Thần khúc là thuốc gì và công dụng chữa bệnh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Bích Ngọc - Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông

Thần khúc hay kiến thần khúc, lục thần khúc... là chế phẩm từ bột mì và các thuốc bột khác trộn đều, ép khuôn rồi lên men. Thần khúc chứa tinh dầu, men rượu bia, đạm, lipid và vitamin. Theo Đông y, thần khúc tính ôn, vị ngọt và cay; vào kinh tỳ và vị; giúp tiêu thực hóa tích, kiện tỳ và khai vị.

1. Đôi nét về thần khúc dược liệu

Thực chất thần khúc không phải là tên một cây thuốc nhất định, mà là một khối chất rắn được bào chế từ nhiều thành phần khác nhau, bao gồm các thảo dược và bột mì (hoặc bột gạo, hồ nếp để kết dính lại). Những thành phần này được lên men trong điều kiện thích hợp, sau đó phơi khô và làm thuốc.

Công thức điều chế thần khúc rất đa dạng, được ghi chép trong nhiều sách Đông y cổ truyền. Ban đầu, thần khúc vị thuốc chỉ gồm 6 thành phần cơ bản, nhưng về sau số lượng nguyên liệu tăng lên đến 30 - 52 loại và thường được bào chế vào mùa nóng để dễ lên men hơn.

Tên gọi là “thần khúc” của vị thuốc này bắt nguồn từ xa xưa, dân gian có quan niệm rằng các vị thần sẽ hội họp với nhau vào tháng 5 âm lịch. Vì vậy, người ta thường bào chế thuốc trùng thời điểm này với hy vọng tâm linh và đặt tên “thần khúc” hoặc “lục thần khúc” (gồm 6 vị). Bên cạnh đó, thần khúc dược liệu đôi khi còn được gọi là “Kiến thần khúc” vì có xuất xứ từ tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc).

2. Thần khúc có tác dụng gì?

Ngoài phần tinh dầu, trong thần khúc thuốc còn chứa chất béo, đường và men lipase. Y Học Cổ Truyền cho biết thần khúc có vị cay ngọt, tính ôn, thông vào hai kinh Tỳ và Vị.

Công dụng của vị thuốc này thiên về tiêu hóa, bao gồm các chủ trị như:

Cách dùng: Mỗi ngày sắc hoặc hãm từ 9 - 30g thần khúc thành nước uống hoặc tán bột uống. Một vài trường hợp tán bột làm thuốc hoàn tán thì cần sao đen trước khi sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Lưu ý: Phụ nữ sinh nở mà không bị tích huyết, phụ nữ mang thai, hay những người tỳ âm hư vị hỏa thịnh, viêm dạ dày đa toan và bị nóng ruột do tỳ hư là những đối tượng không nên dùng thần khúc thuốc.


Thần khúc có tác dụng trong điều trị bệnh về tiêu hóa
Thần khúc có tác dụng trong điều trị bệnh về tiêu hóa

3. Những bài thuốc dùng thần khúc dược liệu

  • Khó tiêu, đau bụng và nôn mửa: 4g mỗi vị thần khúc, mạch nha và sơn tra. Sắc với nước thành thuốc rồi chia làm 3 lần uống trong ngày.
  • Khó tiêu kèm đầy bụng và đi lỵ: 14g mỗi vị thần khúc, thương truật, vỏ quýt chín phơi khô, hậu phác và mạch nha. Tán bột và dùng mỗi ngày từ 3 - 6g, chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày.
  • Vị hư, bụng đói nhưng không muốn ăn: 120g mỗi vị thần khúc, vỏ quýt chín phơi khô và chỉ thực, kết hợp với 80g mỗi vị bạch truật và hậu phác, và 40g mỗi vị mộc hương, bán hạ, cam thảo Bắc, binh lang (bài thuốc Hòa trung kiện tỳ hoàn). Tán bột vo thành viên, mỗi ngày dùng dần từ 16 - 20g.
  • Phục hồi sức khỏe sau cảm sốt, lao động vất vả và giảm kém ăn mất ngủ, sợ lạnh, mệt mỏi trong người: 12g mỗi loại phòng đảng sâm, mạch môn, hoàng kỳ (chích), bạch truật, sắc uống cùng 8g mỗi loại thần khúc, sâm bố chính, đương quy, mạch nha, kết hợp 6g mỗi loại hoàng cầm và bán hạ chế, 4g mỗi vị trần bì, sài hồích trí nhân, cuối cùng là thêm 3g thương truật.

4. Một số món ăn dùng thần khúc vị thuốc

  • Thần khúc tán: Dùng cho người bị tiêu chảy hoặc đau bụng quặn. Tán bột mịn 30g thần khúc, kết hợp với 15g mỗi vị thục địa và bạch truật. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g kết hợp với nước đun sôi hay nước gạo rang.
  • Thần khúc nhục quế tiểu hồi tán: Thích hợp cho người viêm loét dạ dày - tá tràng thể hư hàn, lạnh bụng gây đau... Tán bột mịn 10g mỗi vị thần khúc và nhục quế, cùng 5g tiểu hồi. Mỗi lần dùng 2g, ngày uống khoảng 2 - 3 lần.
  • Bột thần khúc trần bì cam thảo: Dùng cho trẻ em bị nôn mửa, tiêu chảy, hoặc rối loạn tiêu hóa. Tán bột mịn 10g mỗi vị thần khúc và trần bì, thêm 5g cam thảo hòa với nước cháo hoặc nước gạo rang rồi uống.
  • Bánh canh thần khúc: Thích hợp với người lớn tuổi tỳ vị hư nhược, ăn kém, khó tiêu, hoặc bị hôi miệng, đầy trướng bụng, ợ hơi, gầy yếu, suy nhược, hay bị nôn khi ăn.
    • Nguyên liệu: 150g bột mì, 60g thần khúc tán mịn, 90g nước gừng và 60g thịt dê.
    • Cách làm: Nhào bột mì, bột thần khúc và nước gừng rồi cán thành sợi thô. Thái lát thịt dê thái lát, đem nấu như canh súp. Khi canh thịt dê chín, cho sợi bánh canh vào, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi nấu tiếp đến khi chín. Ăn khi đói, mỗi ngày 1 lần và lặp lại hàng tuần.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe