Công dụng thuốc Wontran

Thuốc Wontran được chỉ định sử dụng trong kiểm soát các cơn đau cấp. Thuốc có 2 thành phần chính là Acetaminophen và Tramadol. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng Wontran, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn và tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

1. Thuốc Wontran là thuốc gì?

Thuốc Wontran có 2 thành phần chính là AcetaminophenTramadol. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và đóng gói dưới dạng hộp 10 vỉ x 10 viên. Tác dụng của thuốc Wontran là:

  • Thành phần Tramadol có trong thuốc Wontran là chất tổng hợp thuộc nhóm thuốc giảm đau trung ương opioid;
  • Tramadol cùng với chất chuyển hóa có hoạt tính o-desmethyl tramadol (M1) gắn vào thụ thể u của nơron thần kinh, có tác dụng làm giảm sự thu hồi norepinephrin và serotonin nên giảm cảm giác đau;
  • Chất chuyển hóa M1 có tác dụng giảm đau gấp 6 lần so với tramadol và có ái lực với thụ thể cao hơn 200 lần;
  • Thành phần Acetaminophen chính là Paracetamol thuộc nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau. Cơ chế của chất này chính là làm giảm tính cảm thụ cảm giác đau ở ngọn dây thần kinh nên làm tăng ngưỡng gây đau, có hiệu quả giảm đau ngoại vi.

Chỉ định sử dụng thuốc Wontran:

Thuốc Wontran được chỉ định sử dụng với mục đích làm giảm đau ngắn hạn trong vòng 5 ngày với các trường hợp có các cơn đau cấp tính.

2. Liều dùng và cách dùng thuốc Wontran

2.1. Liều dùng

Liều dùng của thuốc Wontran sẽ được điều chỉnh phù hợp với từng tình trạng của bệnh nhân. Theo đó, người bệnh cần sử dụng thuốc theo liều bác sĩ chỉ định hoặc tham khảo liều dùng dưới đây:

  • Đối với người lớn và trẻ em lớn hơn 16 tuổi: Dùng 2 viên/ lần mỗi 4-6 giờ, nhưng không dùng quá 8 viên/ ngày;
  • Đối với bệnh nhân mắc suy thận có độ thanh thải creatinin nhỏ hơn 30ml/ phút: Liều tối đa có thể sử dụng là 2 viên/ lần mỗi 12 giờ.

2.2.Cách dùng

Thuốc Wontran được đưa vào cơ thể thông qua đường uống. Trước khi sử dụng, người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để dùng thuốc có hiệu quả cao nhất.

Xử trí quá liều: Biểu hiện quá liều của tramadol và acetaminophen hoặc của cả 2 thành phần là khác nhau. Người bệnh cần tuân thủ liều dùng được chỉ định. Trong trường hợp sử dụng quá liều và xuất hiện các triệu chứng bất thường thì người bệnh cần ngừng sử dụng và báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc Wontran

3.1.Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Wontran trong những trường hợp sau đây:

  • Người quá mẫn với tramadol, acetaminophen, các opioid khác hay bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Người đang sử dụng hoặc mới dừng dùng thuốc ức chế MAO trong vòng 15 ngày;
  • Người mới điều trị nhiễm độc rượu, thuốc ngủ, thuốc giảm đau trung ương, các opioid, thuốc điều trị tâm thần;
  • Người bị nghiện opioid;
  • Người bị suy hô hấp nặng, suy gan nặng;
  • Người bị động kinh chưa được kiểm soát;
  • Trẻ em nhỏ hơn 16 tuổi;
  • Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

3.2.Tác dụng phụ của thuốc Wontran

Trong quá trình sử dụng thuốc Wontran, người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ sau đây:

  • Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, miệng bị khô, khó đại tiện, tiêu chảy;
  • Ảnh hưởng trên hệ thần kinh trung ương: Chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ hoặc mất ngủ, ăn không ngon miệng, cảm thấy hồi hộp, bồn chồn, lo lắng, dễ bị xúc động, có ảo giác, sảng khoái, tăng trương lực, run;

Ngoài ra, các dụng phụ khác đã ghi nhận như: Ngứa, phát ban, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, tăng tiết mồ hôi, mặt đỏ, bị nhiễm trùng hô hấp trên;

Tác dụng phụ liên quan đến Tramadol: Bị sốc phản vệ, hoại tử ly giả độc biểu bì, hội chứng Steven Johnson, men gan tăng, huyết áp hạ tư thế đứng, trụy tim mạch;

Tác dụng phụ liên quan đến Acetaminophen:

  • Xuất hiện ban đỏ trên da hoặc mày đay có thể nặng hơn kèm sốt và tổn thương cơ, giảm bạch cầu, bạch cầu trung tính, giảm hồng cầu toàn thể;
  • Xuất hiện phản ứng quá mẫn, sốc phản vệ với những triệu chứng như phù mặt, miệng, họng, suy hô hấp, mẩn ngứa, phát ban, nôn. Người bệnh cần ngừng dùng thuốc nếu xuất hiện các biểu hiện này và nhanh chóng liên hệ với bác sĩ hoặc cơ quan y tế để được xử trí sớm.

3.3.Thận trọng

  • Sử dụng thuốc với phụ nữ đang mang thai và đang nuôi con bằng sữa mẹ: Thuốc Wontran có thể đi qua nhau thai và sử dụng Tramadol lâu ngày có thể gây nghiện và gây hội chứng cai thuốc cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, cần cân nhắc kỹ lưỡng lợi ích và nguy cơ sử dụng thuốc khi đang mang thai, trước chuyển dạ và trong khi chuyển dạ. Đối với phụ nữ đang cho con bú, Tramadol được tìm thấy trong sữa mẹ nhưng chưa có tài liệu nào cho thấy thuốc có gây tác hại cho trẻ bú mẹ. Vì vậy, không nên chỉ định sử dụng thuốc cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ;
  • Tác dụng phụ của thuốc Wontran là gây nhức đầu, chóng mặt, có ảo giác, buồn ngủ, vì vậy không nên sử dụng thuốc khi phải lái xe hay vận hành máy móc;
  • Cảnh báo về các triệu chứng của hội chứng Steven Johnson, hội chứng hoại tử da nhiễm độc, hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ trên toàn thân thể cấp tính;
  • Trong quá trình điều trị không nên dùng rượu, vì làm tăng nguy cơ suy gan cấp;
  • Không dùng thuốc với những bệnh nhân có tiền sử sốc phản vệ với codein, các opioid khác;
  • Không dùng đồng thời với các thuốc khác cùng hoạt chất acetaminophen và tramadol;
  • Người nghiện opioid tránh dùng thuốc dài ngày, vì khả năng gây nghiện của morphin;
  • Thận trọng sử dụng với những người có nguy cơ suy hô hấp, tăng áp lực nội sọ, bị chấn thương vùng đầu;
  • Giảm liều thuốc nếu đang dùng ức chế thần kinh trung ương như rượu, opioid, thuốc mê, thuốc ngủ, phenothiazin, an thần.

Tóm lại, thuốc Wontran được chỉ định sử dụng trong kiểm soát các cơn đau cấp. Thuốc có 2 thành phần chính là Acetaminophen và Tramadol. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người dùng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

388 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Nalsarac
    Công dụng thuốc Nalsarac

    Thuốc Nalsarac thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid được dùng rộng rãi trong điều trị Gout và các bệnh lý xương khớp. Nalsarac có thành phần chính là hoạt chất Paracetamol hàm lượng 325mg và ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Godpadol
    Công dụng thuốc Godpadol

    Godpadol là thuốc thường được chỉ định cho trường hợp cần điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng. Tìm hiểu một số thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng Godpadol sẽ ...

    Đọc thêm
  • Acepron 500 mg
    Công dụng thuốc Acepron 500 mg

    Acepron 500 mg là thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt, được dùng để điều trị một số vấn đề sức khỏe thường gặp. Việc sử dụng thuốc cần đúng liều lượng, tránh dùng quá liều hoặc quên ...

    Đọc thêm
  • Rhutazil
    Công dụng thuốc Rhutazil

    Rhutazil có chứa các thành phần là Acetaminophen 500mg, Loratadin 5mg, Dextromethorphan HBr 7.5 mg dưới dạng viên nén, có tác dụng làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như ho, sốt, nhức đầu, đau nhức bắp thịt, nghẹt ...

    Đọc thêm
  • Acetaminophen hay còn gọi là paracetamol
    Giảm sốt ở trẻ em: Sử dụng Acetaminophen an toàn

    Acetaminophen hay còn được gọi là paracetamol có thể tìm mua dễ dàng tại các nhà thuốc trên toàn quốc mà không cần có đơn kê của bác sĩ. Tuy nhiên, người sử dụng vẫn cần thận trọng để hạn ...

    Đọc thêm