Các thói quen làm răng hô

Răng hô hay răng vẩu đều là những khiếm khuyết dễ bắt gặp ở nhiều người. Điều này khiến cho người răng hô, răng vẩu mất tự tin trong cuộc sống hàng ngày và giao tiếp. Không những thế, tình trạng răng hô còn gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng. Tình trạng răng hô thường hình thành do di truyền, do giai đoạn răng sữa thay sớm và do 1 số thói quen xấu.

1. Các dạng răng hô vẩu thường gặp

Răng hô, vẩu là tình trạng răng hàm trên đưa ra phía trước nhiều so với răng hàm dưới, điều này khiến cho khuôn mặt của một người trở nên mất cân xứng và gây ra các bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày và giao tiếp. Nặng hơn, việc răng hô vẩu sẽ gây cho người bệnh khó khăn trong việc vệ sinh và gây ra các vấn đề về răng miệng.

  • Răng hô nhẹ: Đây là tình trạng nhóm răng cửa hàm trên đưa ra hoặc chìa ra về phía trước, chân răng mọc nghiêng về phía trong xương hàm khiến phần môi trên của người bệnh bị nhô ra hơn so với răng hàm dưới
  • Răng hô nặng: Đây là tình trạng răng hàm trên nhô ra về phía trước nhiều hơn so với răng hàm dưới. Bên cạnh đó, mặt ngoài của xương hàm trên cùng phát triển nhiều hơn. Tình trạng răng hô nặng thường dễ nhận biết hơn khi người bệnh ngậm miệng ở tư thế nghỉ, phần xương hàm trên sẽ nhô ra thấy rõ so với hàm dưới.

2. Các thói quen xấu làm hô răng

Tình trạng răng hô có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, phần lớn do di truyền và việc thay răng sớm trong giai đoạn răng hỗn hợp của trẻ nhỏ. Nhưng ít ai biết răng, các thói quen làm răng hô lại bắt nguồn từ trong cuộc sống hàng ngày, nhất là ở giai đoạn trẻ phát triển và bắt đầu thay những răng vĩnh viễn đầu tiên:

Bú tí, ngậm ti giả:

Bú tí hay ngậm ti giả là những thói quen hình thành từ khi còn nhỏ, nhiều ba mẹ chủ quan khi cho con của mình thực hiện những thói quen này. Ở giai đoạn đang phát triển, khi xương hàm còn chưa cứng chắc thì việc bú ti, ngậm ti giả có thể ảnh hưởng đến xương hàm và vị trí mọc răng. Thói quen bú và ngậm ti giả thường sẽ kích thích răng hàm trên mọc veefphias trước, mất cân đối giữa sự phát triển hai hàm và gây ra tình trạng hô răng.

Mút tay, đẩy lưỡi:

Một trong các thói quen xấu làm hô răng đó chính là mút tay hoặc đẩy lưỡi. Đây là thói quen mà không ít trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên mắc phải. Tương tự như bú ti và ngậm ti giả, mút tay và đẩy lưỡi là thói quen xấu làm hô răng vì động tác này cũng kích thích cho răng hàm trên phát triển và mọc chìa ra phía trước. Không những vậy, cả xương hàm trên của trẻ trong độ tuổi phát triển cũng sẽ bị đẩy về phía trước gây ra hô hàm nếu trẻ cứ thực hiện động tác mút tay lúc rảnh rỗi.

Thói quen chống cằm lúc ngồi học:

Chống cằm lúc ngồi học là một trong các thói quen làm răng hô mà các bậc cha mẹ nên khuyên trẻ không nên làm, cụ thể là chống cằm một bên hay chống cằm đẩy hàm lui.

Ở tư thế chống cằm thông thường, nếu trẻ thường xuyên thực hiện động tác này thì sẽ dễ gây ra tình trạng móm. Nếu chống cằm mà tay đẩy từ phía trước cằm thì sẽ khiến hàm dưới của trẻ bị lùi về phía sau, lúc này xương hàm trên sẽ ở vị trí hô hàm so với hàm dưới, gây ra tình trạng hô răng.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách dẫn đến thay răng sớm:

Một trong các thói quen xấu làm hô răng đó chính là không tập cho trẻ vệ sinh đúng cách. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng răng sữa bị sâu, vỡ thì sẽ tự đến tuổi mà thay, hoặc cho con đi nhổ sớm để răng vĩnh viễn mọc lên. Trên thực tế, các răng sữa khi thay không đúng thời điểm sẽ dễ dẫn tới tình trạng mọc lệch răng, đặc biệt, khi nhóm răng cửa hàm trên thay sớm thì sẽ chiếm nhiều chỗ trong xương hàm và dễ gây hô răng, nặng hơn là hô hàm. Nhưng đa phần hiện nay, các trường hợp thay răng cửa hàm trên sớm đều bắt nguồn từ việc không vệ sinh răng đúng cách, dẫn đến sâu răng. Qua đó, có thể khẳng định rằng thói quen vệ sinh răng miệng kém từ nhỏ là một trong các thói quen xấu làm hô răng.

3. Các thói quen giúp răng bớt hô

Nếu trẻ ở trong độ tuổi đã thay được răng cối lớn hàm dưới thứ nhất và toàn bộ nhóm răng cửa, răng hàm thì tốt nhất ba mẹ nên cho trẻ niềng răng để đạt được hiệu quả tốt ưu. Nếu chưa đến độ tuổi này thì có thể tập cho trẻ một số thói quen giúp răng bớt hô như sau

  • Cho trẻ mang hàm trainer: Hàm trainer là một trong số những phương pháp dễ chịu nhất dùng để định hướng răng mọc cho trẻ theo cung hàm lý tưởng và tránh các tình trạng răng móm, răng hô. Tuy nhiên, khi thực hiện thói quen giúp răng bớt hô bằng cách đeo hàm trainer thì phải theo dõi thời gian đeo của trẻ trong ngày và phải cho đeo hàm trainer đúng với độ tuổi, giai đoạn của trẻ.
  • Vệ sinh răng đúng cách: Trong giai đoạn răng hỗn hợp thì việc vệ sinh răng rất quan trọng, răng sâu, răng siết có thể là nguyên nhân khiến trẻ phải thay răng sớm và dẫn tới tình trạng bị hô.
  • Đưa trẻ đi khám nha sĩ định kỳ: Đây là một thói quen tốt giúp các vấn đề về răng miệng của trẻ có thể được phát hiện và điều trị sớm, kể cả việc hô răng, hô hàm. Theo các nha sĩ thì 6 tháng một lần là thời gian thích hợp để ba mẹ đưa trẻ đi đến nha khoa để kiểm tra răng miệng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan