Dấu hiệu điển hình của viêm mũi xoang

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Thái - Bác sĩ Tai Mũi Họng - Khoa Tai Mũi Họng và Phẫu thuật đầu cổ - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Viêm mũi xoang là bệnh lý tai mũi họng khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Bệnh gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và công việc hàng ngày của người bệnh. Cần nắm được các dấu hiệu điển hình của viêm mũi xoang để sớm phát hiện, chẩn đoán chính xác bệnh và có phương án điều trị kịp thời.

1. Viêm mũi xoang là gì?

Xoang là các hốc rỗng nằm bên trong khối xương sọ - mặt. Niêm mạc lót mũi xoang là một lớp mô mềm. Lớp niêm mạc này chứa đầy không khí và sạch sẽ. Khi các hốc rỗng này bị bịt kín (tắt xoang) và chứa nhiều dịch hoặc mủ dẫn đến viêm nhiễm lớp niêm mạc thì được gọi là viêm xoang hoặc viêm mũi xoang.

Viêm mũi xoang được phân ra làm 4 loại, dựa theo thời gian mắc bệnh, bao gồm:

  • Viêm xoang cấp: là hiện tượng viêm xoang có các triệu chứng giống cảm lạnh như: sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, chảy mũi, đau nhức vùng mặt... Các triệu chứng này xuất hiện đột ngột và không biến mất sau 10 - 14 ngày, nhưng cũng không diễn ra quá 4 tuần.
  • Viêm xoang bán cấp: là viêm xoang có thời gian mắc bệnh kéo dài từ 4 - 8 tuần.
  • Viêm xoang mạn tính: là viêm xoang có các triệu chứng tồn tại >8 tuần.
  • Viêm xoang tái phát: là viêm xoang tái phát nhiều đợt trong cùng 1 năm.

2. Dấu hiệu viêm mũi xoang

Thông thường, viêm mũi xoang xuất hiện sau một đợt cảm cúm kéo dài hoặc viêm mũi dị ứng nặng. Dấu hiệu viêm mũi xoang phổ biến nhất mà nhiều người gặp phải là đau nhức vùng trán hoặc đau nhức khu vực gò má. Đi kèm với đó, người bệnh còn có một vài triệu chứng như:

  • Nghẹt mũi
  • Giảm/ mất khứu giác
  • Có nước mũi màu vàng xanh, nước mũi đặc
  • Dịch mũi chảy xuống họng (khịt khạc)
  • Ho
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Đau răng hàm trên
  • Sốt
  • Nhức đầu
cảm cúm
Viêm mũi xoang xuất hiện sau một đợt cảm cúm kéo dài hoặc viêm mũi dị ứng nặng

3. Nguyên nhân gây viêm xoang

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến viêm mũi xoang như:

  • Bị viêm nhiễm, tăng cơ hội nhiễm siêu vi, vi khuẩn, nhiễm nấm. Ví dụ: dị ứng, polyp mũi...
  • Người có các khối u trong mũi và trong khu vực xoang dẫn đến tắc nghẽn đường dẫn lưu của xoang.
  • Do các rối loạn di truyền như xơ nang.

Những đối tượng dễ bị viêm xoang bao gồm:

  • Người có bất thường về cơ thể học như: vẹo vách ngăn mũi, phì đại cuốn mũi
  • Phụ nữ trong thời gian mang thai
  • Người làm việc thường xuyên với nhiều trẻ em
  • Người hút thuốc lá
  • Những ai có các tình trạng trên đây thì dễ bị hẹp hoặc tắc mũi, do đó nguy cơ bị viêm xoang sẽ cao hơn người bình thường rất nhiều.

4. Làm gì khi phát hiện viêm xoang?

Bác sĩ khám bệnh dạ dày
Chuyên khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là địa chỉ uy tín để khám và điều trị viêm xoang

Khi thấy các dấu hiệu viêm xoang, người bệnh nên đi khám chuyên khoa Tai mũi họng để được kiểm tra chính xác tình trạng bệnh. Từ đó có các phương pháp điều trị phù hợp như: sử dụng thuốc, hút rửa mũi xoang, khí dung mũi xoang, phẫu thuật...

Chuyên khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ chuyên khám và điều trị viêm xoang cũng như các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi... với hệ thống máy nội soi mũi xoang hiện đại Karl Storz, chụp cắt lớp Vi tính (CT Scan) với máy CT Scan 640 lát cắt giúp chẩn đoán sớm và chính xác.

Please dial HOTLINE for more information or register for an appointment HERE. Download MyVinmec app to make appointments faster and to manage your bookings easily.

This article is written for readers from Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

614.3K

Relating articles
  • Có nên pha loãng Thuốc desloratadine dạng siro với nước lọc khi uống?
    Triamcinolone: ​​What you need to know

    Triamcinolone is a synthetic, fluorinated corticosteroid that blocks the release of inflammatory substances. Triamcinolone is given as an oral or injectable medication depending on the dosage and treatment of the disorder. Triamcinolone is currently indicated for use in many diseases ...

    Readmore
  • Công dụng thuốc Kialverin
    Uses of Kialverin

    Kialverin thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, dùng trong điều trị các chứng đau do co thắt cơ trơn ở dạ dày, đau tiết niệu. Thuốc Kialverin có thành phần chính là Lysozyme Chloride, được bào chế theo dạng viên ...

    Readmore
  • Vifrancort - V
    Uses of Vifrancort - V

    Vifrancort - V is prepared in the form of a nasopharyngeal spray, indicated for topical use in cases of inflammation, allergies in the nasopharyngeal area in both adults and children. To ensure effective use when using Vifrancort - V, users ...

    Readmore
  • Fonclar
    Uses of Fonclar

    Thuốc Fonclar được dùng theo đơn của bác sĩ để đẩy lùi hiệu quả các tình trạng nhiễm khuẩn như viêm phế quản, viêm phổi, viêm amidan,... Bệnh nhân cần tham khảo kỹ lời khuyên của bác sĩ về cách ...

    Readmore
  • Sharolev
    Uses of Sharolev

    Thuốc Sharolev được bác sĩ kê đơn trong điều trị nhiễm trùng nhẹ, trung bình và nặng ở người lớn trên 18 tuổi như viêm xoang cấp tính, viêm phổi, nhiễm trùng da và cấu trúc da... Tìm hiểu một ...

    Readmore