Cân nặng bé gái 8 tháng tuổi

Tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về cân nặng và chiều cao. Khi bé đến độ tuổi biết bò, nhiều phụ huynh thường thắc mắc rằng bé gái 8 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đúng chuẩn. Tuỳ theo độ tuổi và giới tình của trẻ mà có mức tiêu chuẩn khác nhau. Cân nặng bé gái 8 tháng tuổi theo tiêu chuẩn thường nhỏ hơn so với bé trai.

1. Đặc điểm về chiều cao và cân nặng của bé gái 8 tháng tuổi

Những tháng năm đầu đời của trẻ là khoảng thời gian mà trẻ tăng trưởng nhiều nhất. Sau đó quá trình phát triển về cân nặng và chiều cao của trẻ sẽ bắt đầu chậm lại dần bởi vì mức độ hoạt động tăng lên. Cân nặng và chiều cao của trẻ là điều mà các cha mẹ thường quan tâm đến. Nhiều phụ huynh có con nhỏ khi đến độ tuổi biết bò thường băn khoăn không biết bé gái 8 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đúng chuẩn. Tuỳ theo độ tuổi và giới tình của trẻ mà có mức tiêu chuẩn khác nhau.

Nhìn chung, cân nặng bé gái 8 tháng tuổi theo tiêu chuẩn của thường nhỏ hơn so với bé gái. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cân nặng bé gái 8 tháng tuổi bình thường là 7,9 kg. Bé gái 8 tháng tuổi có cân nặng dưới 7,0 kg được coi là có nguy cơ suy dinh dưỡng và dưới 6,3 kg gọi là suy dinh dưỡng. Ví dụ, bé gái 8 tháng nặng 7,5 kg có cân nặng nằm trong giới hạn bình thường. Nếu bé gái 8 tháng nặng 6,1 kg nghĩa là bé bị suy dinh dưỡng. Ngược lại, cân nặng bé gái 8 tháng tuổi trên 9,0 kg là có nguy cơ béo phì và lớn hơn 10,0 kg được coi là béo phì. Chiều cao của bé gái 8 tháng tuổi bình thường là 68,7 cm, trong đó giới hạn dưới là 64 cm và giới hạn trên là 73,5 cm.

2. Cách chăm sóc bé 8 tháng tuổi

Tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về cân nặng và chiều cao của trẻ. Các bậc cha mẹ cần biết bé 8 tháng ăn được gì và cách chăm sóc trẻ phù hợp với độ tuổi để tăng cường dinh dưỡng và phát triển khoẻ mạnh.

2.1 Các dưỡng chất cần có trong thực đơn ăn dặm của bé 8 tháng tuổi

  • Chất đạm (protein): là dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển não bộ và nâng cao hệ miễn dịch, protein là chất cơ bản để duy trì sự sống của mọi tế bào trong cơ thể. Trẻ bị protein rất dễ bị suy dinh dưỡng.
  • Sắt: là nguyên tố quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu, thường có ở trong ​​thịt đỏ, các loại rau có màu xanh đậm, đậu và ngũ cốc. Thiếu sắt sẽ làm cho cơ thể bé xanh xao mệt mỏi do thiếu máu, bé phát triển chậm, dễ bị ốm đau.
  • Kẽm: trong các vi chất dinh dưỡng thì kẽm được chứng minh là có vai trò đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Trẻ nhỏ sẽ dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn hơn nếu thiếu kẽm. Kẽm có chứa nhiều trong thịt bò, thịt cừu, thịt gà, tôm, bí ngô, măng tây, đậu lăng, hạt vừng và sữa chua...
  • Omega-3: là axit béo rất có ích cho sự phát triển trí não của trẻ. Ngoài ra omega – 3 còn đem lại lợi ích cho tim mạch, mắt, da. Để cung cấp omega – 3 cho trẻ, bố mẹ hãy bổ sung vào thực đơn cho bé 8 tháng tuổi các loại thực phẩm như cá biển, cá da trơn, tảo biển và các loại hạt khô như hạt chia, quả óc chó, ... bằng cách xay nhuyễn cho vào cháo, bột.
  • Vitamin: các loại vitamin quan trọng như A, C, D... đều cần bổ sung trong thời kỳ này. Vitamin đóng vai trò như các enzyme tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể, bao gồm tổng hợp, chuyển hóa và sử dụng các chất dinh dưỡng cho tế bào và cơ thể. Việc bổ sung đầy đủ và cân đối các loại vitamin sẽ đảm bảo cho bé sự phát triển ổn định và cân bằng trong những năm tháng đầu đời.
bé gái 8 tháng nặng bao nhiêu kg
Bé gái 8 tháng nặng bao nhiêu kg có liên quan đến các dưỡng chất cần có trong thực đơn ăn dặm

2.2 Dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi

Dinh dưỡng là điều rất quan trọng và luôn giữ vị trí ưu tiên đối với sự phát triển của bé. Bé 8 tháng tuổi đã biết bò và năng động hơn nên bé sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn so với lúc trước. Ở lứa tuổi này, bé đang phát triển nhanh về thể chất và trí não, do vậy mỗi bữa ăn của bé cần bổ sung đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng để bé luôn khỏe mạnh và tăng cân đều.

  • Nên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ mỗi ngày xen kẽ vào 2 - 3 bữa ăn dặm. Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi, vì trong sữa mẹ có chứa thành phần sữa non (colostrum) giúp tăng sức đề kháng và giúp bé phát triển khỏe mạnh.
  • Nên cho bé ăn 5 hoặc 6 bữa mỗi ngày (gồm 3 bữa ăn chính và 2 đến 3 bữa ăn phụ)
  • Bé 8 tháng tuổi cần cung cấp khoảng 600 – 800 ml sữa mỗi ngày và 200ml mỗi bữa ăn, mỗi ngày từ 2 đến 3 bữa ăn dặm là cháo hoặc bột.
  • Trong mỗi bữa ăn của trẻ cần có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm sau: 50 – 60g tinh bột như gạo, cháo, bột, đậu xanh; chất đạm có trong 50 – 60g thịt heo nạc, thịt bò, trứng (cả lòng trắng và lòng đỏ), cá, tôm, cua băm nhuyễn (nếu nấu cháo bằng nước hầm xương, hãy cho bé ăn cả phần thịt hầm vì chứa nhiều chất đạm); các loại rau xanh, củ quả và trái cây như bí đỏ, cà rốt, rau muống, rau dền, táo, đu đủ, chuối, cam, kiwi,... để cung cấp chất xơ cũng như các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu; 15 – 20g (khoảng 4 đến 6 muỗng cà phê loại 5 ml) dầu ăn trẻ em (dầu mè, dầu oliu) hoặc mỡ động thực vật.

  • Tỉ lệ chuẩn khi nấu cháo cho bé là 10g gạo với 70ml nước
  • Tăng dần độ đặc của thức ăn cho bé 8 tháng tuổi.
  • Nên cho trẻ ăn sữa chua, trái cây, váng sữa, phô mai vào các bữa phụ để bổ sung vitamin và khoáng chất cũng như bổ sung lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hoá của bé.
  • Các món ăn cần thường xuyên đổi mới, chế biến đa dạng, nhiều màu sắc và trình bày đẹp mắt để thu hút sự chú ý của trẻ. Như vậy có thể giúp bé làm quen với các loại thực phẩm, nhiều mùi vị khác nhau, đồng thời kích thích việc ăn uống của bé.
  • Nên nấu ăn từng bữa để đảm bảo chất dinh dưỡng, hạn chế hâm lại thức ăn sẽ làm giảm chất lượng món ăn.
  • Nên lập kế hoạch ăn khoa học và hợp lý cho các bữa sáng, trưa và tối cũng như các bữa ăn phụ để bé làm quen với giờ ăn. Bữa sáng chính thường bắt đầu lúc 8 giờ sáng. Các bữa chính (sáng, trưa, tối) nên cách nhau khoảng 5 giờ. Bữa phụ gần trưa thường vào lúc 10 – 11 giờ sáng. Các bữa ăn phụ (gần trưa, gần tối, khuya) nên cách các bữa ăn chính khoảng 2 đến 3 giờ.
  • Không nên kéo dài thời gian của bữa ăn quá lâu
  • Tạo không khí thoải mái, vui vẻ và khen ngợi động viên trẻ ăn.
  • Không thúc ép hay doạ nạt trẻ ăn vì như vậy sẽ tạo tâm lý căng thẳng và chán nản khi tới bữa ăn, có thể làm trẻ biếng ăn.
  • Không nên nêm nếm món ăn quá mặn và tránh mua thức ăn nấu sẵn cho trẻ ăn để giúp bé vừa cảm nhận trọn vẹn hương vị của món ăn, phát triển vị giác vừa tập cho bé thói quen ăn nhạt để bảo vệ sức khoẻ.
bé gái 8 tháng nặng bao nhiêu kg
Chế độ dinh dưỡng quyết định tình trạng bé gái 8 tháng nặng bao nhiêu kg

2.3 Chăm sóc răng miệng cho bé 8 tháng tuổi

  • Kiểm tra răng và chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé mỗi ngày.
  • Nhai và nuốt thức ăn sẽ giúp bé tiết ra dịch tiêu hoá trong miệng để cảm nhận mùi vị món ăn tốt hơn. Hỗ trợ việc hình thành và phát triển phản xạ nhai - nuốt cho bé 8 tháng tuổi bằng cách tăng dần độ đặc của thức ăn. Vào lúc 6 tháng tuổi bé ăn thức ăn loãng, sau đó đến sệt dần hoặc bột đặc, rồi đến cháo nhuyễn khi được 7 - 8 tháng tuổi và trẻ 12 tháng tuổi có thể ăn cháo nguyên hạt, cơm mềm hoặc các loại mì, bún, phở được cắt sợi ngắn và nấu mềm.
  • Tránh cho bé ăn thức ăn xay nhuyễn trong một thời gian dài.
  • Tập cho bé cầm nắm thức ăn bằng cách chế biến món ăn có hình dạng thanh, que dài.
  • Sau khi kết thúc mỗi bữa ăn, bố mẹ có thể đút cho bé một ít nước để giúp làm sạch răng miệng.
  • Cần tập cho bé 8 tháng tuổi thói quen uống nước bằng ly và hạn chế uống nước bằng ống hút hoặc bình bú để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển khung răng.

2.4 Các món ăn cho bé 8 tháng tuổi

Các món ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng giúp bé 8 tháng tuổi tăng trưởng chiều cao, cân nặng đúng chuẩn cũng như giúp cho sự phát triển trí não mà các bố mẹ có thể tham khảo như sau:

  • Cháo thịt heo và nấm rơm
  • Cháo thịt gà và nấm hương
  • Cháo thịt heo và cải ngọt
  • Cháo thịt heo và bí đao
  • Cháo tôm rau dền
  • Cháo tôm cải bẹ trắng
  • Cháo cá cà rốt
  • Cháo cá lóc khoai lang
  • Súp thịt bò bí đỏ
  • Cháo đậu hũ non và cà chua

Để giúp bé gái 8 tháng tuổi phát triển chiều cao, cân nặng đạt chuẩn hoặc trên chuẩn, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển toàn diện.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

41.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan