Công dụng thuốc Obiana

Thuốc Obiana có công dụng trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sinh dục, hô hấp và đường tiêu hoá. Trước khi sử dụng Obiana, bạn nên tham khảo tư vấn từ dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa để dùng thuốc an toàn và hiệu quả.

1. Thành phần thuốc Obiana

Thành phần có trong Obiana bao gồm: Sulfamethoxazole và Trimethoprim.

Hàm lượng: Mỗi 5ml chứa 200mg Sulfamethoxazole.

Dạng bào chế: Hỗn dịch dạng uống.

Quy cách đóng gói: Chai 60ml.

Nhà sản xuất: Công ty Unison Laboratories Co., Ltd - THÁI LAN.

2. Công dụng và liều dùng thuốc Obiana

Obiana là thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm.

Dược lực học

Hoạt chất Sulfamethoxazole là một sulfamid phối hợp với Trimethoprim (kháng sinh tổng hợp dẫn xuất pyrimidin). 2 hoạt chất này thường phối hợp với nhau theo tỉ lệ 1:5 (1 Trimethoprim và 5 Sulfamethoxazole). Sự phối hợp này sẽ tạo tác dụng hiệp đồng làm tăng cường hiệu quả điều trị và giảm kháng thuốc.

Dược động học

Hoạt chất Sulfamethoxazole tan trong Lipid mạnh và có thể tích phân bố nhỏ hơn Trimethoprim. Khi phối hợp 2 hoạt chất này theo tỉ lệ 1:5 thì sẽ đạt được nồng độ trong huyết tương với tỉ lệ 1 : 20. Đây là tỷ lệ tối ưu cho tác dụng của thuốc.

Sulfamethoxazole sẽ hấp thu tốt qua đường tiêu hoá, sinh khả dụng cao và đạt nồng độ trong huyết xấp xỉ đường tiêm tĩnh mạch. Thuốc Obiana phân bố rộng rãi vào các mô và dịch cơ thể cả dịch não tuỷ. Hoạt chất Sulfamethoxazole chuyển hoá ở gan và thải trừ chủ yếu qua nước tiểu ở dạng nguyên vẹn và đã chuyển hoá. Thời gian bán thải thường từ 9 - 11 giờ ở người bình thường và kéo dài hơn ở bệnh nhân suy thận.

Sulfamethoxazole có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng lên nhiều vi khuẩn ưa khí gram âm và dương, bao gồm: Neisseria gonorrhoeae, Staphylococcus, Streptococcus, Legionella pneumophilia, Neisseria meningitidis, E. coli, Salmonella, Shigella, Enterobacter, Proteus mirabilis, Proteus indol dương tính, Klebsiella, Haemophilus influenzae...

Một số vi khuẩn kháng thuốc là: Campylobacter, Enterococcus và các vi khuẩn kỵ khí.

Cơ chế tác dụng của thuốc:

Hoạt chất Sulfamethoxazol có cấu trúc tương tự acid para aminobenzoic (PABA). Nhờ có ái lực cao với dihydropteroat synthetase (ức chế giai đoạn I của quá trình tổng hợp acid folic của vi khuẩn) mà nó cạnh tranh với PABA.

Liều lượng và cách dùng Obiana

Pha Obiana theo tỷ lệ 1 gói (Sulfamethoxazol 200mg, Trimethoprim 40mg) trong 5ml nước. Lắc thật kỹ trước khi dùng nhằm thu được hỗn dịch đồng đều.

Trẻ dưới 12 tuổi, trừ khi được kê đơn riêng, liều khuyên dùng là 6mg Trimethoprim và 30mg Sulfamethoxazole cho 1kg cân nặng trong 24h, chia làm 2 liều bằng nhau.

Liều dùng cho trẻ:

  • Từ 6 tuần đến 5 tháng tuổi: Dùng 2,5ml, cách mỗi 12 giờ.
  • Trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi: Dùng 5ml, cách mỗi 12 giờ.
  • Trẻ từ 6 tuổi đến 12 tuổi: Dùng 10ml, cách mỗi 12 giờ.

Liều dùng cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi:

  • Dùng 20ml, cách mỗi 12 giờ. Cần tiếp tục điều trị cho tới khi hết triệu chứng 2 ngày, phần lớn điều trị phải ít nhất 5 ngày.
  • Trong trường hợp sau 7 ngày điều trị mà không cải thiện về lâm sàng, cần xem lại bệnh nhân.
  • Bệnh nhân bị viêm phế nang do Pneumocystis carinii: Nên dùng liều cao 20mg Trimethoprim và 100mg Sulfamethoxazole cho 1 kg cân nặng, mỗi ngày chia làm 2 hoặc nhiều liều, dùng duy trì trong thời gian 14 ngày.

Hiện tượng quá liều

Khi sử dụng thuốc quá liều có thể gây ngộ độc cấp. Các dấu hiệu quá liều cấp với Sulfamethoxazol biểu hiện gồm có buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, lú lẫn, trầm cảm, suy giảm tủy xương.

Xử trí khi quá liều: Rửa dạ dày và acid hóa nước tiểu để tăng đào thải thuốc.

Tình trạng ngộ độc mãn tính thường xảy ra khi điều trị liều cao hoặc kéo dài với dấu hiệu: Suy tủy (thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu).

3. Chỉ định thuốc Obiana

Thuốc Obiana điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây bệnh:

4. Chống chỉ định thuốc Obiana

5. Thận trọng khi dùng thuốc Obiana

  • Cần thận trọng khi dùng cho người cao tuổi và điều trị kéo dài với liều cao.
  • Khi dùng thuốc cần theo dõi nguy cơ tác dụng có hại lên chuyển hoá acid folic và máu.
  • Bảo quản thuốc trong bao bì kín, tránh ẩm, để ở nhiệt độ dưới 30 độ C.

6. Tương tác thuốc

Nguy cơ ngộ độc thận sẽ tăng khi sử dụng đồng thời Sulfamethoxazol với Ciclosporin.

Một số chất đối kháng folat như Methotrexat, Pyrimethamin khi sử dụng đồng thời với Sulfamethoxazol có thể làm tăng tỷ lệ bị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.

7. Tác dụng phụ của thuốc Obiana

Khi sử dụng thuốc, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ sau:

  • Triệu chứng trên tiêu hoá: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm miệng, viêm lưỡi...
  • Triệu chứng trên thận: Viêm thận kẽ, suy thận, sỏi thận.
  • Các dấu hiệu trên da: Ban da, mụn phỏng, mày đay, ngứa, hội chứng Stevens - Johnson và Lyell.
  • Thiếu máu hồng cầu to do thiếu acid folic, thiếu máu tan máu, giảm huyết cầu tố, nhất là người thiếu G6PD.
  • Một số tác dụng không mong muốn khác: Ù tai, ảo giác, vàng da ứ mật, tăng K+ huyết, Tiêm tĩnh mạch có thể gây viêm tĩnh mạch và tổn thương mô.

Bài viết đã tổng hợp các thông tin về thuốc Obiana cho bạn đọc tham khảo. Vì Obiana là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ để có đơn kê phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • kukjetrilcef
    Công dụng thuốc Kukjetrilcef

    Thuốc Kukjetrilcef được bào chế dưới dạng viên nang với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là Cephradine 500mg. Vậy thuốc Kukjetrilcef là thuốc gì, thuốc có tác dụng gì và cách sử dụng thuốc như thế nào?

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • acimip
    Công dụng thuốc Acimip

    Acimip có thành phần chính thuộc nhóm thuốc kháng khuẩn, kháng virus được bác sĩ chỉ định sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng. Tuy nhiên bệnh cạnh công dụng hiệu quả mà thuốc mang lại, người bệnh ...

    Đọc thêm
  • Vipimax 1g
    Công dụng thuốc Vipimax 1g

    Thuốc Vipimax 1g bào chế dạng thuốc tiêm dùng chỉ định cho các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm phổi, nhiễm khuẩn da và cấu trúc da. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng khi sử dụng Vipimax ...

    Đọc thêm
  • Rifazeme 0.5g
    Công dụng thuốc Rifazeme 0.5g

    Thuốc Rifazeme 0.5g có thành phần hoạt chất chính là Meropenem trihydrat tương đương meropenem 500 mg. Đây là loại thuốc kháng sinh có công dụng trong điều trị các bệnh do ký sinh trùng, kháng nấm, chống nhiễm khuẩn ...

    Đọc thêm
  • Newfazidim
    Công dụng thuốc Newfazidim

    Newfazidim là thuốc được sử dụng theo đường tiêm truyền nhằm điều trị những trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng xương và khớp, nhiễm trùng phụ khoa, nhiễm trùng ...

    Đọc thêm