Mở khí quản cấp cứu: Những điều cần biết

Mở khí quản cấp cứu là kỹ thuật được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, được tiến hành trước khi phẫu thuật vùng mặt và cổ, áp dụng rộng rãi trong chuyên khoa gây mê hồi sức, cấp cứu ngoại khoa và trong chấn thương.

1. Lợi ích của việc mở khí quản

  • Giảm được khoảng chết vô ích ở những đối tượng bệnh nhân thở yếu;
  • Có thể hút đờm dãi qua lỗ mở một cách dễ dàng;
  • Đưa các dụng cụ cấp cứu qua lỗ mở khi bệnh nhân có biểu hiện khó thở;
  • Tránh cho thức ăn rơi vào đường thở;
  • Qua lỗ mở khí quản có thể cho oxy và khí quản dễ dàng.

2. Chỉ định và chống chỉ định mở khí quản cấp cứu

2.1. Chỉ định mở khí quản cấp cứu thuộc phạm vi Tai - Mũi - Họng

Chỉ định mở khí quản cấp cứu thuộc phạm vi Tai-Mũi-Họng (đây là các trường hợp khó thở thanh quản ở trẻ em và người lớn). Cụ thể như sau:

2.2. Các chỉ định mở khí quản thuộc phạm vi hồi sức hô hấp

  • Bệnh về thần kinh trung ương có biểu hiện hô hấp như suy hô hấp do bệnh tích não trung ương hoặc hình thái hành tủy của bệnh bại liệt ở trẻ em.
  • Các nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng hôn mê kéo dài, ngoài ra còn gây nên hiện tượng ứ đọng đờm và xuất tiết bên trong khí quản.
  • Bệnh uốn ván có kết hợp với biểu hiện hàm cứng khó nuốt, trong trường hợp này cần phải đề phòng cơn co thắt thanh môn.
  • Bệnh nhược cơ có biểu hiện hô hấp.
  • Những bệnh nhân suy hô hấp nặng mạn tính có xảy ra những giai đoạn cấp.
  • Thực hiện phẫu thuật lồng ngực để hô hấp hỗ trợ thông qua khí quản.
  • Thực hiện phẫu thuật tim mở.
  • Phẫu thuật thần kinh trong các bệnh của tủy sống và hố não sau.
  • Những chấn thương như: sọ não lồng ngực, răng hàm mặt, bỏng nặng,... phải thực hiện kỹ thuật mở khí quản để tạo điều kiện để bệnh nhân hồi sức. Còn có mục đích khác là cho phép di chuyển đến những trung tâm cần thiết.

2.3. Chống chỉ định của kỹ thuật mở khí quản cấp cứu

Kỹ thuật mở khí quản cấp cứu không có chống chỉ định.

Sơ cứu khi trẻ bị ngạt đường thở do dị vật
Có dị vật đường thở cần thực hiện kỹ thuật mở khí quản cấp cứu

3. Chuẩn bị kỹ thuật mở khí quản cấp cứu

3.1. Chuẩn bị dụng cụ

Những dụng cụ cần chuẩn bị: Bộ dụng cụ mổ phần mềm, banh khí quản 3 chạc, kẹp chữ T, bộ Canul khí quản (bằng kim loại hoặc nhựa tổng hợp), ống cao su luồn qua Canul, máy hút xuất tiết trong khí quản.

Nếu không có Canul có thể thay thế bằng đoạn cao su hoặc ống nhựa có kích thước tương tự.

Bảng lựa chọn Canul theo độ tuổi:

Số Khẩu kính (mm) Độ tuổi
000 5 <1
00 6 1 - 1,5
0 6,5 1,5 - 2
1 7 2 - 4
2 7,5 4 - 6
3 8 6 - 8
4 8,5 Thiếu niên
5 9 Người lớn

3.2. Chuẩn bị cho người bệnh

Chuẩn bị cho bệnh nhân tùy thuộc vào tình trạng cấp cứu khó thở, cụ thể như sau:

  • Nếu là người lớn thì để bệnh nhân ở tư thế ngồi, cho trợ tim và thở oxy trước khi thực hiện phẫu thuật.
  • Nếu là trẻ em thì trước khi mở khí quản cần đặt ống nội khí quản để hồi sức (bởi trẻ đang ngạt thở). Động thời tác dụng của việc đặt ống nội khí quản còn giúp tìm khí quản nhỏ và mềm trong quá trình phẫu thuật.

4. Tiến hành kỹ thuật mở khí quản cấp cứu

4.1. Phương pháp vô cảm

Trong trường hợp cấp bách thì không cần gây tê mà phải tranh thủ thời gian để cứu sống bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch. Một điều cần lưu ý là khi bệnh nhân ngạt thở sắp tử vong thì mọi cảm ứng cũng đã suy giảm đi rất nhiều

Gây tê ngay tại chỗ bằng Novocain 1% hoặc Lidocain 1% pha lẫn với Adrenalin. Tiêm gây tê dọc theo đường rạch và lần lượt từng lớp một. Trước khi rạch sụn khí quản phải bơm 1ml thuốc tê vào lòng khí quản để tránh phản xạ ho hoặc ngất .

Chú ý: Không nên sử dụng morphin và các loại tương tự gây nên tình trạng suy hô hấp.

4.2. Kỹ thuật mở khí quản

  • Kỹ thuật mở khí quản cao

Mở các vòng sụn khí quản 1, 2 (vị trí trên eo tuyến giáp). Đây là kỹ thuật tương đối nhanh, áp dụng cho những bệnh nhân mổ cấp cứu.

Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa, đặt một gối đệm ở dưới vai, cho đầu ngửa ra sau tối đa, sau khi gây tê cần có y tá giữ đầu bệnh nhân. Nếu đối tượng là trẻ em quấy khóc thì nên cuộn tròn người trong khăn to rồi mới đặt lên bàn mổ, vẫn phải có hỗ trợ một y tá giữ đầu, một y tá giữ người.

Người thực hiện kỹ thuật: Bác sĩ thực hiện chính phải đứng bên phải của bệnh nhân còn phụ mổ thì đứng phía đối diện

  • Kỹ thuật mở khí quản thấp

Vị trí mở khí quản thấp ở các vùng sụn dưới eo tuyến giáp số 4, 5, 6. Áp dụng kỹ thuật này trong trường hợp bệnh nhân bị khó thở nhẹ, không có đe dọa do ngạt thở, có sự chuẩn bị chu đáo ngay từ đầu. Kỹ thuật này tương đối khó và làm chậm hơn kỹ thuật mở khí quản cao.

Đường rạch da khi thực hiện kỹ thuật này có thể là đường thẳng, lựa chọn rạch ngang để đảm bảo thẩm mỹ cho người bệnh. Kích thước vết rạch khoảng 5 đến 6cm từ bờ, sử dụng banh tự động có móng để vén rộng hai bên da.

5. Tai biến có thể xảy ra khi thực hiện kỹ thuật

Ngừng tim
Ngừng tim, ngừng thở là tai biến có thể xảy ra khi thực hiện kỹ thuật này

Trong quá trình thực hiện

  • Không luồn được Canul vào khí quản;
  • Máu chảy khiến lỗ mổ bị che lấp;
  • Ngừng tim, ngừng thở.

Sau khi thực hiện kỹ thuật

  • Tràn khí dưới da;
  • Ống Canul bị tuột ra ngoài khí quản;
  • Chảy máu thứ phát;
  • Phối hoặc khí quản bị nhiễm khuẩn.

Kỹ thuật mở khí quản cấp cứu là kỹ thuật quan trọng trong cấp cứu một số trường hợp nguy hiểm đến tính mạng, cần được thực hiện chính xác bởi các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã ứng dụng kỹ thuật đặt ống nội khí quản trong quá trình cấp cứu, phẫu thuật điều trị bệnh. Kỹ thuật đặt ống nội khí quản tại Vinmec được thực hiện bài bản, đúng chuẩn quy trình bởi đội ngũ y bác sĩ tay nghề chuyên môn cao, hệ thống máy móc hiện đại. Từ đó đem lại hiệu quả điều trị bệnh tối ưu cho Quý khách hàng!

Quý khách có nhu cầu khám bệnh bằng các phương pháp hiện đại, đạt hiệu quả cao tại Vinmec vui lòng đăng ký khám TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan