Cai máy thở khó

Bài viết bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Trương Ngọc Hải - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Bệnh nhân được coi là khó cai máy thở nếu thất bại trong lần đầu tiên thử nghiệm thở tự nhiên (SBT) và cần đến ba lần SBT hoặc bảy ngày để thành công thở tự nhiên SBT. Có tới 40% bệnh nhân thở máy vì bệnh lý cấp tính ở các khoa HSCC rất khó cai máy thở.

1. Định nghĩa và tỷ lệ mắc

Cai máy thở có thể được phân loại thành đơn giản, khó khăn hoặc kéo dài, trong đó:

  • Cai máy thở đơn giản: Ngay lần thử đầu tiên, bệnh nhân đã thành công với thở tự nhiên (SBT). Khoảng một nửa đến hai phần ba số bệnh nhân tại các khoa hồi sức cấp cứu (ICU) được cai máy thở đơn giản.
  • Khó cai máy thở: Bệnh nhân thất bại với SBT lần đầu tiên; có khi cần đến ba lần thử hoặc bảy ngày cai máy thở với thở tự nhiên SBT. Chiếm tỷ lệ từ 26% đến 39% . Thường gặp ở các bệnh nhân được đặt nội khí quản trong vài tuần đầu nhập viện ICU.
  • Cai máy thở kéo dài: Bệnh nhân thất bại ít nhất ba lần thử SBT hoặc cần hơn bảy ngày để cai máy. Chiếm tỷ lệ từ 6% đến 14%. Những bệnh nhân cần thời gian nhiều hơn bảy ngày để cai máy thở có nguy cơ tử vong cao hơn và cũng có nhiều khả năng thất bại hơn so với những bệnh nhân cai máy thở đơn giản.
thở máy
Cai máy thở được chia thành các mức khác nhau tùy thuộc vào trường hợp của bệnh nhân

2. Nhận biết và xác định nguyên nhân

Bác sĩ nên xác định và điều trị những nguyên nhân có thể dẫn đến cai máy thở thất bại trước khi tiếp tục cai máy thở, cụ thể:

  • Xác định nguyên nhân: Có nhiều yếu tố làm mất cân bằng giữa sức cơ hô hấp và công hô hấp dẫn đến cai máy thở thất bại. Thường là các yếu tố liên quan bệnh lý hô hấpbệnh lý tim mạch; các rối loạn về tâm lý hoặc liên quan đến dinh dưỡng, liên quan đến hệ thống dây máy thở ít phổ biến hơn. Bác sĩ có thể xác định và điều trị các nguyên nhân thông qua thăm khám lâm sàng, xét nghiệm, phân tích khí máu động mạch, điện tâm đồ và X quang ngực, đánh giá về tình trạng sử dụng thuốc an thần và kiểm tra hệ thống dây máy thở.
  • Điều trị nguyên nhân: Bác sĩ cần chú ý tích cực can thiệp, điều trị các nguyên nhân dẫn đến cai máy thở khó khăn.
  • Tiếp tục cai máy thở: Sau khi Bác sĩ đã can thiệp, điều trị các nguyên nhân có thể gây ra sự phụ thuộc máy thở, nên đánh giá lại tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và thực hiện cai máy thở tiếp theo. Tiến hành thử nghiệm thở tự nhiên (SBT) tương tự như lần cai máy thở đầu tiên ngoại trừ cần chú ý để bệnh nhân có tư thế thoải mái, giữ thông thoáng đường thở và lựa chọn phương thức thông khí phù hợp giữa các lần thử nghiệm cai máy; tiến hành thử nghiệm thở tự nhiên (SBT) thường kéo dài thời gian hơn (tối đa hai giờ). Nên áp dụng thở tự nhiên qua ống T đối với bệnh nhân có rối loạn chức năng tim.
  • Nên cho bệnh nhân thở máy vận động sớm/vật lý trị liệu tạo điều kiện thành công cai thở máy. Tuy nhiên, các chiến lược điều trị cụ thể cho những bệnh nhân khó cai máy thở chưa được nghiên cứu. Lợi ích của tập luyện cơ hô hấp chưa được chứng minh rõ ràng và do đó thường chưa được khuyến cáo thường quy.

3. Bệnh nhân lệ thuộc máy thở lâu dài (REFRACTORY PATIENTS)

Một số bệnh nhân vẫn khó cai máy thở mặc dù tình trạng bệnh lý cấp tính và các yếu tố góp phần dẫn đến thất bại trong cai máy thở đã được giải quyết. Các trường hợp này thường được phẫu thuật mở khí quản và được chuyển đến cơ sở chăm sóc dài hạn để có thể được thực hiện các nỗ lực cai máy thở tiếp theo (cai máy thở kéo dài). Cân nhắc mở khí quản cho bệnh nhân cai máy thở dự kiến ​​sẽ kéo dài.

Mở khí quản, thở khí quản
Bệnh nhân sẽ được cân nhắc về việc mở khí quản trong các tình huống cai máy thở kéo dài

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

(Lược dịch từ “Management of the difficult-to-wean adult patient in the intensive care unit. Scott K Epstein, Martin F Joyce-Brady. UpToDate)

Tài liệu tham khảo:

  1. Funk GC, Anders S, Breyer MK, et al. Incidence and outcome of weaning from mechanical ventilation according to new categories. Eur Respir J 2010; 35:88.
  2. Peñuelas O, Frutos-Vivar F, Fernández C, et al. Characteristics and outcomes of ventilated patients according to time to liberation from mechanical ventilation. Am J Respir Crit Care Med 2011; 184:430.
  3. Boles JM, Bion J, Connors A, et al. Weaning from mechanical ventilation. Eur Respir J 2007; 29:1033.
  4. Jeong BH, Ko MG, Nam J, et al. Differences in clinical outcomes according to weaning classifications in medical intensive care units. PLoS One 2015; 10:e0122810.

XEM THÊM

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

832 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan