tỉnh giấc. Thay vào đó, hãy cho con mặc tã chất lượng cao vào ban đêm khi đi ngủ. Khi trẻ thức dậy, hãy ngửi xem tã có bị bẩn không và chỉ thay nếu có phân. Để tránh đánh thức bé hoàn toàn khi thay tã vào ban đêm, hãy thử sử dụng chiếc tã và khăn lau đã được làm ấm.

6. Cho bé bú đêm

Nếu con bạn khó ngủ, việc đánh thức con để cho bú vào ban đêm (ví dụ như từ 10 giờ tối đến nửa đêm) có thể giúp bé ngủ ngon.

Để đèn mờ và nhẹ nhàng nhấc em bé đang ngủ ra khỏi nôi. Cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình. Bé có thể hơi tỉnh một chút để bắt đầu bú, nếu không, hãy dùng núm vú thúc nhẹ vào môi bé cho đến khi ngậm chặt. Sau khi bú xong, hãy đặt con trở lại giường mà không cần vỗ ợ hơi.

Cho trẻ bú đêm: Những điều cần biết
Nếu con bạn khó ngủ, việc đánh thức con để cho bú vào ban đêm (ví dụ như từ 10 giờ tối đến nửa đêm) có thể giúp bé ngủ ngon

7. Chờ đến khi bé sẵn sàng đi ngủ

Làm theo những lời khuyên trên sẽ giúp thiết lập thói quen ngủ lành mạnh cho con. Bạn có thể bắt đầu dạy bé ngủ ngay từ tháng đầu tiên của cuộc đời. Tuy nhiên nếu việc rèn bé tự ngủ không thành công, hãy kiên nhẫn đợi đến khi bé được 4 tháng tuổi - giai đoạn chính thức sẵn sàng áp dụng các phương pháp huấn luyện giấc ngủ. Đến lúc đó, bé không chỉ có khả năng ngủ lâu hơn, mà còn dễ tiếp thu các kỹ thuật bạn áp dụng hơn.

8. Vượt qua giai đoạn rối loạn giấc ngủ tạm thời

Nếu em bé của bạn lại bắt đầu thức dậy giữa đêm sau một thời gian ngủ ngoan, đừng lo lắng vì tình trạng này chỉ diễn ra tạm thời. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường bị rối loạn giấc ngủ nhẹ khi phát triển thể chất, hoặc có những thay đổi trong cuộc sống, chẳng hạn như đi du lịch, ốm đau...

Nhiều bậc phụ huynh nhận thấy các vấn đề về giấc ngủ bắt đầu vào khoảng 4 tháng, khi trẻ sơ sinh trở nên năng động hơn và cách ngủ cũng thay đổi, và vào khoảng 9 tháng khi bé bắt đầu biết nhớ bố mẹ, không muốn rời xa.

Để vượt qua giai đoạn này, hãy quay lại thực hiện những hướng dẫn giúp bé ngủ ngon cơ bản. Cụ thể là tuân theo một lịch trình sinh hoạt cố định trong ngày và thói quen đi ngủ nhẹ nhàng vào buổi tối. Nếu con đã đủ lớn, hãy thực hiện chiến lược rèn bé tự ngủ thử trong một tuần. Nếu không thấy cải thiện, hãy đánh giá lại và thử một phương pháp mới.

Bên cạnh giấc ngủ, dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ cần cung cấp đủ số lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan