Công dụng thuốc Tarvicipro

Thuốc Tarvicipro là kháng sinh được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn bao gồm viêm phổi do phế cầu, viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm khuẩn đường tiết niệu... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Tarvicipro qua bài viết dưới đây.

1. Công dụng của thuốc Tarvicipro

“Thuốc Tarvicipro là thuốc gì?”. Thuốc Tarvicipro được bào chế dưới dạng bột pha tiêm chứa 200mg Ciprofloxacin pha trong 100ml dung dịch pha tiêm.

Hoạt chất Ciprofloxacin là kháng sinh thuộc nhóm Fluoroquinolon có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, tác dụng theo cơ chế ức chế tổng hợp DNA của vi khuẩn.

Thuốc Tarvicipro được chỉ định trong những trường hợp sau:

2. Liều dùng của thuốc Tarvicipro

Thuốc Tarvicipro được dùng bằng đường truyền tĩnh mạch chậm, liều thuốc khuyến cáo được sử dụng ở người trưởng thành như sau:

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Dùng liều 100mg/lần x 2 lần/ngày;
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: Dùng liều 200mg/lần x 2 lần/ngày;
  • Nhiễm khuẩn khác: Dùng liều 200mg/lần x 2 lần/ngày;
  • Bệnh lậu dùng liều duy nhất 150mg;
  • Người bệnh suy thận có độ thanh thải creatinin nhỏ hơn 20mL/phút cần giảm 1⁄2 liều dùng bình thường.

Thời gian điều trị bằng thuốc Tarvicipro phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn. Các khuyến cáo cho thấy liệu pháp điều trị nên kéo dài thêm tối thiểu 3 ngày sau khi người bệnh hết triệu chứng lâm sàng. Thời gian điều trị trung bình là 1 ngày đối với bệnh lậu cấp và viêm bàng quang, 7 ngày ở nhiễm trùng thận, nhiễm trùng ổ bụng và đường tiết niệu, tối đa là 2 tháng trong điều trị viêm xương, 7 – 14 ngày trong điều trị các loại nhiễm khuẩn khác.

3. Tác dụng phụ của thuốc Tarvicipro

Thuốc Tarvicipro có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như sau:

  • Trên hệ tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi hoặc mất cảm giác ngon miệng;
  • Trên hệ thần kinh: Mệt mỏi, mất ngủ, chóng mặt, nhức đầu, run rẩy, kích động, vã mồ hôi, liệt ngoại biên, dáng đi không vững, trạng thái lo âu, co giật, lú lẫn, ác mộng, trầm cảm, ảo giác, phản ứng tâm thần;
  • Trên hệ giác quan: Mất cảm giác về mùi vị, rối loạn thị lực, rối loạn thính lực, ù tai;
  • Phản ứng quá mẫn: Thường xảy ra sau khi tiêm liều thuốc Tarvicipro đầu tiên, triệu chứng bao gồm ngứa, ban da, sốt do thuốc;
  • Tác dụng phụ hiếm khi xảy ra: Hội chứng Stevens – Johnson, hội chứng Lyell, viêm gan, viêm thận kẽ, hoại tử tế bào gan, sốc phản vệ;
  • Trên hệ tim mạch: Đỏ bừng mặt, nhịp tim nhanh, ngất, cơn Migrain;
  • Trên hệ xương khớp: Đau cơ, cảm giác uể oải, khó chịu ở khớp, viêm bao gân, giảm chức năng thận, nhạy cảm với ánh sáng, viêm gân Achill có thể dẫn đến đứt gân;
  • Trên hệ máu và tạo máu: Giảm bạch cầu hạt, tăng bạch cầu ưa eosin, thiếu máu, giảm tiểu cầu, thiếu máu tán huyết;
  • Trên các tham số xét nghiệm: Ciprofloxacin có thể làm tăng thoáng qua phosphatase kiềm và Transaminase, tăng thoáng qua Creatinine, Urea, Bilirubin huyết thanh, tăng đường huyết;
  • Phản ứng tại chỗ: Rất hiếm viêm tĩnh mạch.

Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ trong trường hợp gặp phải tác dụng không mong muốn khi điều trị bằng thuốc Tarvicipro.

4. Lưu ý khi dùng thuốc Tarvicipro

4.1. Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc Tarvicipro trong những trường hợp sau:

  • Người bệnh mẫn cảm với Ciprofloxacin, kháng sinh thuộc nhóm Fluoroquinolon hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú.

4.2. Thận trọng khi dùng

Thận trọng khi điều trị bằng thuốc Tarvipro ở người cao tuổi.

Đối với người bệnh động kinh hoặc có các tổn thương thần kinh trung ương như tiền căn co giật, giảm ngưỡng co giật, giảm lưu lượng tuần hoàn não, đột quỵ, thay đổi cấu trúc não... việc điều trị bằng thuốc Tarvipro cần được cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Người bệnh nên uống đủ nước trong thời gian điều trị bằng Tarvicipro, hạn chế các loại đồ uống có chứa Caffeine để giảm triệu chứng lo lắng, hồi hộp, khó ngủ và tim đập nhanh.

Thận trọng khi dùng thuốc ở người bệnh lái xe, vận hành máy móc vì Ciprofloxacin có thể gây buồn ngủ.

Bảo quản thuốc Tarvipro ở nhiệt độ phòng, tránh nơi có ánh nắng hoặc độ ẩm cao.

5. Tương tác thuốc Tarvipro

Thuốc Tarvipro có thể gây ra một số tương tác sau:

  • Thuốc kháng acid, ion sắt, các sucralfate có chứa các ion kim loại như Magnesium, nhôm và Calcium làm giảm hấp thu Ciprofloxacin. Vì vậy khuyến cáo không dùng đồng thời các thuốc trên với Tarvicipro. Trường hợp bắt buộc phải sử dụng cần uống Tarvicipro trước 1 – 2 giờ hoặc sau 4 giờ uống thuốc kháng acid;
  • Nồng độ của Ciprofloxacin giảm đi khi dùng cùng với Didanosin;
  • Theophylin làm tăng nồng độ của Ciprofloxacin trong huyết thanh;
  • Sử dụng đồng thời Ciclosporin và Ciprofloxacin gây tăng nhất thời Creatinin huyết thanh;
  • Sử dụng đồng thời Ciprofloxacin và Wafarin gây hạ Prothrombin huyết thanh;
  • Các thuốc kháng viêm không steroid (Indomethacin, Ibuprofen...) làm tăng tác dụng không mong muốn của Ciprofloxacin.

Tương tác thuốc xảy ra làm tăng nguy cơ gặp tác dụng và giảm tác dụng điều trị của thuốc Tarvicipro, vì vậy để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm đang sử dụng trước khi dùng thuốc Tarvicipro.

31 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Urised
    Tác dụng của thuốc Urised

    Thuốc Urised được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần gồm nhiều hoạt chất khác nhau. Thuốc được sử dụng trong điều trị các triệu chứng khó chịu do nhiễm trùng đường tiết niệu.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Haboxime
    Công dụng thuốc Haboxime

    Thuốc Haboxime thường được bác sĩ kê đơn sử dụng để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, da – mô mềm, nhiễm trùng máu,... Trong quá trình sử dụng Haboxime, bệnh nhân nên tuân thủ theo ...

    Đọc thêm
  • acimip
    Công dụng thuốc Acimip

    Acimip có thành phần chính thuộc nhóm thuốc kháng khuẩn, kháng virus được bác sĩ chỉ định sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng. Tuy nhiên bệnh cạnh công dụng hiệu quả mà thuốc mang lại, người bệnh ...

    Đọc thêm
  • napocef
    Công dụng thuốc Napocef

    Thuốc Napocef là kháng sinh đường uống, được dùng để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn. Để hiểu rõ về công dụng và lưu ý khi dùng thuốc Napocef bạn hãy tham khảo qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • maspim
    Công dụng thuốc Maspim

    Maspim là thuốc gì? Thuốc Maspim là thuốc dành cho bệnh nhân mắc các biểu hiện của nhiễm khuẩn hay ảnh hưởng do vi khuẩn và nấm xâm nhập. Khi sử dụng thuốc Maspim bạn nên có chỉ định của ...

    Đọc thêm