Làm thế nào để xử lý xung đột anh chị em?

Anh em không hợp nhau có thể xảy ra khi xuất hiện ghen tị, cạnh tranh và đánh nhau. Đây là một phần rất bình thường của quá trình lớn lên và phổ biến ở các gia đình nhưng chúng cũng gây ra khá nhiều vấn đề căng thẳng cho cha mẹ. Để can thiệp và hạn chế được tiêu cực do xung đột xảy ra cha mẹ cần hiểu và có phương pháp thích hợp để phát triển mối quan hệ lành mạnh ngay từ sớm.

1. Xung đột gia đình là gì?

Xung đột gia đình được miêu tả bởi sự ganh đua của anh chị em đang diễn ra trong cùng một gia đình. Quá trình này có thể xảy ra giữa anh chị em cùng huyết thống, anh chị em riêng hoặc thậm chí anh chị em nuôi... do không hợp nhau.

Anh em không hợp nhau được biểu hiện bằng những cuộc khẩu chiến hoặc có thể sử dụng cả tay chân, chửi nhau, cãi cọ, xích mích, luôn luôn cạnh tranh để tạo sự chú ý của ba mẹ hay người ngoài.

Những việc này đều khiến cha mẹ rất căng thẳng, thậm chí cảm thấy trầm cảm. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân và có phương thức giảng hoà sẽ tạo mối quan hệ tốt đẹp hơn.

2. Những vấn đề có thể xảy ra khi anh em không hợp nhau

Mối quan hệ gia đình khăng khít hoàn toàn tốt đối với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, đôi khi những mối quan hệ này cũng có thể gây ra những hiềm khích giữa mọi người trong gia đình. Điều này cũng tương tự với mối quan hệ của anh chị em ruột sống chung trong một gia đình. Sự xung đột này cũng có thể do:

  • Xung đột gia đình có thể do những thay đổi lớn trong cuộc sống, bao gồm chuyển nhà hay có thêm thành viên mới, mới ly hôn, thay đổi công việc... đều có thể là nguyên nhân gây căng thẳng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình kể cả cha mẹ và con cái.
  • Khác nhau về độ tuổi và giai đoạn phát triển: Đối với trẻ có một số giai đoạn phát triển cạnh tranh, nên chúng sẽ có thể xung đột với tất cả mọi người, kể cả anh chị em của chúng.
  • Phát sinh sự ghen tị hoặc đố kị: Đứa trẻ nhỏ vẽ bức tranh và được ba mẹ khen thì lại bị anh chị của nó xé toạc vì ghen tị.
  • Tính ích kỷ: Trẻ có khuynh hướng tự nhiên tạo ra sự khác biệt của mình kể cả với anh chị em của chúng. Điều này có thể châm ngòi cho các cuộc thi xem ai thắng ai thua.
  • Thiếu kỹ năng giải quyết xung đột: Nếu trẻ thường xuyên thấy bạn và đối tác của bạn xô xát với nhau hoặc gây hấn thì có thể khiến trẻ sẽ có những hành động tương tự khi được chứng kiến những cảnh này.
  • Động lực của gia đình: Nếu đứa trẻ mắc bệnh mãn tính hoặc có những suy nghĩ đặc biệt và được đối xử khác biệt so với những đứa trẻ thông thường thì rất dễ gây xung đột với mọi người xung quanh.

Khi anh em ghét nhau thì cha mẹ không nên quy trách nhiệm cho bất kỳ ai mà cần lắng nghe và lựa chọn cách để hoà giải những xung đột của trẻ. Bạn cũng không cần lựa chọn cách tự đổ lỗi cho bản thân về những cuộc xung đột của trẻ.

Xung đột gia đình
Xung đột gia đình có thể do những thay đổi lớn trong cuộc sống

3. Cách để có thể can thiệp vào cuộc xung đột của con trẻ

Khi một cuộc chiến nổ ra giữa các con, bạn nên cố gắng tránh xa càng nhiều càng tốt. Con bạn sẽ không học được cách thương lượng xung đột của riêng mình nếu bạn luôn can thiệp và đóng vai người hòa giải.

Cách giải quyết xung đột gia đình:

  • Đưa trẻ lớn hơn ra khỏi phòng cho đến khi trẻ nhỏ tuổi hơn bình tĩnh. Sau đó, bạn hãy xoa dịu nỗi bất an của đứa lớn bằng cách dành sự quan tâm riêng cho con hoặc khuyến khích con nói về tất cả những điều thú vị mà con hy vọng sẽ làm với em trai khi lớn hơn.
  • Tránh đứng về một phía và thiên vị trẻ.
  • Tạo điều kiện hòa hợp: Bạn có thể thực hiện một số cách dễ dàng để thúc đẩy tình cảm thân thiết hơn giữa con cái.
  • Hàng ngày, bạn hãy cố gắng dành một vài phút để kiểm tra từng đứa trẻ. Sau đó, hàng tuần hoặc hàng tháng, hãy cố gắng dành thời gian để cùng nhau thực hiện hoạt động yêu thích.
  • Thúc đẩy văn hóa đồng đội trong gia đình bạn: Khi cha mẹ và anh chị em hoạt động như một nhóm làm việc hướng tới các mục tiêu chung, các thành viên có xu hướng hòa thuận hơn và không cạnh tranh nhiều.
  • Tạo không gian riêng: Nếu con bạn ở chung phòng ngủ, bạn hãy chỉ định các khu vực trong nhà nơi chúng có thể lui tới để nghỉ ngơi với nhau.
  • Thực hiện các cuộc họp gia đình: Đây là cơ hội tuyệt vời để anh em không hợp nhau giải tỏa những bất bình, đưa ra giải pháp và giải quyết những xung đột.
xung đột gia đình
Giải quyết xung đột gia đình giúp mọi người đều hạnh phúc

Tóm lại, anh em không hợp nhau là một phần rất bình thường của quá trình lớn lên và phổ biến ở các gia đình. Để can thiệp và hạn chế được tiêu cực do xung đột xảy ra cha mẹ cần hiểu và có phương pháp thích hợp để phát triển mối quan hệ lành mạnh ngay từ sớm. Nếu cần thêm trợ giúp, bạn có thể liên hệ với bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia trị liệu gia đình để biết thêm lời khuyên.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuốc avandamet
    Công dụng thuốc Avandamet

    Thuốc Avandamet là một loại thuốc kê đơn được sử dụng trong điều trị bệnh đái tháo đường. Việc nắm rõ thông tin về thuốc Avandamet sẽ giúp quá trình điều trị bệnh được tốt hơn.

    Đọc thêm
  • Vitapoly
    Công dụng thuốc Vitapoly

    Tác dụng của thuốc Vitapoly nổi bật nhất trong việc giúp tăng cường sinh lực, hỗ trợ điều trị bệnh mãn tính và cơ thể thường xuyên căng thẳng. Việc sử dụng thuốc Vitapoly cần có sự chỉ định, kê ...

    Đọc thêm
  • berotamin
    Công dụng của Berotamin

    Berotamin thuộc nhóm thuốc Khoáng chất và Vitamin được sử dụng để tăng cường sinh lực của cơ thể trong các tình trạng suy nhược, giảm căng thẳng đầu óc, lo âu. Cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ ...

    Đọc thêm
  • flunavertig
    Công dụng thuốc Flunavertig

    Đau nửa đầu có thể gây ra những cơn đau đầu dữ dội, thuốc Flunavertig được sử dụng phổ biến cho tình trạng xuất hiện các cơn đau nửa đầu hoặc đau đầu. Vậy thuốc Flunavertig có tác dụng gì ...

    Đọc thêm
  • Chứng đau nửa đầu mắt
    Đau đầu, căng thẳng do công việc, suy giảm trí nhớ khoảng gần một năm phải làm sao?

    Chào bác sĩ! Em bị đau nặng đầu, căng thẳng do công việc, suy giảm trí nhớ. Hôm qua, có uống nhiều bia nên hôm nay có vẻ nặng hơn. Em bị trường hợp này khoảng gần 1 tuần. Vậy ...

    Đọc thêm