Bệnh tiểu đường và cảm lạnh

Khi bị cảm lạnh, người bệnh tiểu đường khó điều chỉnh lượng đường trong máu hơn. Do đó, điều trị cảm lạnh, tuân thủ thuốc và chế độ ăn uống đặc biệt sẽ làm hạn chế nguy cơ tăng hoặc hạ đường huyết đột ngột.

1. Tại sao tăng đường huyết khi bị cảm lạnh?

Bị cảm lạnh khi mắc tiểu đường có thể khiến cơ thể khó sử dụng insulin đúng cách, gây tăng lượng đường trong máu. Nguyên nhân là do khi bị cảm lạnh, cơ thể sẽ tiết ra các hormone chống nhiễm trùng gây cản trở hoạt động của insulin.

Đối với người bị tiểu đường tuýp 1, tăng đường huyết có thể gây nhiễm toan ceton, gây đe dọa tính mạng người bệnh.

Đối với người bị tiểu đường tuýp 2, tăng đường huyết có thể gây tình trạng nguy kịch được gọi là hôn mê do đái tháo đường.

Hôn mê
Người bị tiểu đường tuýp 2 khi tăng đường huyết có khả năng rơi vào trạng thái hôn mê

2. Nên kiểm tra đường huyết bao lâu một lần khi bị cảm lạnh?

Người bệnh tiểu đường bị cảm lạnh cần kiểm tra đường huyết ít nhất 3 - 4 giờ/lần. Nếu đường huyết không gần với mục tiêu, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ để điều chỉnh liều lượng insulin.

Tự đo đường huyết
Khi bị cảm lạnh, cần đo đường huyết thường xuyên để theo dõi

3. Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và uống gì khi bị cảm lạnh?

The American Diabetes Association khuyến cáo bạn cố gắng cung cấp cho cơ thể khoảng 15 gram carbs/giờ từ các loại thực phẩm như:

  • Thanh nước ép trái cây trọng lượng 85 gram
  • 1/2 cốc sữa chua đông lạnh
  • 1/2 chén ngũ cốc nấu chín

Người bị tiểu đường nhịn ăn, có thể xảy ra hạ đường huyết.

Nếu bạn bị sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy, hãy uống một cốc nước mỗi giờ để tránh mất nước. Nếu lượng đường trong máu quá cao, hãy nhấm nháp nước hoặc bia gừng không đường. Nếu lượng đường trong máu quá thấp, hãy nhấm nháp nửa cốc nước táo hoặc 1/2 cốc bia gừng.

Tuy nhiên, hãy cân nhắc xem những loại thực phẩm và nước uống này có phù hợp với chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường hiện tại của bạn hay không trước khi sử dụng.

4. Loại thuốc cảm cho người tiểu đường?

Bạn có thể dùng một số loại thuốc cảm không kê đơn, nhưng tránh các sản phẩm có nhiều đường như thuốc nhỏ hoặc thuốc dạng lỏng. Đọc kỹ nhãn thành phần và nhờ bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng. Nếu bạn bị huyết áp cao, hãy tránh các loại thuốc cảm có chứa chất thông mũi, vì có thể làm huyết áp tăng cao hơn nữa.

Thuốc cảm
Thuốc cảm dành cho người tiểu đường cần uống theo kê đơn của bác sĩ

5. Làm sao để tránh bị cảm lạnh cho người bệnh tiểu đường?

Để phòng tránh cảm lạnh cho người bệnh tiểu đường thì việc đầu tiên cần thực hiện là đảm bảo bạn bạn và các thành viên trong gia đình rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên nay, không có vắc-xin chống lại cảm lạnh, nhưng bạn có thể tiêm phòng cúm mỗi năm để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Khi bị cảm lạnh, người bệnh tiểu đường khó điều chỉnh lượng đường trong máu hơn, gây tăng lượng đường trong máu và để lại những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, người bệnh cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng chống cảm lạnh, đồng thời thực hiện tiêm chủng cúm hàng năm đầy đủ. Bên cạnh đó, cần duy trì chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp. Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cũng cần thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe, đường huyết, phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường gây ra.

Please dial HOTLINE for more information or register for an appointment HERE. Download MyVinmec app to make appointments faster and to manage your bookings easily.

Nguồn tham khảo: webmd.com

This article is written for readers from Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.6K

Relating articles
  • benh-dai-thao-duong-trong-dich-benh-covid-19
    Diabetes in the COVID-19 epidemic

    Cùng với bệnh viêm phổi, cục máu đông và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác do virus SARS-CoV-2 (virus COVID-19) gây ra, một số nghiên cứu cũng đã xác định được một mối liên hệ đáng lo ngại ...

    Readmore
  • Hội chứng chuyển hóa
    Metabolic syndrome

    Hội chứng chuyển hóa là một tình trạng đại diện cho một nhóm các yếu tố nguy cơ. Những người mắc hội chứng chuyển hóa có nhiều khả năng phát triển các tình trạng bệnh mãn tính, bao gồm bệnh ...

    Readmore
  • Đái tháo đường tại Việt Nam
    Chronic obstructive pulmonary disease and diabetes

    Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường là những bệnh đồng mắc phổ biến thường gặp, và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh.

    Readmore
  • Béo
    Causes and diagnostic criteria for metabolic syndrome

    Metabolic syndrome refers to a group of cardiovascular risk factors whose underlying causes are related to insulin resistance. This syndrome includes obesity, hypertension, hyperglycemia, and elevated blood triglycerides.

    Readmore
  • Bệnh đái tháo đường: bệnh sinh và phân loại theo WHO 2019
    Loss of blood sugar control in people with diabetes

    Lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết) ảnh hưởng đến những người mắc bệnh tiểu đường. Một số yếu tố có thể góp phần làm tăng đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường, bao gồm lựa chọn ...

    Readmore