Công dụng thuốc Imasil

Imasil là thuốc thuộc nhóm chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch. Thuốc thường được dùng trong điều trị ung thư bạch cầu tủy mạn.

1. Imasil là thuốc gì?

Thuốc Imasil được sản xuất bởi Công ty Cipla., Ltd – Ấn Độ và lưu hành trên thị trường với số đăng ký là VN3 – 85 – 18. Imasil được xếp vào nhóm thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch. Thành phần hoạt chất chính của thuốc Imasil Imatinib.

  • Dạng bào chế: Viên nang cứng, mỗi viên chứa 400mg Imatinib (dưới dạng imatinib mesylat) và các tá dược khác của nhà sản xuất.
  • Dạng đóng gói: Hộp 3 vỉ xé x 8 viên, Hộp 3 vỉ bấm x 10 viên hoặc Hộp 1 lọ nhựa 30 viên.

2. Imasil có tác dụng gì?

Dược lực học:

Imatinib là chất ức đặc hiệu Ber-Abltyrosine kinase (phân tử bất thường gây bệnh bạch cầu tuỷ mạn) qua cơ chế không cho Ber-Abl gắn kết với A.T.P. Imatinib tác động đặc hiệu lên phân tử gây bệnh,. Tỉ lệ đáp ứng về mặt huyết học và di truyền tế bào rất cao, có khả năng đưa bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường.

Dược động học:

  • Hấp thu: Imatinib được dùng qua đường uống. Sinh khả dụng tuyệt đối của Imatinib trung bình là 98%. Tỉ lệ hấp thu thay đổi tùy theo loại thực phẩm ăn vào.
  • Phân bố: Tỉ lệ liên kết của Imatinib với protein huyết tương là 95%, chủ yếu là albumin và alpha-acid-glycoprotein.
  • Chuyển hóa: Chất chuyển hóa chính của Imatinib trong hệ tuần hoàn người là dẫn xuất N-demetyl piperazin, có hoạt tính tương tự thuốc gốc trong thử nghiệm in vitro.
  • Thải trừ: Imatinib được thải trừ qua phân và nước tiểu. Thời gian bán hủy là 18 giờ nên liều dùng phù hợp là 1 lần/ ngày.

3. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Imasil

Thuốc Imasil thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn;
  • Bệnh bạch cầu cấp thể lympho;
  • Bệnh loạn sản tủy;
  • Tăng sinh tủy xương;
  • Hội chứng tăng bạch cầu ưa eosin và / hoặc bệnh bạch cầu eosin ác tính mãn tính;
  • U lồi sarcom da tế bào sợi không thể phẫu thuật, tái phát, di căn;
  • U tổ chức liên kết dạ dày – ruột ác tính di căn và / hoặc không thể phẫu thuật.

Chống chỉ định:

Tuyệt đối không sử dụng thuốc Imasil trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của Imasil.
  • Trẻ em dưới 1 tuổi
  • Suy gan, suy thận nặng

4. Liều lượng và cách dùng thuốc Imasil

Imasil là thuốc kê đơn, vì vậy người bệnh chỉ được dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ và phải tuân thủ theo liệu trình điều trị. Không nên tự ý thay đổi liều lượng, đường dùng của thuốc Imasil hoặc ngừng thuốc. Đồng thời, không nên sử dụng chung thuốc Imasil với người khác hoặc đưa thuốc này cho người khác sử dụng ngay cả khi họ có cùng chẩn đoán.

  • Liều lượng: Liều dùng tùy theo từng bệnh lý và tình trạng cấp hay mạn, liều thông thường từ 400 – 600 – 800mg/ ngày, có thể uống 1 lần hoặc chia 2 lần vào buổi sáng và tối. Thời gian điều trị kéo dài 7 ngày đến 13 tháng, trung bình là 7 tháng.
  • Cách dùng: Thuốc Imasil được bào chế dưới dạng viên nang và dùng theo đường uống. Người bệnh uống thuốc với một ly nước lớn để giảm kích ứng đường tiêu hóa. Tốt nhất nên uống nước lọc, không dùng các loại nước trà, nước chè, ... để uống thuốc.

Xử trí khi quên liều thuốc Imasil:

  • Nếu thời điểm phát hiện quên liều chỉ cách thời điểm dùng thuốc từ 1 – 2 giờ thì có thể dùng liều khác. Nếu thời điểm phát hiện quên liều gần với lần dùng thuốc tiếp theo thì có thể bỏ qua và dùng liều tiếp theo như bình thường. Bệnh nhân nên chú ý dùng thuốc theo hướng dẫn, không nên để quên nhiều liều trong một đợt điều trị.

Xử trí khi quá liều thuốc Imasil:

  • Khi bệnh nhân dùng thuốc quá liều và có triệu chứng nguy hiểm hoặc trong các trường hợp cấp cứu khác; cần liên hệ với trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ. Người nhà cần cung cấp cho nhân viên y tế sổ khám bệnh và các thuốc bệnh nhân đang dùng, bao gồm các dạng uống, bôi, tiêm, xịt, ...

5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Imasil

Ngoài tác dụng điều trị, Imasil có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn khác trong quá trình sử dụng như:

  • Rất thường gặp: Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, thiếu máu, đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn và nôn, phù quanh hốc mắt, chàm, phát ban và viêm da.
  • Thường gặp: Giảm bạch cầu trung tính kèm sốt, giảm toàn thể huyết cầu, choáng váng, rối loạn vị giác, chán ăn, dị cảm, mất ngủ, viêm kết mạc, tăng tiết nước mắt, chảy máu cam, tràn dịch màng phổi, phù mặt, phù mi mắt, ban đỏ, ngứa da, khô da, đổ mồ hôi trộm, rét run, mệt nhọc và tăng cân.

Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ của thuốc Imasil. Nếu gặp phải những tác dụng không mong chưa được liệt kê, nghiên cứu hoặc hiếm gặp; hãy thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn xử trí.

6. Tương tác thuốc

Việc sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc có thể gây ra tương tác giữa các thuốc dẫn đến hiện tượng cạnh tranh hoặc hiệp đồng. Các nghiên cứu thường chỉ kể ra những tương tác thường gặp khi sử dụng thuốc. Vì vậy bệnh nhân không nên tự ý áp dụng các thông tin về tương tác thuốc Imasil trong quá trình điều trị.Các thuốc có tương với Imasil đã được chứng minh là:

  • Clarithromycin, Erythromycin, Itraconazole, Ketoconazole: làm tăng nồng độ Imasil trong huyết tương khi dùng phối hợp.
  • Carbamazepicine, Phenytoin, Phenobarbital, Rifampicine: làm giảm nồng độ Imasil trong huyết tương khi dùng phối hợp.
  • Imasil có thể làm thay đổi nồng độ trong huyết tương của các thuốc Simvastatin, Ceclosporin, Paracetamol khi dùng phối hợp.

Ngoài ra, bệnh nhân cần thảo luận với nhân viên chăm sóc sức khỏe của mình về việc sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn hoặc lên men, thuốc lá, ... trong quá trình điều trị vì những thực phẩm này có thể làm thay đổi thành phần của thuốc.

7. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Imasil

  • Sử dụng thuốc Imasil trong thai kỳ: Chưa có đầy đủ nghiên cứu về độc tính với thai nhi trên người. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy Imasil độc với thai nhi, gây quái thai hoặc thai chết lưu. Do đó, không sử dụng thuốc Imasil cho phụ nữ có thai. Trường hợp bắt buộc phải dùng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc Imasil trong thời kỳ cho con bú: Nghiên cứu trên động vật cho thấy Imasil và chất chuyển hóa của nó được bài tiết qua sữa mẹ. Do đó, không nên sử dụng thuốc Imasil với bà mẹ cho con bú. Nếu bắt buộc phải dùng, nên ngừng cho bú vì nguy cơ gây độc với trẻ bú mẹ.
  • Thuốc Imasil có thể gây mệt mỏi, nhìn mờ, chóng mặt, buồn ngủ, ... vì vậy bệnh nhân cần thận trọng; không nên lái xe, vận hành máy móc hoặc làm việc trên cao khi dùng thuốc.
  • Người bệnh suy gan nặng cần cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro khi dùng thuốc, nên kiểm tra công thức máu ngoại vi và men gan.
  • Imasil có khả năng gây ứ dịch nặng như tràn dịch màng phổi, phù phổi, báng. Do đó, nên cân thể trọng thường xuyên, đặc biệt là với người già, suy tim nếu tăng cân bất thường cần được theo dõi và xử trí kịp thời.
  • Bệnh nhân ung thư bạch cầu trung tính và tiểu cầu cần được kiểm tra công thức máu thường xuyên, nếu phát hiện bất thường gì có thể giảm liều hoặc ngưng thuốc.

8. Bảo quản thuốc

  • Bảo quản thuốc Imasil trong bao bì gốc của nhà sản xuất, ở nơi thoáng mát, không ẩm ướt (độ ẩm dưới 80%), tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mạnh, nhiệt độ tốt nhất để bảo quản thuốc là dưới 30 độ C.
  • Để Imasil tránh xa tầm tay trẻ em cũng như vật nuôi, tránh chúng không biết nhai phải gây ra những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng.
  • Thuốc Imasil có hạn sử dụng là 24 tháng kể từ ngày sản xuất, không dùng thuốc Imasil đã hết hạn hoặc có biểu hiện hư hỏng, thay đổi màu sắc, tính chất, bao bì bị hư hỏng hoặc rách.
  • Không vứt thuốc Imasil vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi được yêu cầu.

Bài viết đã cung cấp thông tin Imasil có tác dụng gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc Imasil theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Lưu ý, Imasil là thuốc kê đơn, cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý dùng vì có thể gặp phải tác dụng không mong muốn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

649 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan