Vì sao trẻ hay bị ngã trong tuổi 3-8?

Các bậc cha mẹ tự nhiên cảm thấy lo lắng khi thiếu sự chú ý của một khoảnh khắc nào đó khiến em bé bị ngã, đặc biệt là ở trẻ từ 3 đến 8 tuổi. Trong phần lớn các trường hợp trẻ ngã một khoảng cách nhỏ, không có gì đáng lo ngại. Sau khi em bé bị ngã, điều quan trọng nhất là bình tĩnh đánh giá tình trạng của trẻ sơ sinh, để ý một số dấu hiệu chấn thương nghiêm trọng có thể xảy ra trong một số trường hợp, và tìm hiểu nguyên nhân gây ngã cho trẻ.

Vậy vì sao trẻ hay bị ngã, đặc biệt là ở độ tuổi 3-8? Trong bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp những người chăm sóc trẻ kịp thời nhận biết nguyên nhân trẻ bị ngã để có biện pháp ngăn chặn, đảm bảo an toàn cho trẻ.

1. Trẻ bị ngã xe thì nên làm gì?

Bất cứ khi nào trẻ ngã nghiêm trọng như ngã từ xe đạp, từ đồ chơi hoặc mặt bàn,... các bậc phụ huynh cần kiểm tra kỹ lưỡng xem trẻ có bị thương không hoặc ở những trường hợp nặng hơn như ngã va đập đầu và lưng. Những cú ngã có thể dẫn tới các tổn thương từ nhẹ nhất như không bị gãy xương, không bị chấn động hoặc tổn thương bên trong khác cho đến những tổn thương nặng như chấn thương vùng đầu, gãy xương chi lớn,... Nếu trẻ trong ổn và vui vẻ vui chơi lại bình thường thì có thể cú ngã không gây thương tích nghiêm trọng tới trẻ, nhưng vẫn nên quan sát cẩn thận trẻ trong vòng 24 giờ để đảm bảo các phụ huynh có thể nhận thấy được những thay đổi của trẻ dù là nhỏ nhất. Một số phụ huynh sẽ cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của trẻ, thận trọng với những vết thương ảnh hưởng tới các phần nguy hiểm như não bộ thì có thể đưa trẻ tới bác sĩ để kiểm tra. Sau cú ngã, các phụ huynh nên để con bình tĩnh và nghỉ ngơi nhiều hơn, không cần thiết phải bắt trẻ tỉnh táo để theo dõi, đôi khi nghỉ ngơi cũng là một cách để hồi phục sức khỏe.

ngã xe

2. Khi nào thì nên gọi xe cứu thương đưa trẻ đi cấp cứu.

Các phụ huynh cần nhanh chóng gọi xe cứu thương nếu trẻ xuất hiện những điều sau:

  • Trẻ bị mất ý thức: Nếu trẻ không còn hơi thở, hãy ngờ ai đó gọi cấp cứu trong khi các phụ huynh tiến hành hồi sức tim phổi (CPR), hô hấp nhân tạo cho đến khi có sự trợ giúp. Nếu khi đó không có ai xung quanh, phụ huynh có thể hô hấp nhân tạo cho trẻ trong vòng 2 phút, sau đó gọi xe cứu thương
  • Chảy máu nhiều: phụ huynh nên tìm những miếng vải sạch, đã được sát trùng để ngăn chặn máu chảy ra ngoài, làm sạch các vùng xung quanh vết thương nếu bẩn để tránh nhiễm trùng vết thương hở.
  • Khi có cơn động kinh ở tr xuất hiện sau cú ngã

Các bậc phụ huynh khi đưa con tới cơ sở khám chữa bệnh thì cần khai báo rõ hoàn cảnh trẻ ngã như thế nào và tình hình sức khỏe của trẻ. Đặc biệt là khi có những biểu hiện sau:

  • Các dấu hiệu của gãy xương, bao gồm những biến dạng rõ ràng. Ví dụ như cổ tay bị cong, cánh tay hoặc chân dường như không thẳng như bình thường.
  • Các dấu hiệu có thể là do bị vỡ hộp sọ: Một vùng mềm, sưng trên da đầu, đặc biệt là ở bên đầu; máu xuất hiện trong lòng trắng của mắt trẻ, hoặc có chất lỏng màu hồng hay máu chảy ra từ mũi hoặc tai của trẻ.
  • Các dấu hiệu của chấn động như nôn liên tục, buồn ngủ quá mức bình thường, trẻ cảm thấy đau đầu, chóng mặt và mất trí nhớ (không nhớ những gì xảy ra gần đây hoặc xa hơn).
  • Các dấu hiệu của chấn thương não có thể xảy ra như thay đổi kích thước của đồng tử, chuyển động của mắt trở lên bất thường. Trẻ khóc, la hét kéo dài, hoặc có thể gặp một số tổn thương bên trong như chảy máu vùng bụng,...
Động kinh cục bộ
Trẻ có thể xuất hiện những cơn động kinh sau khi ngã

3. Nên làm gì nếu trẻ xuất hiện “trứng ngỗng” trên đầu

Trứng ngỗng trên đầu là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là ở những trẻ hiếu động. Mặc dù một vết sưng trên đầu trong có vẻ đáng sợ những điều có không có nghĩa là trẻ đang bị tổn thương nghiêm trọng. Khi hiệu tượng sưng xảy ra trên đầu, phần lớn nó nhô ra ngoài vì hộp sọ của con người nằm ngày dưới da, nên dễ dàng nhìn thấy vết sưng đó như “trứng ngỗng”.

Để giúp vết sưng xẹp xuống, các phụ huynh có thể sử dụng túi đá lạnh để chườm hoặc một túi đậu đông lạnh, được gói trong một chiếc khăn mỏng, sạch và giữ nó trên vết sưng từ 15-20 phút, liên tục trong một giờ hoặc lâu hơn. Bên cạnh đó, các phụ huynh nên an ủi, vỗ về trẻ bằng cách ôm trẻ, cùng trẻ đọc sách trong thời gian này để trẻ tránh khỏi cảm giác ớn lạnh và khó chịu.

Nếu các phụ huynh cảm thấy vết sưng đó nặng đối với trẻ thì có thể cho trẻ uống thuốc acetaminophen hoặc thuốc ibuprofen thích hợp. Không bao giờ cho trẻ dùng thuốc aspirin vì có thể dẫn đến một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye.

Tuyệt đối không được sử dụng Aspirin để hạ sốt vì có thể gây tổn thương cho não
Ba mẹ chống chỉ định cho trẻ uống aspirin

4. Làm thế nào để giảm tình trạng ngã của trẻ?

Rất nhiều trẻ có tính hiếu động cao, thường xuyên thích chơi những trò chơi mạo hiểm hơn so với độ tuổi của trẻ như trượt băng, đua xe đạp với bạn,...Đối với những trẻ như thế thì sự xuất hiện của những vết bầm tím sẽ không còn lạ lẫm đối với trẻ và những người thân xung quanh. Tuy nhiên, ngã chính là nguyên nhân gây thương tích chính ở trẻ em và 1/3 trong số những tai nạn này là có thể phòng ngừa được. Các bậc cha mẹ cần phải làm tất cả những gì tốt nhất có thể để giữ cho bé được an toàn, bao gồm:

  • Đảm bảo trẻ mang theo đồ bảo hộ phù hợp (như mũ bảo hiểm hay áo bảo vệ, đồ bảo vệ khuỷu tay, đầu gối...) bất cứ khi nào trẻ tham gia các môn thể thao hay các hoạt động như đi xe đạp, trượt băng, trượt ván, leo núi hoặc các trò chơi mạo hiểm khác
  • Dạy cho trẻ các quy tắc an toàn cho từng trò chơi, môn thể thao hay các hoạt động chúng tham gia.
  • Đặt các tấm lót chống trượt dưới tất cả các tấm thảm hoặc loại bỏ đi những tấm thảm đã cũ, mất độ ma sát và khiến trẻ dễ trượt ngã.
  • Đặt một tấm thảm chống trượt trong bồn tắm để giữ an toàn, tránh trẻ bị trượt ngã trong khi tắm
  • Giữ những bậc cầu thang trong nhà thông thoáng, đảm bảo không có vật cản khiến trẻ có thể vấp phải. Ngã cầu thang là một trong những tai nạn hết sức nguy hiểm đối với trẻ.
  • Luôn để ý trẻ khi chúng chơi cạnh cửa sổ hoặc thiết kế những cửa sổ cao hơn tầm hoạt động của trẻ để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
  • Đảm bảo trẻ luôn được giám sát khi tham gia các trò chơi với bạn bè hoặc trong các khu vui chơi. Nên tạo khu vui chơi cho trẻ với những chất liệu như cao su, gỗ vụn hoặc cát thay vì lớp cỏ hay bụi bẩn và những loại vật liệu gồ ghề, góc cạnh khác.
Bảo hộ cho trẻ
Luôn đảm bảo đồ bảo hộ cho trẻ khi đi xe

Từ 3 đến 8 tuổi là giai đoạn trẻ cực kỳ hiếu động, luôn muốn khám phá thế giới xung quanh, muốn thử các trò chơi, các môn thể thao khác như bóng đá, trượt patin, trượt ván.... Tuy nhiên đó đều là những trò chơi có thể khiến trẻ ngã và dẫn đến những chấn thương. Những chấn thương khi tham gia các hoạt động này thường không quá nghiêm trọng nhưng các bậc phụ huynh vẫn cần lưu ý kiểm tra kỹ lưỡng các vết thương mà trẻ mắc phải. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến trẻ và đảm bảo những gì tốt nhất để khiến cho trẻ được an toàn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com; healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan