Bị khô miệng mệt mỏi là bệnh gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Thái - Bác sĩ Tai - Mũi - Họng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Theo webmd.com – 1 trong 10 website chăm sóc sức khỏe nổi tiếng thế giới cho đến thời điểm hiện tại liệt kê được 83 bệnh lý liên quan đến tình trạng khô miệng mệt mỏi. Thông qua chọn lọc, chúng tôi xin gửi đến quý bạn đọc một số bệnh lý đáng chú ý liên quan đến tình trạng khô miệng mệt mỏi thường gặp nhất.

1. Mất nước ở trẻ em

Tình trạng mất nước xảy ra khi cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Tình trạng mất nước ở trẻ em khá phổ biến và dễ gây biến chứng nghiêm trọng hơn người lớn vì trẻ em mất nước nhanh hơn người lớn rất nhiều. Trẻ em có thể mất một lượng nước và muối lớn do sốt, tiêu chảy, nôn mửa hoặc ra nhiều mồ hôi hoặc khó cho uống nước. Hầu hết các trường hợp mất nước là nhẹ. Tuy nhiên, tình trạng mất nước không được điều trị ở trẻ em có thể nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa tính mạng. Luôn cho trẻ uống thêm nước khi trẻ bị nôn trớ, tiêu chảy hoặc đi ngoài trời nắng nóng.

Triệu chứng nất nước ở trẻ em như sau: Dính miệng hoặc khô miệng mệt mỏi, khóc không ra nước mắt, mắt trũng sâu, thóp trũng (chỗ mềm trên đầu trẻ sơ sinh), đi tiểu ít hơn, ít hơn 6 lần tã ướt mỗi ngày ở trẻ, nước tiểu vàng sậm, tim đập nhanh, nặng hơn trẻ có thể hôn mê, khó thở và lay không tỉnh dậy.

2. Mất nước ở người lớn

Cơ thể người lớn mất nước có thể do lượng nước hấp thụ vào ít hơn lượng nước bị bài tiết ra. Mất nước ở người lớn xảy ra phổ biến ở người từ 60 tuổi trở lên. Thông thường, chúng ta mất nước tự nhiên từ việc bài tiết nước tiểu, mồ hôi, thậm chí là hơi thở và bạn lấy lại nước vào cơ thể thông qua thức ăn và nước uống. Mất nước trở thành một vấn đề thực sự khi lượng nước mất đi quá nhiều trong thời gian ngắn và bạn không bù kịp cho cơ thể - ví dụ như nôn mửa hoặc tiêu, đổ mồ hôi quá nhiều do làm việc trong một ngày nắng nóng mà không uống đủ nước.

Mất nước có thể gây ra huyết áp thấp, suy nhược, chóng mặt, cảm thấy khô miệng, mệt mỏi và thậm chí là buồn nôn. Sự thiếu hụt chất lỏng càng lớn, nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng càng lớn. Mất nước có thể dẫn đến các vấn đề như suy thận, lú lẫn, hôn mê hoặc sốc.

3. Phản ứng thuốc hoặc tác dụng phụ

Tất cả các loại thuốc và ngay cả các biện pháp tự nhiên đều có tác dụng phụ tùy theo từng trường hợp từng cá thể. Các tác dụng phụ của thuốc bao gồm buồn nôn, nôn, khô miệng mệt mỏi, khó chịu ở dạ dày, suy nhược, chóng mặt, co giật, buồn ngủ, tăng động và phản ứng dị ứng, phát ban và thậm chí là sốc. Và tùy theo loại thuốc và liều lượng thuốc mà có các tác dụng phụ khác kèm theo. Xem thông tin về tác dụng phụ của thuốc trên tờ rơi hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để được tư vấn kỹ hơn cho từng loại thuốc.

khô miệng mệt mỏi
Mất nước ở người lớn có thể gây khô miệng mệt mỏi

4. Ngộ độc sắt

Ngộ độc sắt xảy ra khi ai đó nạp quá nhiều sắt vào cơ thể. Thường gặp nhất là ở trẻ em khi chúng uống nhầm một lượng lớn vitamin. Uống quá nhiều sắt có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng và mất nước. Với liều lượng cao thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

5. Bệnh đa xơ cứng (MS)

MS là một bệnh lý ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương gồm có: não, tủy sống và thần kinh thị giác. Người bị MS có thể gặp phải nhiều loại triệu chứng và có thể bị những ảnh hưởng khác nhau vào các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của họ.

MS gây khó khăn trong việc giữ thăng bằng, lời nói và vận động như: cảm thấy khô miệng, người mệt mỏi, tê hoặc có cảm giác châm chích, yếu cơ, khó giữ thăng bằng và phối hợp, khó nói, run, chóng mặt, đau, các vấn đề về thị lực, bàng quang và ruột, các vấn đề về tình dục, mất thính giác, thay đổi tính cách và trầm cảm, khó tập trung hoặc ghi nhớ, phán đoán kém, trầm cảm và đôi khi có trường hợp yếu liệt.

6. Xạ trị hóa trị bệnh lý ác tính ở vùng đầu mặt cổ gây khô miệng mệt mỏi

Khi điều trị ung thư ở vùng đầu cổ, tuyến nước bọt có thể bị tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn. Một số thuốc hóa trị có thể làm tuyến nước bọt giảm tiết và khả năng này có thể hồi phục lại khi ngưng thuốc.

khô miệng mệt mỏi
Bệnh tiểu đường có thể khiến bạn cảm thấy đói, mệt mỏi hoặc cảm thấy khô miệng khát nước

7. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể khiến bạn cảm thấy đói, mệt mỏi hoặc cảm thấy khô miệng khát nước. Lúc này, bạn có thể đi tiểu nhiều hơn bình thường và nhìn mờ.

8. Thiếu máu

Thiếu máu có thể gây miệng khô người mệt mỏi, da xanh xao, suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, đau ngực, khó thở và thèm ăn bất thường.

9. Trầm cảm ở người lớn

Các triệu chứng trầm cảm bao gồm tâm trạng đi xuống hoặc chán nản, có thể có kèm cảm giác miệng khô người mệt mỏi, rối loạn trương lực cơ (không thích thú với các hoạt động đã từng yêu thích trước đây), vô vọng, lo lắng, căng thẳng, mất ngủ, thất vọng, tức giận hoặc cáu kỉnh, giảm hoặc tăng cảm giác thèm ăn, thiếu động lực, khó ngủ hoặc ngủ quá mức và tự tử những suy nghĩ.

10. Quai bị

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra, gây sưng đau các tuyến tiết nước bọt ở một hoặc cả 2 bên ảnh hưởng đến khả năng bài tiết nước bọt dẫn đến khô miệng mệt mỏi, đau mặt, đau cơ, đau họng, sốt, nhức đầu. Đau và sưng tinh hoàn có thể xảy ra ở nam giới qua tuổi dậy thì.

11. Sarcoidosis

Sarcoidosis là một bệnh hiếm gặp, có thể gây sưng tấy và nổi cục cứng trong các hạch bạch huyết và các cơ quan. Nó thường ảnh hưởng đến phổi nhất, nhưng sarcoidosis có thể ảnh hưởng đến mắt, gan, da, tim và não. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh Sarcoidosis là gì?

Các triệu chứng có thể bao gồm thở khò khè, ho, khó thở, đau ngực, sốt, đổ mồ hôi ban đêm, mệt mỏi, cảm thấy khô miệng, sụt cân, sưng hạch bạch huyết, phát ban hoặc tổn thương da, đỏ hoặc sưng mắt, đau đầu, co giật, cũng như đau và cứng khớp.

khô miệng mệt mỏi
Kiệt sức do nhiệt gây ra khát dữ dội, miệng khô người mệt mỏi

12. Tăng bạch cầu đơn nhân

Các triệu chứng tăng bạch cầu đơn nhân bao gồm cực kỳ mệt mỏi, đau họng, khô miệng, sốt, phát ban, chán ăn, đau cơ, sưng hạch bạch huyết và lá lách.

13. Hội chứng Sjogren

Hội chứng Sjogren là một rối loạn tự miễn dịch thường gây ra khô mắt, khô âm đạo, khô da, miệng khô người mệt mỏi, đau khớp.

14. Hội chứng khô miệng (xerostomia)

Những người bị hội chứng khô miệng có cảm giác khô mãn tính trong miệng. Các triệu chứng của hội chứng khô miệng bao gồm miệng dính, môi và lưỡi khô và nứt nẻ, nóng rát trong miệng, đau họng, hôi miệng, giảm vị giác, khó nhai hoặc nuốt, khó nói, sâu răng, lở miệng hoặc nhiễm trùng, người mệt mỏi và các vấn đề dinh dưỡng.

15. Hội chứng virut

Hội chứng vi-rút xảy ra khi một người có các triệu chứng của bệnh do vi-rút gây ra, nhưng loại vi-rút gây ra các triệu chứng không được xác định. Các triệu chứng có thể bao gồm đau họng, sưng hạch bạch huyết, sốt, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.

16. Kiệt sức vì nhiệt

Kiệt sức do nhiệt gây ra khát dữ dội, miệng khô người mệt mỏi, đổ mồ hôi nhiều, da xanh xao, mát và ẩm, chuột rút cơ bắp, v.v.

17. Thiếu vitamin B12

Thiếu hụt vitamin B12 có thể xảy ra do chế độ ăn uống thiếu B12 hoặc do cơ thể không thể hấp thụ vitamin đúng cách dẫn đến tình trạng thiếu máu do cơ thể không có đủ B12 để tạo ra các tế bào hồng cầu. Ngoài ra một số bệnh lý có thể khiến cơ thể khó hấp thụ đủ vitamin như bệnh Crohn, bệnh celiac, thiếu máu ác tính và nghiện rượu...

Các triệu chứng thiếu hụt vitamin B12 bao gồm khô miệng mệt mỏi, da xanh xao, suy nhược, buồn ngủ, tê, yếu tay và chân, trầm cảm, rối loạn tâm thần và tê liệt.

Ngoài những bệnh lý trên thì một số bệnh lý khác cũng gây khô họng và mệt mỏi như: viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp/mạn tính, rối loạn nhịp tim, thiếu ngủ, rối loạn stress cấp tính, chứng ngưng thở lúc ngủ, bệnh xơ nang, rung nhĩ, rối loạn ăn uống, khí phế thũng, viêm cầu thận, viêm gan A,B,C, tụt huyết áp, bệnh lyme, hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFIDS), suy tim sung huyết, lao, ngộ độc aspirin, ngộ độc CO, suy giáp (người lớn), rối loạn lưỡng cực, suy dinh dưỡng, nghiện cocain, tập thể dục quá sức, thiếu cân, sốt thương hàn, viêm hạch mạc treo, ung thư vòm họng,....

Mặc dù những bệnh lý trên đây có thể được coi là hướng dẫn để tự giáo dục bản thân về những bệnh lý liên quan đến tình trạng khô miệng mệt mỏi, nhưng đây không phải là sự thay thế cho chẩn đoán từ các bác sĩ có chuyên môn. Vì vậy, để tránh việc khiến cho sức khỏe của mình bị giảm sút hãy đến cơ sở y tế để được tư vấn và thăm khám tìm ra nguyên nhân và được tư vấn phương pháp điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan