Các biến chứng của rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là bệnh của hệ tim mạch, gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau với các triệu chứng có thể gặp bao gồm: cảm giác hồi hộp, đau tức vùng ngực, khó thở, ngất xỉu...Bệnh có thể gây các biến chứng nguy hiểm như suy tim, đột tử, nhồi máu cơ tim...nếu không kịp thời được phát hiện và điều trị. Vậy biến chứng rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

1. Bệnh lý rối loạn nhịp tim là gì?

Ở người trưởng thành khỏe mạnh bình thường, nhịp tim nằm trong khoảng 60 nhịp đến 90 nhịp một phút. Rối loạn nhịp tim có thể là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể hoặc là tình trạng bệnh lý thật sự. Khi cơ thể có các lo lắng, stress, sốt, ốm, hoạt động thể lực mạnh...nhịp tim sẽ thay đổi nhưng chỉ là tạm thời, vô hại. Với một trái tim khỏe mạnh, tình trạng nhịp tim bất thường sẽ không kéo dài lâu mà nhanh chóng trở về sinh lý bình thường.

Các loại rối loạn nhịp tim có biểu hiện nhịp tim đập bất thường, không ổn định ngay cả khi cơ thể nghỉ ngơi bao gồm nhịp tim quá nhanh ( khi tần số tăng cao trên 100 lần/phút) hoặc tim đập quá chậm( khi tần số dưới 60 lần/phút ), hoặc nhịp tim không đều, bỏ nhịp...Hậu quả có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời, phòng tránh các biến chứng rối loạn nhịp tim.

2. Các triệu chứng của bệnh lý rối loạn nhịp tim

Người bệnh có rối loạn nhịp sẽ có thể gặp một hoặc nhiều các triệu chứng bệnh sau:

  • Xuất hiện những cơn khó thở ở nhiều thời điểm, hoàn cảnh khác nhau: khi leo cầu thang, lao động nặng, khi nghỉ ngơi...
  • Thở ngắn, thở dốc, đau vùng ngực, cảm giác vùng ngực bị đè nén, bóp nghẹn...
  • Choáng váng, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, cảm giác mất cân bằng, người bệnh dễ té ngã, ngất xỉu, dễ gặp các chấn thương thứ phát do ngất xỉu không có sự đề phòng, chuẩn bị.
  • Đánh trống ngực, nhịp tim mạnh trong lồng ngực kèm theo cảm giác hụt hẫng.
  • Cảm giác hồi hộp, bất an, lo lắng, cảm giác tim đang đập bỗng ngừng đập một vài giây rồi lại đập mạnh trở lại.
  • Toàn thân mệt mỏi, yếu ớt, không có sức lực do hoạt động bơm máu của tim kém hiệu quả, các cơ quan trong cơ thể không được nuôi dưỡng đầy đủ.

3. Phân loại bệnh rối loạn nhịp tim

Các dạng rối loạn nhịp thường gặp được phân loại như sau:

  • Nhịp tim nhanh đều bao gồm nhịp nhanh trên thất và nhịp nhanh thất.
  • Nhịp tim chậm đều: chứng suy nút xoang, các block nhĩ-thất gồm block nhĩ thất cấp I, cấp II, block nhĩ thất cấp III, block nhánh...
  • Nhịp tim không đều từng lúc: dạng ngoại tâm thu nhịp đôi, nhịp ba...
  • Tim loạn nhịp hoàn toàn gặp trong rung nhĩ, rung thất...

4. Các biến chứng của rối loạn nhịp tim

Tình trạng bệnh lý ban đầu có thể không thấy triệu chứng hoặc các triệu chứng khó nhận biết. Theo thời gian, các triệu chứng nặng dần do sức mạnh của cơ tim bị yếu hoặc bị tổn thương, các mạch máu cũng bị ảnh hưởng xấu. Những biến chứng của rối loạn nhịp tim gây ra cho người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể là các tình trạng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của chính người bệnh.

  • Đột quỵ: Nhịp tim bất thường có nguy cơ hình thành tạo nên cục máu đông trong mạch máu, khi quá trình tống và bơm máu xảy ra, các cục máu đông này di chuyển theo dòng máu đi khắp mọi nơi trong cơ thể. Nếu cục máu đông theo dòng máu đi lên não, đi vào các mạch máu nhỏ trong não sẽ gây hẹp hoặc tắc nghẽn sự lưu thông máu, tắc mạch máu. Hậu quả gây cái chết cho các tế bào não và thần kinh, khó hồi phục, có thể gặp chứng đột quỵ trên lâm sàng.
  • Nhồi máu cơ tim: Khi hình thành cục máu đông do bất thường nhịp tim, người bệnh có thể còn gặp phải những biến chứng tắc mạch nguy hiểm khác. Nhồi máu cơ tim là biến chứng cục máu đông gây bít tắc lòng mạch, vùng cơ tim phía sau không được nuôi dưỡng hậu quả gây hoại tử và gây chết. Ngoài ra, cục máu đông di chuyển đến bất kỳ cơ quan tổ chức khác trong cơ thể sẽ gây các biến chứng nguy hiểm khác: như gây tắc mạch chi gây hoại tử chi, nhồi máu mạc treo, nhồi máu thận, nhồi máu lách, gây thuyên tắc động mạch phổi...
  • Suy tim: Rối loạn nhịp tim khi xảy ra trong một khoảng thời gian dài có thể làm khả năng bơm máu và tống máu của quả tim trở nên kém hiệu quả và bản thân các mạch máu trong tim để nuôi dưỡng tim cũng bị kém, dẫn đến tình trạng suy tim.
  • Ngừng tim đột ngột: có thể xảy ra khi tình trạng rung tâm thất xảy ra, hoạt động điện của tim trở nên rối loạn, các cơ tim run rẩy. Ngừng tim là một biến chứng nguy hiểm của dạng rối loạn nhịp rung thất hoặc là thể nặng của nhịp nhanh thất. Khi không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong.

Ngoài ra trên nền các người bệnh có tăng huyết áp, bệnh lý van tim, bệnh động mạch vành, bệnh viêm tắc phế quản mãn tính... rối loạn nhịp tim đặc biệt là rung nhĩ khi xuất hiện sẽ làm tình trạng bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

5. Các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim và phòng ngừa các biến chứng bệnh

5.1. Điều trị bệnh rối loạn nhịp tim

Để các biến chứng bệnh rối loạn nhịp tim không xuất hiện hoặc hạn chế tối đa sự nguy hiểm, người bệnh cần kiểm soát nhịp tim và ổn định các bệnh lý có liên quan. Tùy vào dạng bệnh rối loạn cụ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ có phương cách điều trị chỉ định phù hợp.

  • Nhịp tim nhanh: người bệnh được chỉ định sử dụng các thuốc để làm nhịp tim chậm lại (bao gồm các thuốc kiểm soát nhịp tim), hoặc người bệnh được khảo sát điện học tim mục đích tìm ra và cô lập ổ phát gây ra loạn nhịp, khi đó người bệnh được điều trị cắt đốt điện sinh lý.
  • Nhịp tim chậm: trong trường hợp này, người bệnh sẽ được cấy máy tạo nhịp vào trong cơ thể, giúp phát ra nhịp tim để tim người bệnh có thể đập nhanh hơn, đảm bảo được hoạt động sinh lý của tim.
  • Loạn nhịp hoàn toàn: người bệnh được chỉ định uống thuốc làm loãng máu (các thuốc kháng đông) nhằm mục đích ngăn ngừa hình thành nên các cục máu đông trong tim.

5.2. Các phương pháp phòng ngừa các biến chứng của bệnh rối loạn nhịp

Để phòng ngừa tốt các biến chứng bệnh, người bệnh cần quan tâm những vấn đề như sau:

  • Tuân thủ điều trị bệnh rối loạn nhịp tim hoặc các bệnh lý nguy cơ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh như tập thể dục thể thao thường xuyên, kiểm soát stress, các căng thẳng, lo âu... loại bỏ thói quen xấu như thức đêm, hạn chế sử dụng quá nhiều bia rượu, từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
  • Chế độ ăn dinh dưỡng cân đối, hợp lý, sử dụng các nhóm thực phẩm tốt cho tim như các loại trái cây tươi, rau xanh thẫm màu, ngũ cốc, cá... Đặc biệt, chế độ ăn cần giảm muối, hạn chế các chất béo bão hòa và các thực phẩm đóng hộp, các thức ăn được chế biến sẵn, chiên rán nhiều dầu mỡ...
  • Người bệnh cần duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu béo phì, kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, lượng cholesterol có trong cơ thể.
  • Người bệnh cần kiểm tra sức khỏe định kỳ và tham gia tầm soát các bệnh lý tim mạch 6 tháng/ lần hoặc 1 năm/1 lần nhằm phát hiện sớm các nguy cơ, biến chứng tiềm ẩn.

Trên đây là thông tin về bài viết các biến chứng có thể gặp của bệnh rối loạn nhịp tim. Rối loạn nhịp tim có thể vô hại nhưng phần lớn rối loạn nhịp là biểu hiện của các bệnh lý nặng, có thể gây biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng nếu không điều trị sớm. Vì vậy, khi người bệnh có các biểu hiện bất thường nên sớm thăm khám các bác sĩ để phòng tránh các biến cố nguy hiểm do bệnh gây ra và giúp điều trị hiệu quả, tiên lượng tốt đẹp nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

351 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • picargel
    Công dụng thuốc Picargel

    Thuốc Picargel là một loại thuốc có tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu, được sử dụng cho những người có nguy cơ cao hình thành huyết khối và gây ra các biến chứng như tai biến mạch máu não, ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Angiomax
    Công dụng thuốc Angiomax

    Thuốc Angiomax là loại thuốc được dùng bằng đường tĩnh mạch để điều trị các bệnh lý do tắc nghẽn mạch gây ra. Để hiểu hơn về công dụng và những lưu ý khi dùng thuốc, mời bạn đọc cùng ...

    Đọc thêm
  • thuốc Cablivi
    Công dụng thuốc Cablivi

    Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối mắc phải là bệnh lý hiếm gặp. Hiện nay, bệnh nhân có thể điều trị bệnh lý này bằng thuốc Cablivi kết hợp với thuốc ức chế miễn dịch và trao đổi ...

    Đọc thêm
  • corifact
    Công dụng thuốc Corifact

    Corifact là thuốc kê đơn, được sử dụng để ngăn ngừa chảy máu ở những người bị rối loạn chảy máu do thiếu hụt yếu tố XIII. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Corifact, người bệnh cần tuân ...

    Đọc thêm
  • deplaque
    Công dụng thuốc Deplaque

    Thuốc Deplaque được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân mắc chứng xơ vữa động mạch, bệnh thiếu máu cục bộ ở tim, giúp người bệnh tránh nguy cơ hình thành cục máu đông, giúp duy trì được sự ...

    Đọc thêm