Cách chữa nứt đầu lưỡi

Nứt đầu lưỡi là chứng bệnh gây ra tình trạng lưỡi bị nứt nẻ đau rát, thậm chí bị rách. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nứt đầu lưỡi, vì vậy cần tìm nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng như cách chữa nứt đầu lưỡi hiệu quả nhất.

1. Nứt đầu lưỡi là gì? Nứt lưỡi có nguy hiểm không?

Nứt đầu lưỡi hay còn được gọi là lưỡi nứt kẽ hoặc lưỡi da bìu, với biểu hiện là xuất hiện vết rạn, rãnh và khe nứt trên lưỡi. Tuy chứng bệnh này gần như vô hại, lành tính nhưng người bệnh không nên chủ quan, cần được bác sĩ hoặc nha sĩ thăm khám để tìm ra nguyên nhân chính xác.

Trên thực tế, nam giới thường có xu hướng dễ bị lưỡi nứt nẻ đau rát hơn so với phụ nữ.

2. Biểu hiện của chứng nứt đầu lưỡi

Các biểu hiện nứt đầu lưỡi:

  • Các vết rạn, rãnh hoặc khe nứt xuất hiện ở đầu lưỡi và mặt trên của lưỡi.
  • Những vết nứt, rách chỉ ở lưỡi.
  • Các vết nứt khác nhau về độ sâu, sâu nhất thường ở giữa lưỡi. Chúng có thể sâu tới 6mm.
  • Các rãnh chia cách lưỡi thành nhiều vùng hay các thùy nhỏ.
  • Xuất hiện các mảnh nhỏ tích tụ ở các khe nứt lưỡi.
  • Nứt đầu lưỡi sẽ xuất hiện các vết nứt bị chia đôi theo chiều dọc. Mắt thường có thể dễ dàng nhìn thấy các rãnh sâu trên lưỡi. Các bác sĩ và nha sĩ có thể chẩn đoán tình trạng này một cách dễ dàng qua việc quan sát. Phần trung tâm lưỡi hay bị nứt (lưỡi bị nứt ở giữa), nhưng cũng có thể có các vết nứt ở rìa lưỡi.
  • Nứt lưỡi đi kèm xuất hiện nổi nốt nhỏ (nhú lưỡi) màu trắng hồng thường do chứng viêm lưỡi bản đồ. Những người có nứt lưỡi bản đồ do thiếu nhú ở các vùng khác nhau của lưỡi. Những điểm không xuất hiện nhú lưỡi thường đỏ, phần gờ hơi nhô lên.
  • Theo độ tuổi, đặc biệt là ở người cao tuổi, các vết nứt trên lưỡi có thể sâu dần và trở nên rõ rệt hơn. Vì vậy, tốt nhất người bệnh nên đến khám nha sĩ để được điều trị, hướng dẫn chăm sóc và vệ sinh lưỡi đúng cách.

3. Nguyên nhân gây ra nứt đầu lưỡi

Tình trạng nứt đầu lưỡi có thể do các nguyên nhân sau:

  • Tính di truyền: Hiện nay, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra chứng nứt đầu lưỡi, tuy nhiên nhiều khả năng chứng bệnh có liên quan mật thiết tới gen di truyền bởi theo thống kê, những ai sinh ra trong gia đình có bố mẹ, ông bà mắc chứng bệnh nứt đầu lưỡi thì tỉ lệ mắc bệnh cũng cao hơn.
  • Mắc hội chứng Down, Melkersson - Rosenthal: Theo nghiên cứu, chứng nứt đầu lưỡi còn liên quan đến 1 số hội chứng di truyền, điển hình là hội chứng Down và hội chứng Melkersson - Rosenthal. Hội chứng Down xảy ra khi 1 người có 3 nhiễm sắc thể thứ 21, dẫn đến một loạt những khiếm khuyết về thể chất và tinh thần. Còn hội chứng Melkersson - Rosenthal là nguyên nhân gây ra 1 vài trạng thái thần kinh đặc trưng bao gồm: nứt lưỡi, rách lưỡi, sưng môi trên, sưng mặt và liệt mặt. Tỉ lệ mắc bệnh cao ở người cao tuổi được cho là do nguyên nhân khô miệng gây gây ra.
  • Thiếu dinh dưỡng: Cơ thể thiếu hụt một số loại Vitamin như Vitamin A, Vitamin B12, acid folic,... là 1 trong những nguyên nhân gây xuất hiện chứng nứt đầu lưỡi.
  • Điều kiện chăm sóc răng miệng
  • U hạt dị ứng gây ảnh hưởng khu vực môi, miệng và bên trong miệng.
  • Mắc bệnh vẩy nến.

4. Cách chữa nứt đầu lưỡi

Nếu nguyên nhân xuất hiện chứng nứt đầu lưỡi có liên quan đến bệnh lý và có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe, người bệnh cần đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp nứt đầu lưỡi là vô hại, không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, vì vậy việc điều trị cũng không quá cần thiết.

Vì vậy chủ yếu cần biết khắc phục để hạn chế tình trạng kẽ nứt nhiều hơn cũng như tránh mắc các bệnh liên quan tới răng miệng. Bằng cách:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Sau khi ăn, cặn thức ăn thừa bám vào các vết nứt lưỡi, mảng bám dễ tích tụ và đây là môi trường thuận lợi để chúng phát triển gây hôi miệng, tăng nguy cơ mắc sâu răng. Để khắc phục điều này, cần chăm sóc răng miệng sạch sẽ hàng ngày: đánh răng, súc miệng, sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên.

  • Khám nha khoa định kỳ

Những người mắc chứng nứt đầu lưỡi được khuyến cáo nên đi khám nha sĩ ít nhất 6 tháng một lần.

  • Ăn uống đủ chất, bổ sung các vitamin cho cơ thể

Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin cho cơ thể vừa giúp tăng cường đề kháng, vừa ngăn ngừa tình trạng nứt lưỡi trở nên nghiêm trọng hơn. Nên ăn nhiều rau quả, uống thêm các loại vitamin C, E, B, PP và kẽm theo chỉ dẫn của bác sĩ

  • Chăm sóc đúng cách

Việc bổ sung dinh dưỡng chỉ giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trong miệng gây bệnh nên người bệnh cần chăm sóc răng miệng đúng cách. Lưu ý là khi bị nứt lưỡi, nổi nốt ở lưỡi, người bệnh không tự ý dùng tay hoặc các vật sắc nhọn gây tổn thương lưỡi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan