Công dụng thuốc Lomerate

Lomerate là thuốc điều trị các bệnh lý liên quan đến tăng tiết acid dạ dày. Với tác dụng chống nôn, giảm cảm giác chướng bụng, khó tiêu sau khi ăn, thuốc đang được nhiều bệnh nhân ưa chuộng. Vậy cách uống thế nào là đúng? Những điểm cần phải quan tâm và lưu ý đến khi dùng sẽ được chia sẻ qua bài viết dưới đây.

1. Công dụng thuốc Lomerate là gì?

1.1. Thuốc Lomerate là thuốc gì?

Thuốc Lomerate là loại thuốc dùng để kê đơn, nó thuộc nhóm ETC được chỉ định để điều trị các bệnh về viêm loét thực quản do trào ngược, phòng ngừa viêm loét dạ dày, tá tràng do dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), hoặc kiểm soát buồn nôn và nôn có nguồn gốc thần kinh trung ương và điều trị hội chứng Zollinger Ellison.

Thuốc Lomerate có hoạt chất chính Lansoprazol 30,00 mg, Domperidone maleate 10,00 mg (tương đương với 7,86 mg domperidone) và tá dược: Đường Saccrose; Natri starch glycolate; Natri lauryl sulfat; Povidone K30; Hypromellose phthalate 50; Hypromellose 603; Mannitol; Diacetylated monoglycerides; Talc; Alcohol 96°: Nước tinh khiết; Aceton.

Thuốc Lomerate được bào chế ở dạng: Viên nang cứng chứa vi nang tan trong ruột và đóng gói hộp có 3 vỉ, mỗi vỉ chứa 10 viên thuốc.

1.2. Thuốc Lomerate có tác dụng gì?

  • Thuốc Lomerate dùng để điều trị viêm loét thực quản do trào ngược.
  • Điều trị dài hạn cho người bệnh bị viêm thực quản đã chữa lành để phòng ngừa tái phát.
  • Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày - thực quản.
  • Phối hợp với phác đồ kháng khuẩn thích hợp để điều trị tiệt căn H.pylori và bệnh loét tá tràng, làm giảm nguy cơ tái phát.
  • Chữa lành loét dạ dày do dùng thuốc kháng viêm không steroid.
  • Phòng ngừa loét dạ dày và loét tá tràng do dùng thuốc kháng viêm không steroid ở bệnh nhân có nguy cơ cao.
  • Kiểm soát tình trạng buồn nôn, nôn có nguồn gốc từ thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Chống nôn ở người bệnh dùng thuốc kìm hãm tế bào hoặc trị liệu bằng phóng xạ.
  • Điều trị hội chứng Zollinger Ellison.

2. Cách sử dụng của thuốc Lomerate

2.1. Cách dùng thuốc Lomerate

Thuốc Lomerate khi người dùng uống nên được nuốt nguyên viên thuốc, uống thuốc với nước lọc hoặc nước đã được đun sôi và cần uống trước khi ăn ít nhất là 30 phút, nếu khó nuốt thì có thể tháo viên nang ra và uống các vi hạt, không nên nhai hay nghiền nát vi hạt. Thời gian dùng thuốc Lomerate kéo dài không quá 8 tuần, vì có thể sẽ gặp khối u carcinoid khi dùng kéo dài.

Thuốc Lomerate được dùng cho người bệnh đang điều trị dưới sự kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.

2.2. Liều dùng của thuốc Lomerate

Người lớn và trẻ dưới 12 tuổi

  • Điều trị bệnh viêm loét thực quản do trào ngược: Uống mỗi lần 1 viên, 1 lần trên ngày trong vòng 4 tuần. Nếu người bệnh chưa khỏi hẳn, có thể uống thêm 4 tuần nữa.
  • Điều trị dài hạn cho người bệnh bị viêm thực quản đã được chữa lành để phòng ngừa tái phát: Uống mỗi lần 1 viên, 1 lần trên ngày.
  • Điều trị các triệu chứng về bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Uống mỗi ngày 1 viên.
  • Phối hợp với phác đồ kháng khuẩn thích hợp để điều trị tiệt căn H.pylori và bệnh loét tá tràng, làm giảm nguy cơ tái phát: Lansoprazol 30 mg, Amoxicillin loại 1 g, hoặc là Clarithromycin 500 mg, và Tinidazol tất cả được dùng 2 lần trong ngày, và dùng trong vòng 10 ngày.

Người bệnh cần điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid liên tục

  • Chữa lành bệnh loét dạ dày do dùng thuốc kháng viêm không steroid: Liều thông thường uống lần 1 viên, 1 lần trong ngày, điều trị trong 4 đến 8 tuần.
  • Phòng ngừa bệnh loét dạ dày, loét tá tràng do dùng thuốc kháng viêm không steroid ở người bệnh có nguy cơ cao: Uống lần 1 viên, 1 lần trong ngày.
  • Điều trị hội chứng Zollinger Ellison
  • Liều đầu tiên khuyến cáo: Uống lần 1 viên, 1 lần trong ngày. Sau đó điều chỉnh liều tùy theo đáp ứng của từng người bệnh.

Người bệnh đang bị tổn thương chức năng thận.

  • Không cần phải điều chỉnh liều. Do ít kinh nghiệm về việc dùng thuốc ở người bị bệnh thận nên thận trọng khi dùng ở những người bệnh này.

Người bệnh đang bị tổn thương chức năng gan.

  • Không cần phải điều chỉnh liều ở những người bệnh bị tổn thương gan từ mức độ nhẹ đến trung bình. Ở người bệnh suy gan nặng không nên dùng quá liều.

Khó tiêu, đầy hơi

  • Mỗi ngày 1 viên, dùng từ 1 đến 2 tuần.

Thông thường các thuốc loại có thể uống trong khoảng 1 đến 2 giờ sau so với quy định trong đơn thuốc. Trừ khi là thuốc có quy định nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thì người bệnh có thể uống thuốc sau một vài tiếng khi phát hiện quên liều. Nhưng nếu thời gian đã quá gần thời điểm cần uống liều tiếp theo, thì người bệnh không nên uống có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Cần tuân thủ đúng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.

Bên cạnh đó, thuốc kháng cholinergic, thuốc chống Parkinson, thuốc chống histamin với các tinh chất kháng histamin có thể giúp ích để kiểm soát các phản ứng ngoại tháp. Không có thuốc chống độc đặc hiệu với domperidon, nhưng khi gặp quá liều, có thể có ích nếu giải độc bằng rửa dạ dày và uống than hoạt.

Lansoprazol không kéo được khỏi tuần hoàn bằng thẩm tách lọc máu. Trong một trường hợp quá liều, bệnh nhân đã dùng 600 mg lansoprazol mà không gặp phản ứng

3. Chống chỉ định của thuốc Lomerate

  • Ở những người bệnh nhạy cảm với một trong các thành phần nào của thuốc hay dẫn xuất Benzimidazol và với Domperidon.
  • Các thuốc kháng Cholinergic có thể sẽ ức chế những tác dụng của Domperidon. Nếu bắt buộc phải dùng kết hợp với các loại thuốc này thì người bệnh có thể dùng Atropin sau khi đã cho uống Domperidon.
    Nếu dùng thuốc Domperidon với các thuốc loại kháng acid hoặc là thuốc ức chế tiết acid thì cần phải uống domperidon trước bữa ăn và phải uống các loại thuốc kháng acid hoặc thuốc ức chế tiết acid sau các bữa ăn.
  • Thuốc Lomerate không gây quái thai. Nhưng để an toàn hơn cho người đang mang thai nên tránh dùng thuốc.
  • Thuốc Lomerate bài tiết vào sữa mẹ với nồng độ thấp; không dùng thuốc cho người cho con bú.

4. Lưu ý khi sử dụng của thuốc Lomerate

  • Khi nghi ngờ hoặc bị loét dạ dày, nên loại trừ khả năng bệnh lý ác tính, vì điều trị bằng Lansoprazol có thể làm giảm triệu chứng và làm chậm trễ việc chẩn đoán.
  • Tính an toàn và hiệu quả của thuốc ở trẻ em dưới 12 tuổi chưa được chứng minh.
  • Phụ nữ có thai: Chưa có đủ dữ liệu lâm sàng về việc dùng lansoprazol trên phụ nữ có thai. Nên thận trọng khi kê toa cho phụ nữ có thai.
  • Phụ nữ nuôi con bú: Chưa biết lansoprazol có tiết ra sữa mẹ hay không. Không có nghiên cứu nào trên phụ nữ cho con bú được thực hiện. Vì vậy, không nên dùng lansoprazol trong khi cho con bú.
  • Bệnh nhân nếu gặp chóng mặt hoặc các rối loạn khác về thần kinh trung ương, bao gồm về thị giác, thì không nên lái xe hoặc vận hành máy móc.

5. Tác dụng phụ của thuốc Lomerate

  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, khô miệng, viêm hầu, bất thường về vị giác.
  • Thần kinh: Nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, mắt ngủ, run.
  • Da: phát ban, mày đay, ngứa, rụng tóc trong một số trường hợp.
  • Phản ứng gan: Có thể tăng enzym gan
  • Huyết học: Giảm tiểu cầu, thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu ưa eosin (hiếm).
  • Các phản ứng khác: Mệt, sốt, đau khớp, vú to ở nam giới, chảy sữa (hiếm), nhìn mờ trong một vài trường hợp. Trước khi dùng thuốc, cần loại trừ khả năng ác tính của loét dạ dày hoặc bệnh ác tính của thực quản, vì rằng thuốc này có thể cải thiện các triệu chứng loét ác tính và như vậy có thể làm chậm trễ sự chẩn đoán ung thư.

6. Cách bảo quản thuốc Lomerate

  • Bảo quản thuốc Lomerate ở nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ không quá 30°C, trong bao bì gốc và tránh ánh sáng.
  • Để thuốc Lomerate xa tầm tay trẻ em.
  • Bảo quản thuốc trong 36 tháng kể từ khi sản xuất, đối với thuốc đã tiếp xúc với không khí thì nên sử dụng ngay.
  • Người dùng cần đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Lomerate trước khi dùng.
  • Trước khi dùng cần xem hạn sử dụng thuốc có ghi trên bao bì thuốc. Nếu thuốc hết hạn hoặc người bệnh không dùng đến nữa cần được xử lý đúng theo quy định đã được khuyến cáo.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

120 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Hyoscyamine
    Thông tin về thuốc Hyoscyamine

    Thuốc Hyoscyamine thuộc nhóm thuốc kháng cholinergic. Thuốc Hyoscyamine được chỉ định trong điều trị bệnh về dạ dày, đường ruột, hội chứng ruột kích thích... Tuy nhiên trong quá trình điều trị với thuốc Hyoscyamine có thể gặp một ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Thuốc homatropaire
    Thuốc Homatropaire: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

    Thuốc Homatropaire thuộc nhóm thuốc kháng cholinergic, được sử dụng trước và sau khi phẫu thuật mắt, và để điều trị bệnh ở mắt như viêm màng bồ đào. Homatropine hydrobromid hoạt động bằng cách mở rộng (làm giãn) đồng ...

    Đọc thêm
  • trihexyphenidyl 5mg
    Công dụng thuốc Trihexyphenidyl 5mg

    Trihexyphenidyl 5mg, một thuốc kháng cholinergic được sử dụng trong điều trị bệnh Parkinson. Thuốc có khả năng ức chế thần kinh phế vị của tim, chống lại các co thắt cơ trơn, ức chế trung tâm vận động ở ...

    Đọc thêm
  • thuốc Cuvposa
    Công dụng thuốc Cuvposa

    Thuốc Cuvposa thuộc về một nhóm thuốc được gọi là thuốc kháng cholinergic. Thuốc Cuvposa được sử dụng để giảm chảy nước dãi ở trẻ em từ 3 đến 16 tuổi mắc một số bệnh lý, chẳng hạn như mắc ...

    Đọc thêm
  • Rabera
    Công dụng thuốc Rabera

    Thuốc Rabera được bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là Rabeprazole 20mg dưới dạng vi hạt Natri Rabeprazol 13,33%. Vậy thuốc Rabera 20 là thuốc gì, thuốc Rabera ...

    Đọc thêm