Công dụng thuốc Alfachim

Thuốc Alfachim được chỉ định sử dụng trong trường hợp chống phù nề và kháng viêm dạng men. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin giúp bạn đọc hiểu về thuốc Alfachim có tác dụng gì.

1. Alfachim là thuốc gì?

Thuốc Alfachim thuộc nhóm men kháng viêm, có thành chính là Chymotrypsin, được bào chế dưới dạng viên nén và đóng gói với hình thức hộp 2 vỉ, 3 vỉ, 20 vỉ, 50 vỉ, 100 vỉ x 10 viên. Thuốc Chymotrypsin được chỉ định sử dụng trong các trường hợp kháng viêm, điều trị phù nề sau khi bị chấn thương hoặc phẫu thuật. Các dạng chấn thương hay được chỉ định sử dụng Alfachim là tổn thương mô mềm, chấn thương cấp, bong gân, khối tụ máu, tan máu bầm, nhiễm trùng, phù nề mi mắt, chuột rút và chấn thương vì chơi thể thao.

Thuốc Alfachim còn các tác dụng đối với những trường hợp cần làm lỏng các dịch tiết ở đường hô hấp trên ở người mắc viêm phế quản, bệnh về phổi, hen hoặc viêm xoang.

2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Alfachim

Đối với người lớn:

  • Thuốc Alfachim dùng qua đường uống: Bệnh nhân dùng liều 2 viên/ lần và sử dụng từ 3-4 lần/ ngày;
  • Thuốc Alfachim dùng để ngậm dưới lưỡi: Bệnh nhân ngậm 4-6 viên/ ngày và chia làm nhiều lần ngậm.

Đối với trẻ em:

  • Hiện nay vẫn chưa có đầy đủ nghiên cứu trên lâm sàng về việc sử dụng thuốc cho trẻ em. Trường hợp muốn dùng thuốc cho trẻ, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có tư vấn phù hợp.

Xử lý quá liều:

  • Nếu bệnh nhân không may sử dụng thuốc quá liều được khuyến cáo thì người nhà cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để có hỗ trợ cấp cứu. Khi gặp bác sĩ, người nhà cần cho bác sĩ biết đầy đủ thông tin về những loại thuốc bệnh nhân đang dùng, bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn, thực phẩm chức năng.

Xử lý quên liều:

  • Trường hợp bệnh nhân quên uống 1 liều trong ngày theo quy định thì cần bổ sung liều càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, thời gian phát hiện quên liều gần với thời gian uống liều tiếp theo thì bỏ qua liều quên và dùng liều kế tiếp theo đúng hướng dẫn. Tránh dùng gấp đôi liều trong 1 lần sử dụng đã quy định.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc Alfachim

Chống chỉ định:

  • Không sử dụng thuốc Alfachim với những người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.

Tác dụng phụ:

  • Thuốc sử dụng qua đường uống: Xuất hiện ban trên da, tiêu hóa bị rối loạn;
  • Thuốc sử dụng để ngậm dưới lưỡi: Niêm mạc miệng bị kích thích, tiêu hóa rối loạn.

Trên đây liệt kê những tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình sử dụng Alfachim, đây không phải là danh mục đầy đủ tác dụng phụ của thuốc. Trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc và có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe, cách tốt nhất là hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn phù hợp.

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Alfachim với các trường hợp:

  • Xuất hiện tình trạng dị ứng khi dùng thuốc như nổi ban da, niêm mạc miệng bị kích thích, tiêu hóa bị rối loạn;
  • Bệnh nhân đang sử dụng thuốc kháng đông máu;
  • Hiện chưa có đầy đủ nghiên cứu trên lâm sàng xác định rủi ro khi dùng thuốc Alfachim cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Vì vậy, nếu muốn dùng thuốc, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc:

  • Trường hợp người bệnh đang sử dụng các thuốc khác thì Alfachim có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của các loại thuốc khác hoặc xảy ra tình trạng làm gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Nhằm hạn chế tối đa tương tác, người bệnh cần cho bác sĩ biết về các loại thuốc đang dùng. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân.

Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Alfachim. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc Alfachim theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

17.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan