Trẻ 8 tháng ăn gì để phát triển chiều cao, cân nặng?

Giai đoạn ăn dặm rất quan trọng giúp trẻ hấp thu thêm các dưỡng chất cần thiết mà sữa mẹ không có hoặc do không đủ nhu cầu của trẻ. Do đó, bữa ăn dặm được nhiều phụ huynh quan tâm để mang lại điều kiện tốt nhất cho con. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến vấn đề ăn dặm ở trẻ 8 tháng tuổi và giải đáp thắc mắc trẻ 8 tháng ăn gì để phát triển chiều cao và bé 8 tháng ăn gì để tăng cân.

1. Cân nặng và chiều cao chuẩn cần đạt của trẻ 8 tháng tuổi

Các thông số cân nặng, chiều cao của bé trai 8 tháng tuổi theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO):

  • Cân nặng bình thường là 8.6kg;
  • Bé được xem là suy dinh dưỡng khi cân nặng dưới 7kg;
  • Nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng khi cân nặng dưới 7.7kg;
  • Nguy cơ béo phì khi cân nặng vượt quá 9.6kg và được xem là béo phì khi bé nặng từ 10.5kg trở lên;
  • Chiều cao trung bình của bé trai 8 tháng tuổi là khoảng 68.3cm.

Các chỉ số cân nặng, chiều cao của bé gái 8 tháng tuổi theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):

  • Cân nặng bình thường là 7.9kg;
  • Suy dinh dưỡng khi bé có cân nặng từ 6.3 kg trở xuống;
  • Được xếp vào nhóm có nguy cơ suy dinh dưỡng khi cân nặng dưới 7 kg;
  • Bé gái có nguy cơ béo phì khi cân nặng trên 9kg và được xem là béo phì khi bé nặng 10kg trở lên;
  • Chiều cao trung bình của bé gái 8 tháng tuổi là khoảng 68.7cm.

Xem ngay: Lưu ý khi nấu cháo cho trẻ 8 tháng tuổi

2. Trẻ 8 tháng ăn gì để phát triển chiều cao, cân nặng chuẩn nhất?

Trước khi giải đáp thắc mắc trẻ 8 tháng ăn gì để phát triển chiều cao và cân nặng chuẩn, cha mẹ cần tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cũng như nhu cầu dinh dưỡng của trẻ độ tuổi này.

Nhiều công trình nghiên cứu tin cậy trên thế giới đã chứng minh chiều cao con người bị tác động và ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố tác động nhiều nhất chính là dinh dưỡng (32%), tiếp sau là các yếu tố khác như di truyền (23%), mức độ vận động thể lực (20%), môi trường sống, khả năng tiếp xúc ánh nắng mặt trời, các bệnh lý trong quá trình phát triển, chất lượng giấc ngủ...

trẻ 8 tháng ăn gì để phát triển chiều cao
Giải đáp trẻ 8 tháng ăn gì để phát triển chiều cao?

2.1. Nhu cầu dinh dưỡng của một em bé 8 tháng tuổi

Bé 8 tháng ăn gì để tăng cân là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Để tìm hiểu vấn đề này trước hết cha mẹ cần tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của trẻ trong giai đoạn này.

8 tháng tuổi là giai đoạn mà trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn những tháng tuổi đầu đời. Lúc này sữa mẹ vẫn được xem là nguồn dinh dưỡng chính, nhưng cha mẹ cần cho bé bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết thông qua các bữa ăn dặm để hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất (cân nặng, chiều cao) và trí tuệ.

Trong đó, một số chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe của trẻ 8 tháng tuổi mà cha mẹ cần lưu ý bổ sung vào các bữa ăn dặm bao gồm:

  • Protein: Hay còn gọi là chất đạm và được đánh giá là dưỡng chất vô cùng quan trọng cho sự phát triển của não bộ và nâng cao hiệu quả hệ miễn dịch. Protein là chất cơ bản nhất để duy trì sự sống của tất cả tế bào trong cơ thể. Cung cấp đạm không đủ là yếu tố nguy cơ dẫn đến suy dinh dưỡng nhưng nếu bổ sung quá nhiều lại có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Do đó, cha mẹ cần lưu ý vấn đề này để bổ sung protein cho trẻ hợp lý, phù hợp nhu cầu của bé;
  • Sắt: Đây nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần tạo ra các tế bào máu. Sắt có nhiều trong ​​thịt đỏ và các loại rau màu xanh đậm, các loại đậu, ngũ cốc. Trẻ thiếu sắt có thể bị suy dinh dưỡng, thấp còi và dễ mệt mỏi, ốm đau, phát triển chậm hơn bình thường;
  • Kẽm: Trong các nguyên tố vi lượng cần thiết, kẽm đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ những năm tháng đầu đời. Thiếu kẽm là yếu tố khiến trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn;
  • Axit béo Omega-3: Loại axit béo này mang lại nhiều tác động tích cực cho sự phát triển não bộ trẻ nhỏ. Ngoài ra, một số lợi ích khác của omega 3 đã được chứng minh ở các cơ quan như mắt, tim mạch, da. Bé 8 tháng ăn gì để tăng cân thì thực đơn ăn dặm không thể thiếu các loại thực phẩm chứa nhiều omega 3 như cá da trơn, cá biển, tảo biển, các loại hạt khô (như óc chó, hạt chia). Cha mẹ có thể chế biến chúng bằng cách xay nhuyễn và cho vào bột, cháo;
  • Vitamin: Vitamin C, A, D... rất quan trọng cho sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ 8 tháng tuổi. Vitamin tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể, tổng hợp enzyme, sử dụng và chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Bổ sung đầy đủ vitamin là một trong những giải đáp cho thắc mắc trẻ 8 tháng ăn gì để phát triển chiều cao, cân nặng.

2.2. Trẻ 8 tháng ăn gì để tăng cân?

Trẻ 8 tháng ăn gì để tăng cân? Để tăng cân, các ông bố bà mẹ nên cho bé ăn 5-6 bữa mỗi ngày (bao gồm 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ). Lưu ý vẫn phải duy trì bú sữa mẹ thường xuyên theo nhu cầu của bé và lên lên thời gian biểu ăn uống hợp lý,sau đây là gợi ý về thời gian biểu của em bé 8 tháng tuổi:

  • Bữa sáng: lúc 8 giờ;
  • Bữa phụ: lúc 10 - 11 giờ;
  • Bữa trưa: lúc 13 giờ;
  • Bữa phụ: lúc 15 - 16 giờ;
  • Bữa tối: lúc 18 giờ;
  • Bữa phụ: lúc 21 giờ.

Ở độ tuổi 8 tháng tuổi, trẻ đang phát triển nhanh cả về thể chất và trí não, do đó mỗi bữa ăn cần bổ sung đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng để bé tăng cân đều theo nguyên tắc đảm bảo đầy đủ các chất: tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Lượng thực phẩm mà trẻ 8 tháng ăn gì để tăng cân trong một có thể tham khảo như sau:

  • Sữa: 600ml (sữa mẹ, sữa công thức);
  • Dầu: 15 - 20g (khoảng 4-6 thìa cà phê);
  • Rau: 50 – 80g;
  • Trái cây chín: 60 - 100g;
  • Gạo (cháo, bột): 75-90g;
  • Đạm): 45-50g, nếu sử dụng trứng cần chú ý cho bé ăn cả lòng trắng và lòng đỏ trứng. Bên cạnh đó, mỗi ngày cha mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng khoảng 45-50g thịt nạc.

Một số lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho vấn đề bé 8 tháng ăn gì để tăng cân:

  • Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính yếu, vì vậy ở điều kiện tốt nhất mẹ không nên cho trẻ bỏ bú hoàn toàn mà hãy duy trì lượng sữa mẹ cung cấp cho bé khoảng 600-800ml/ngày;
  • Hạn chế việc bổ sung cho bé quá nhiều thịt, cá, trứng, sữa... Điều này có thể gây phản tác dụng vì gây ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, thận và từ đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ;
  • Quá trình chế biến bữa ăn dặm, cha mẹ nên hạn chế sử dụng các loại gia vị với mục đích giúp trẻ vừa phát triển vị giác để cảm nhận hương vị thức ăn vừa tập thói quen ăn nhạt để bảo vệ sức khỏe cho bé;
  • Tỉ lệ nấu cháo cho bé chuẩn là 10g gạo và 70ml nước;
  • Cho thêm một ít chất béo khi chế biến bữa ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, cần chú ý là chỉ cho vừa đủ, không nên cho quá nhiều;
  • Bé 8 tháng ăn gì để tăng cân thì ngoài loại thực phẩm bổ sung, cha mẹ nên chế biến món ăn đa dạng, phong phú để thay đổi khẩu vị, kích thích trẻ ăn ngon miệng.

Xem ngay: Trẻ 8 tháng tuổi biết làm những gì?

trẻ 8 tháng ăn gì để phát triển chiều cao
Cha mẹ nên chế biến món ăn đa dạng, phong phú để bé phát triển chiều cao

2.3. Trẻ 8 tháng ăn gì để phát triển chiều cao?

Việc trả lời câu hỏi trẻ 8 tháng ăn gì để phát triển chiều cao sẽ phụ thuộc yếu tố tiên quyết là trẻ phải tăng cân đủ, một đứa trẻ phát triển thể chất bình thường khi bé phải đạt cân nặng và chiều cao trung bình chuẩn theo tuổi.

Các nghiên cứu đã chứng minh yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng bậc nhất quyết định đến chiều cao ở trẻ. Do đó, trẻ cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển chiều cao, trong đó đặc biệt là chất đạm, canxi, sắt, i-ốt, axit folic, axit béo không no...

Cha mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ một cách khoa học, phù hợp từng lứa tuổi và khẩu phần ăn thích hợp. Tình trạng thiếu hụt hay dư thừa chất dinh dưỡng đều có thể dẫn đến tác hại không mong muốn như suy dinh dưỡng hoặc thừa cân, béo phì.

Để trẻ phát triển chiều cao tối ưu, bên cạnh sữa mẹ thì chế độ ăn dặm cho trẻ 8 tháng tuổi cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất sau: đạm, tinh bột, chất béo và các vitamin, khoáng chất thiết yếu. Trong quá trình chế biến, chuẩn bị thực đơn ăn dặm, cha mẹ cần tìm hiểu nhu cầu các chất dinh dưỡng nêu trên và từ đó cố gắng đa dạng các món ăn, tránh gây nhàm chán, bỏ ăn ở trẻ nhỏ.

Các món ăn của trẻ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất ảnh hưởng tích cực đến quá trình tăng trưởng chiều cao như canxi, vitamin D3, vitamin K2, kẽm...

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao:

  • Di truyền: Đây là yếu tố khó tác động vì phụ thuộc vào gen cha mẹ;
  • Mức độ vận động thể lực: Cơ thể hoạt động sẽ kích thích, đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, từ đó thúc đẩy cơ thể tăng trưởng, tăng cường đưa canxi vào xương giúp xương dài và chắc hơn. Vì vậy, cha mẹ cần tạo thói quen luyện tập, vận động cho trẻ bằng những việc đơn giản như tham gia dọn dẹp nhà cửa, tập các môn thể dục thể thao vừa sức, phù hợp độ tuổi và điều kiện gia đình...;
  • Giấc ngủ: Giấc ngủ đủ thời gian, ngủ đủ sâu kích thích cơ thể bài tiết hormon tăng trưởng, giúp tăng hấp thu Canxi, kích thích xương dài ra và phát triển chiều cao hiệu quả;
  • Quá trình chăm sóc trẻ: Tiêm chủng vắc-xin đầy đủ để phòng ngừa bệnh tật, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chế biến thức ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và từ đó tạo mọi điều kiện tốt nhất cho trẻ phát triển thể chất, trí tuệ;
  • Cải tạo môi trường sống quanh trẻ: Nhà cửa phải đảm bảo vệ sinh, an toàn.

Khoảng thời gian trẻ 8 tháng tuổi là khoảng thời gian trẻ phát triển chiều cao, trí não và hormone tăng trưởng toàn diện. Vì thế, các bậc cha mẹ cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để trẻ phát triển chiều cao, trí não toàn diện.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý bổ sung các vi chất cần thiết cho trẻ như: Selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... Đặc biệt là loại kẽm sinh học để cải thiện vị giác, giúp trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

20.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan