Công dụng thuốc Spreapim

Thuốc Spreapim được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn nặng đường niệu có biến chứng, viêm phổi nặng kèm theo nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn nặng ở da và cấu trúc của da,... Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về thuốc Spreapim có tác dụng gì và lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

1. Thuốc Spreapim là thuốc gì?

  • Tên biệt dược: Spreapim
  • Số đăng ký: VD-18240-13
  • Thành phần chính của thuốc Moxacin: Cefepime Hydrocloride và L- Arginine
  • Dạng trình bày: Thuốc bột pha tiêm
  • Quy cách đóng gói: hộp 1 lọ và 1 ống nước cất pha tiêm 5 ml
  • Công ty sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Am Vi

2. Công dụng của thuốc Spreapim

Thuốc Spreapim được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm khuẩn nặng đường niệu có biến chứng
  • Viêm phổi nặng kèm theo nhiễm khuẩn huyết
  • Nhiễm khuẩn nặng ở da và cấu trúc của da
  • Viêm màng não
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Nhiễm khuẩn trong ổ bụng có biến chứng ở người lớn
  • Sốt kèm giảm bạch cầu trung tính ở người lớn và trẻ em trên 2 tháng tuổi

2. Liều dùng thuốc Spreapim

2.1. Liều dùng

Cách dùng: Truyền tĩnh mạch, tiêm tĩnh mạch chậm 3-5 phút hoặc tiêm bắp sâu. Liều lượng Cefepime sẽ tùy theo mức độ nặng nhẹ từng trường hợp.

Liều dùng:

Thời gian điều trị khoảng từ 7 - 10 ngày

  • Đối với người lớn & trẻ > 40 kg
    • Trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ - trung bình: 0,5 - 1 g/12 giờ, tiêm IV/IM.
    • Trường hợp nhiễm khuẩn nặng: 2 g/12 giờ, tiêm IV.
    • Trường hợp nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng: 2 g/8 giờ, tiêm IV.
  • Đối với trẻ =< 40 kg thì liều dùng là 50 mg/kg/8 - 12 giờ.
  • Đối với trẻ Trẻ < 2 tháng tuổi, liều dùng là 30 mg/kg mỗi 8 - 12 giờ.
  • Liều dùng cho trẻ em không được vượt quá liều khuyến cáo dùng cho người lớn.
  • Đối với người suy thận có ClCr < 50 mL/phút, cần điều chỉnh liều phù hợp

2.2. Xử trí khi quá liều, quên liều

Quá liều:

Trong trường hợp sử dụng thuốc Spreapim quá liều so với quy định và có những biểu hiện bất thường như mê sảng, bệnh nhân bị suy thận có thể xảy ra co cơ hoặc hôn mê, tăng BUN và creatinin huyết thanh cũng được ghi nhận, cần liên hệ ngay đến trung tâm cấp cứu hoặc cơ sở y tế gần nhất.

Biện pháp xử trí quá liều: Lọc máu qua màng bụng hoặc lọc máu thận nhân tạo: lọc máu trong 3 giờ sẽ lấy đi được 68% lượng Cefepim trong cơ thể

Quên liều

Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ, tránh xảy ra tình trạng quên liều làm giảm hiệu quả điều trị. Nếu trường hợp quên liều thuốc Spreapim, hãy sử dụng liều quên khi nhớ ra vào lúc sớm nhất. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa liều quên và liều tiếp theo quá gần nhau hãy bỏ qua liều quên. Người bệnh không nên sử dụng gấp đôi liều thuốc Spreapim, vì có thể gây ra tình trạng quá liều thuốc. Để khắc phục tình trạng bỏ quên liều, người bệnh có thể thực hiện đặt chuông báo thức hoặc nhờ người thân nhắc nhở.

3. Tác dụng phụ của thuốc Spreapim

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc Spreapim như sau:

  • Thường gặp: Tiêu chảy, phát ban da, đau chỗ tiêm
  • Ít gặp: Sốt, nhức đầu, tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu hạt, viêm tắc tĩnh mạch (nếu tiêm tĩnh mạch), buồn nôn, nôn, bệnh nấm, Candida ở miệng, mày đay, ngứa, tăng các enzym gan,...
  • Hiếm gặp: Phản ứng phản vệ, phù, chóng mặt, giảm bạch cầu trung tính, hạ huyết áp, giãn mạch, viêm đại tràng, viêm đại tràng giả mạc, đau bụng, chuột rút, lú lẫn, đau khớp, viêm âm đạo, ù tai,...

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Spreapim

Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc Spreapim khi người bệnh dị ứng với cefepime hoặc kháng sinh nhóm cephalosporin, penicillin hay b-lactam khác.

Thận trọng khi dùng thuốc:

  • Người có biểu hiện dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Người bị suy thận, phụ nữ có thai và phụ nữ trong thời kỳ cho con bú, trẻ < 2 tháng tuổi được khuyến cáo không sử dụng thuốc

Tóm lại, thuốc Spreapim được chỉ định dùng trong điều trị nhiễm khuẩn nặng đường niệu có biến chứng, viêm phổi nặng kèm theo nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn nặng ở da và cấu trúc của da, viêm màng não,... Để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả nhất, người bệnh nên tư vấn ý kiến bác sĩ và dùng thuốc theo đúng chỉ định.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

128 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan