Công dụng thuốc Lofacef

Thuốc Lofacef có chứa hoạt chất Paracetamol và Tramadol với công dụng giảm đau. Vậy cần sử dụng thuốc như thế nào là đúng cách và có những lưu ý gì khi sử dụng? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây

1. Lofacef là thuốc gì?

Thuốc Lofacef có chứa thành phần chính gồm 325mg Paracetamol và 37,5mg Tramadol lydrochlorid dưới dạng viên nén bao phim.

Trong đó, Tramadol là thuốc có tác dụng giảm đau trung ương với 2 cơ chế gồm liên kết của chất gốc và chất chuyển hóa hoạt tính (M1) với thụ thể Mu-opioid receptor và ức chế nhẹ quá trình tái hấp thu của norepinephrine và serotonin.

Trên các đánh giá ở phòng thí nghiệm cho thấy việc phối hợp Tramadol và Paracetamol cho thấy có tác dụng hợp lực với tác dụng giảm đau hiệu quả.

Thuốc Lofacef được chỉ định trong điều trị các cơn đau có mức độ từ trung bình đến nặng.

Cần lưu ý không nên chỉ định cho đối tượng phụ nữ đang cho con bú vì đến nay vẫn chưa có nghiên cứu hoàn chỉnh về tác động của thuốc trên đối tượng này.

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc Lofacef

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi sử dụng liều tối đa từ 1 đến 2 viên trong mỗi 4 đến 6 giờ, không quá 8 viên/1 ngày.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi trước khi sử dụng thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ vì chưa có nghiên cứu chính xác về liều lượng cho đối tượng này.

3. Tác dụng phụ của thuốc Lofacef

Các tác dụng phụ thường xảy ra trên hệ thần kinh trung ương và hệ tiêu hóa, trong đó phổ biến nhất là hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, buồn ngủ.

Ngoài ra còn có một số phản ứng ít gặp hơn như:

  • Suy nhược cơ thể, mệt mỏi.
  • Đau đầu, khó ngủ.
  • Đau bụng, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, đầy hơi, nôn mửa, khô miệng.
  • Rối loạn tâm thần với biểu hiện chán ăn, lo lắng, kích thích, bồn chồn, mất ngủ.
  • Ngứa, tăng tiết mồ hôi, phát ban.

4. Tương tác giữa Lofacef và các thuốc khác

Khi sử dụng thuốc Lofacef cùng lúc với một số nhóm thuốc sau thì có thể xảy ra tương tác thuốc như:

  • Thuốc ức chế MAO và ức chế tái hấp thu serotonin:

Sử dùng đồng thời với các thuốc ức chế MAO hay thuốc ức chế tái hấp thu serotonin sẽ làm gia tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ như co giật và hội chứng serotonin.

  • Carbamazepine:

Sử dụng đồng thời thành phần Tramadol hydrochloride với Carbamazepine làm tăng quá trình chuyển hóa của Tramadol, đồng thời làm giảm tác dụng giảm đau của Tramadol.

  • Quinidine:

Tramadol sẽ chuyển hóa thành M1 bằng CYP2D6 nên khi uống quinidine cùng với tramadol có thể làm tăng hàm lượng của Tramadol.

  • Nhóm Warfarin:

Ở một số bệnh nhân có ghi nhận tình trạng gia tăng chỉ số INR. Do đó, cần đánh giá định kỳ thời gian đông máu ngoại lai khi dùng đồng thời với các thuốc này.

5. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Lofacef

Khi sử dụng thuốc Lofacef cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Khi dùng đồng thời tramadol với các thuốc có tác dụng ức chế tái hấp thu serotonin, các thuốc nhóm Opioid, IMAO, thuốc an thần hay các thuốc làm giảm ngưỡng co giật.
  • Thận trọng trên các bệnh nhân có tiền sử bị động kinh, co giật hoặc có nguy cơ co giật.
  • Thận trọng khi sử dụng ở những bệnh nhân có nguy cơ suy hô hấp.
  • Thận trọng khi sử dụng đồng thời với các thuốc có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương như rượu, opioid, thuốc mê, thuốc tê, thuốc ngủ và thuốc an thần.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Lofacef, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Lofacef điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

516 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuốc Wontran
    Công dụng thuốc Wontran

    Thuốc Wontran được chỉ định sử dụng trong kiểm soát các cơn đau cấp. Thuốc có 2 thành phần chính là Acetaminophen và Tramadol. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng Wontran, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn và ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Nalsarac
    Công dụng thuốc Nalsarac

    Thuốc Nalsarac thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid được dùng rộng rãi trong điều trị Gout và các bệnh lý xương khớp. Nalsarac có thành phần chính là hoạt chất Paracetamol hàm lượng 325mg và ...

    Đọc thêm
  • manophen
    Công dụng thuốc Manophen

    Thuốc Manophen chứa hoạt chất Tramadol và Acetaminophen được chỉ định trong điều trị các cơn đau ngắn cấp tính và mạn tính mức độ trung bình đến nặng. Cùng tìm hiểu về công dụng và các lưu ý khi ...

    Đọc thêm
  • osmadol
    Công dụng thuốc Osmadol

    Osmadol có hoạt chất chính là Tramadol, một thuốc giảm đau nhóm Opioid, được chỉ định để điều trị các cơn đau từ vừa đến nặng. Vậy công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Osmadol ...

    Đọc thêm
  • Samtricet
    Công dụng thuốc Samtricet

    Samtricet là thuốc giảm đau cho các cơn đau từ vừa đến nặng. Thuốc có thành phần chính là Tramadol hydrochloride 37,5 mg; Acetaminophen 325mg. Cùng tìm hiểu cách sử dụng và những lưu ý khi dùng thuốc Samtricet trong ...

    Đọc thêm