Kiệt sức về cảm xúc: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị

Trong cuộc sống khó tránh được những tác động tiêu cực đến nhịp sinh hoạt mỗi ngày. Vấn đề bất ổn xã hội, áp lực công việc cao, căng thẳng tài chính hoặc nghèo đói, phải chăm sóc, nuôi dạy con cái... đều có thể đẩy chúng ta đến tình trạng kiệt quệ cảm xúc.

1. Tình trạng cảm xúc kiệt quệ là gì?

Kiệt sức cảm xúc là trạng thái cảm thấy cảm xúc bị rối loạn do căng thẳng tích tụ từ cuộc sống cá nhân hoặc công việc của bạn, hoặc sự kết hợp của cả hai. Kiệt sức cảm xúc cũng là một trong những dấu hiệu của sự kiệt sức.

Những người bị kiệt sức về cảm xúc thường cảm thấy như họ không có quyền lực hoặc không kiểm soát được những gì xảy ra trong cuộc sống. Họ thường xuyên cảm thấy "bị mắc kẹt" trong các tình huống thường nhật.

Nguyên nhân của kiệt quệ cảm thường bắt nguồn từ bất kỳ nguồn nào trong cuộc sống như:

  • Công việc áp lực cao, chẳng hạn như y tá, bác sĩ, cảnh sát và giáo viên
  • Trường học căng thẳng, chẳng hạn như trường y
  • Làm việc trong nhiều giờ, đặc biệt là làm công việc bạn ghét
  • Sinh con, nuôi dạy con cái
  • Căng thẳng tài chính hoặc nghèo đói, vô gia cư
  • Thủ tục ly hôn kéo dài
  • Sự ra đi của một thành viên gia đình hoặc bạn bè
  • Sống chung với bệnh mãn tính hoặc chấn thương

Bên cạnh đó, thiếu năng lượng, ngủ không ngon và giảm động lực trong cuộc sống có thể khiến bạn khó vượt qua tình trạng kiệt quệ cảm xúc này. Theo thời gian, trạng thái căng thẳng mãn tính này gây ra tổn hại vĩnh viễn cho sức khỏe của bạn.

2. Các triệu chứng của kiệt quệ cảm xúc là gì?

Cảm xúc kiệt quệ có thể xuất hiện những triệu chứng về tình cảm và thể chất. Tùy thuộc vào hoàn cảnh đặc thù mà mọi người trải qua tình trạng cảm xúc bị rối loạn theo cách khác nhau, nhưng nhìn chung các triệu chứng bao gồm:

2.1. Các triệu chứng cảm xúc

  • Sự lo ngại
  • Sự thờ ơ
  • Phiền muộn
  • Cảm thấy tuyệt vọng
  • Cảm thấy bất lực hoặc bị mắc kẹt
  • Cáu gắt
  • Thiếu động lực
  • Lo lắng
  • Dễ xúc động, rơi nước mắt

2.2. Các triệu chứng thể chất

  • Mệt mỏi
  • Nhức đầu
  • Chán ăn
  • Đau cơ hoặc căng cơ

2.3. Các triệu chứng hoạt động

  • Không đáp ứng thời hạn
  • Tính trách nhiệm thấp hơn tại nơi làm việc
  • Vắng mặt nhiều hơn
  • Thực hiện nhiệm vụ công việc chậm hơn

Người sử dụng lao động có nhân viên làm việc quá sức và kiệt quệ cảm xúc có thể bắt đầu nhận thấy những thay đổi về hiệu suất công việc và tinh thần chung của cả đội.

cảm xúc kiệt quệ
Cảm xúc kiệt quệ có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi

3. Kiệt quệ cảm xúc thì điều trị như thế nào?

Có thể nhiều người nghĩ hoặc không quá bận tâm đến cảm xúc của mình nên khi gặp phải tình trạng cảm xúc kiệt quệ không có những nhận định đúng đắn để điều trị. Tuy nhiên, sai lầm này cực kỳ nguy hiểm, khi mà hệ lụy của các bệnh tâm lý đang ngày trở nên nghiêm trọng và chiều hướng gia tăng trong giai đoạn hiện nay.

Để điều trị tình trạng cảm xúc bị rối loạn, bạn nên học cách thực hiện một số thay đổi nhất định trong lối sống để giúp giảm bớt các triệu chứng của kiệt sức cảm xúc. Ban đầu, những kỹ thuật này sẽ không dễ thực hiện, nhưng chúng sẽ dễ dàng hơn khi bạn bắt đầu hình thành những thói quen lành mạnh hơn.

Một khi bạn nhận ra các dấu hiệu của sự kiệt quệ cảm xúc, hãy thử những cách sau:

3.1. Loại bỏ tác nhân gây căng thẳng

Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể làm được nhưng cách tốt nhất để điều trị căng thẳng là loại bỏ tác nhân gây ra nó. Nếu môi trường làm việc là nguyên nhân khiến bạn kiệt sức về mặt tinh thần, hãy cân nhắc việc thay đổi công việc hoặc công ty. Nếu người quản lý hoặc sếp đang khiến bạn căng thẳng, bạn cũng có thể cân nhắc chuyển sang một bộ phận mới.

3.2. Ăn uống lành mạnh

Ăn uống lành mạnh có nghĩa là chọn một chế độ ăn uống cân bằng giàu trái cây, rau, ngũ cốc và thịt nạc, đồng thời tránh đồ ăn nhẹ có đường và thực phẩm chiên hoặc chế biến.

Chúng ta nên học cách ăn uống lành mạnh mọi lúc. Nó không chỉ giúp bạn nhận được vitamin và khoáng chất cần thiết mà còn cải thiện tiêu hóa, giấc ngủ và mức năng lượng, có thể có tác động domino lên trạng thái cảm xúc của bạn.

3.3. Vận động thể chất

Bất kỳ loại hoạt động thể chất nào cũng làm tăng mức endorphin và serotonin. Điều này có thể cải thiện trạng thái cảm xúc của bạn. Tập thể dục cũng giúp giải tỏa tâm trí của bạn. Hãy cố gắng tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ngay cả khi đó chỉ là một chuyến đi bộ dài.

3.4. Hạn chế rượu bia

Rượu có thể tạm thời thúc đẩy tâm trạng của bạn, nhưng cảm giác sẽ nhanh chóng mất đi, khiến bạn lo lắng và chán nản hơn trước. Rượu cũng cản trở giấc ngủ của bạn.

3.5. Ngủ đủ giấc

Có thể bạn đã biết, giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần. Sẽ còn hiệu quả hơn nếu bạn lên kế hoạch cho giờ đi ngủ của mình vào khoảng thời gian gần giống nhau mỗi đêm:

  • Cố gắng ngủ từ 8 đến 9 tiếng mỗi đêm.
  • Xây dựng thói quen lành mạnh trước khi đi ngủ có thể giúp bạn thư giãn và đảm bảo giấc ngủ chất lượng hơn.
  • Hạn chế caffeine cũng có thể có tác động tích cực đến lịch trình giấc ngủ của bạn.
cảm xúc bị rối loạn
Ngủ đủ giấc giúp cải thiện cảm xúc bị rối loạn của bạn

3.6. Thực hành chánh niệm

Chánh niệm là một thuật ngữ có lẽ bạn đã nghe rất nhiều về sự chú tâm, nhưng các kỹ thuật chánh niệm không chỉ là một thứ mốt nhất thời. Chúng được khoa học công nhận là có tác dụng giảm căng thẳng, lo lắng và có thể là chìa khóa để bạn cân bằng cảm xúc. Điều này có thể giúp hướng sự chú ý của bạn ra khỏi suy nghĩ tiêu cực. Có nhiều cách để thực hành chánh niệm. Những ví dụ bao gồm thiền, yoga, bài tập thở, đi dạo, viết nhật ký để ghi ra cảm xúc và suy nghĩ của bạn

Các nhà nghiên cứu gần đây thậm chí còn tìm thấy bằng chứng cho thấy một buổi thiền chánh niệm có thể giúp đảo ngược tác động của căng thẳng lên cơ thể.

3.7. Trò chuyện với bạn bè thân thiết

Nói chuyện trực tiếp với một người bạn là một cách tuyệt vời để giảm bớt căng thẳng mặc dù người lắng nghe không nhất thiết phải khắc phục sự cố của bạn. Một người bạn đáng tin cậy hoặc thành viên trong gia đình có thể lắng nghe mà không phán xét bạn.

Nếu bạn không có bất kỳ ai thân thiết để trò chuyện, hãy kiểm tra xem chủ lao động của bạn có chương trình hỗ trợ nhân viên với các dịch vụ tư vấn hay không.

3.8. Nghỉ ngơi vừa đủ

Mọi người đều cần nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe của bản thân, Cho dù bạn đi nghỉ hay chỉ đơn giản là tìm thời gian để đi xem phim, mọi thứ đều giúp ích cho bạn.

3.9. Trò chuyện với bác sĩ tâm lý hoặc bác sĩ gia đình

Cùng với việc thay đổi lối sống, điều quan trọng là tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia để điều trị chứng kiệt quệ cảm xúc. Một số kỹ thuật được các chuyên gia sử dụng bao gồm: liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), một hình thức trị liệu tâm lý còn được gọi là liệu pháp trò chuyện kỹ thuật thư giãn được áp dụng. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất một số loại thuốc để giúp kiểm soát các triệu chứng của bạn.

  • Thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như chất ức chế tái hấp thu chọn lọc-serotonin (SSRI)
  • Thuốc chống lo âu hoặc thuốc hỗ trợ ngủ theo toa đã được sử dụng để giúp điều trị chứng kiệt quệ cảm xúc.
  • Các loại thuốc như benzodiazepine có thể gây nghiện và chỉ nên được sử dụng ngắn hạn để giảm nguy cơ phụ thuộc hoặc nghiện.

4. Nguy cơ về sức khỏe nếu không điều trị kiệt quệ cảm xúc kịp thời?

Sự căng thẳng gây kiệt quệ cảm xúc khiến bạn có nguy cơ kiệt sức hoàn toàn. Theo thời gian, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe. Căng thẳng mãn tính có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, tim, sự trao đổi chất và sức khỏe tổng thể của bạn. Tình cảm cạn kiệt khiến bạn có nguy cơ:

Trạng thái kiệt quệ cảm xúc là một tình trạng có thể điều trị được trước khi dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Với những thông tin trên, hi vọng bạn tìm được phương pháp trị liệu phù hợp với mình, cải thiện sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd, healthline

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan