Nguyên nhân gây nhiễm trùng sau phẫu thuật đặt implant

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Khánh Nam - Bác sĩ Răng Hàm Mặt - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Nhiễm trùng sau cấy ghép implant là một biến chứng nguy hiểm dẫn tới nguy cơ thất bại cao. Nếu nhiễm trùng xảy ra, quá trình can thiệp thường khó khăn, mất tích hợp implant. Vì vậy, để phòng tránh nhiễm trùng sau phẫu thuật đặt implant, bạn cần tới những cơ sở y tế uy tín, đảm bảo chất lượng để hạn chế tối đa nhiễm trùng.

1. Nguyên nhân gây nhiễm trùng sau phẫu thuật đặt implant

Nhiễm trùng sau phẫu thuật đặt implant thường xảy ra sau 3 ngày phẫu thuật hoặc nhiễm trùng sau phẫu thuật 7 - 10 ngày đặt implant. Nguyên nhân nhiễm trùng sau phẫu thuật đặt implant có thể do nhiều yếu tố như sau:

  • Trường hợp nhiễm trùng sau phẫu thuật đặt implant sớm thường là do môi trường phẫu thuật không được vô trùng, dụng cụ tiệt trùng không tốt hoặc thao tác phẫu thuật của bác sĩ vô trùng không đảm bảo.
  • Trường hợp nhiễm trùng sau phẫu thuật đặt implant muộn, nguyên nhân có thể là do sự nhiễm khuẩn từ khoang miệng vì vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc do nhiễm trùng gần vùng phẫu thuật đặt implant
Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng sau phẫu thuật đặt implant

2. Triệu chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật đặt implant

Là một biến chứng nguy hiểm, vì vậy người bệnh cần nhận biết các triệu chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật đặt implant để điều trị kịp thời. Các triệu chứng bao gồm:

  • Sưng đau kéo dài: Trường hợp tình trạng sưng, đau kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng sau cấy ghép đặt implant. Nếu tình trạng này để lâu không điều trị, các triệu chứng sưng đau sẽ lan dần ra má, vùng dưới lưỡi, ấn nhẹ có thể có chảy dịch hoặc mủ.
  • Nhiễm trùng lan tỏa: Đây là biểu hiện toàn thân cảnh báo nhiễm trùng, các triệu chứng có thể sốt, người mệt mỏi. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tổn thương và ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương hàm, khiến trụ Implant mới được cấy ghép bị đào thải; viêm lợi, viêm quanh răng, áp xe răng, nhiễm khuẩn vùng cuống răng; xương xung quanh vị trí cấy ghép bị mất, các trụ Implant lỏng lẻo nên cần tháo bỏ toàn bộ chân răng Implant.

Nếu nhận thấy các triệu chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật đặt implant, người bệnh nên đến gặp bác sĩ phẫu thuật sớm nhất để được khám, đánh giá mức độ nhiễm trùng nhằm xử trí thích hợp. Tuyệt đối không tự ý xoa nắn, bơm rửa các dung dịch vào vùng phẫu thuật để tránh nhiễm trùng lan rộng hơn.

Khám răng
Nếu nhận thấy các triệu chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật đặt implant, người bệnh nên đến gặp bác sĩ phẫu thuật sớm nhất để được khám, đánh giá mức độ nhiễm trùng

3. Điều trị nhiễm trùng sau cấy ghép implant

Việc điều trị nhiễm trùng sau cấy ghép implant thường dựa vào nguyên nhân và triệu chứng. Các phương pháp điều trị cụ thể gồm:

  • Viêm quanh implant: Nếu nhiễm trùng sau đặt implant khiến lợi sưng đỏ, có túi lợi quanh implant thì cần tiến hành vệ sinh, nạo túi, làm nhẵn bề mặt và loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng khác.
  • Trường hợp nhiễm trùng nặng hơn, cần phải phẫu thuật làm sạch, nạo túi lợi, ghép mô liên kết và kết hợp sử dụng kháng sinh.
  • Trong trường hợp implant lung lay ở mức độ 3 theo chiều ngang trên 0,5mm hoặc mức độ 4 là lung lay theo cả chiều ngang, dọc mà mắt thường nhìn thấy được thì cần nhanh chóng tháo bỏ implant, vệ sinh sạch sẽ vùng cấy ghép và chờ liền thương mới có thể đặt implant khác.

4. Phương pháp chăm sóc sau cấy ghép implant để phòng tránh nhiễm trùng

Để đảm bảo quá trình cấy ghép implant diễn ra an toàn và hiệu quả thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ và người bệnh. Cụ thể:

Về phía bác sĩ:

  • Quá trình chuẩn bị phẫu thuật: Bác sĩ hướng dẫn người bệnh cách vệ sinh răng miệng đúng phương pháp; kiểm soát mảng bám răng, điều trị viêm lợi, viêm quanh răng, nhiễm trùng vùng cuống răng, sử dụng kháng sinh và dung dịch súc miệng dự phòng... cho người bệnh.
  • Quá trình phẫu thuật: Tuân thủ tuyệt đối đúng nguyên tắc tiệt trùng, vô trùng; phẫu thuật đúng quy trình, kỹ thuật của phương pháp đặt implant. Nơi phẫu thuật cần trang bị hệ thống khử khuẩn bằng tia cực tím,...
  • Sau phẫu thuật: Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người bệnh, bác sĩ cần có những chỉ định phù hợp như dùng kháng sinh, dung dịch súc miệng, chế độ chăm sóc răng miệng, cách ăn uống.
  • Quá trình lắp phục hình: Khi gắn trụ, bác sĩ cần sử dụng gel có yếu tố khử khuẩn là chlorhexidine nhằm phòng tránh những biến chứng nhiễm trùng.
  • Tái khám và chăm sóc: Trong 1 năm đầu, yêu cầu người bệnh tái khám 2- 3 tháng/lần, sau năm đầu tiên là 6 – 12 tháng/lần.

Về phía người bệnh:

  • Người bệnh nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị như: tái khám đúng lịch, vệ sinh răng miệng sau đặt implant đúng phương pháp.
  • Người bệnh không sử dụng tăm hoặc các dụng cụ thô bạo để xỉa răng, bởi có thể gây sang chấn mô lợi, tạo viêm và mất bám dính.
  • Nên dùng các dụng cụ vệ sinh răng miệng như chỉ tơ nha khoa, chỉ chuyên dụng, bàn chải kẽ, nước súc miệng có chlorhexidine 1,2%....
chỉ nha khoa
Để đảm bảo quá trình cấy ghép implant diễn ra an toàn và hiệu quả thì bệnh nhân nên sử dụng các dụng vệ sinh răng miệng như chỉ nha khoa,...

Nguyên nhân: nhiễm trùng sau phẫu thuật đặt implant thường do môi trường phẫu thuật không vô trùng, thao tác phẫu thuật của BS vô trùng không tốt. Do nhiễm khuẩn từ khoang miệng, do vệ sinh răng miệng không đúng hoặc có 1 ổ nhiễm trùng gần vùng phẫu thuật.

Sau khi cấy ghép Implant sẽ có cảm giác đau, sưng 1-3 ngày, sau đó giảm dần, trường hợp nhiễm trùng có thể đau lan tỏa vùng mặt, ấn có dịch hoặc mủ chảy ra. Biểu hiện thường có sốt, mệt mỏi nếu nhiễm trùng lan tỏa

Nhiễm trùng sau phẫu thuật đặt implant là một biến chứng nặng có nguy cơ thải ghép implant rất cao, đa phần do thao tác hoặc môi trường, dụng cụ không vô khuẩn.

Nhiễm trùng sau cấy ghép implant là biến chứng nguy hiểm dẫn tới thất bại cao, khi bị nhiễm trùng quá trình can thiệp thường rất khó khăn, có thể mất tích hợp implant. Do vậy, phương pháp phòng tránh nhiễm trùng sau cấy ghép implant là lựa chọn cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm, hệ thống vô trùng đảm bảo để hạn chế tối đa nhiễm trùng xảy ra.

Please dial HOTLINE for more information or register for an appointment HERE. Download MyVinmec app to make appointments faster and to manage your bookings easily.

This article is written for readers from Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.8K

Relating articles
  • Mất 1 răng hàm có sao không?
    Is it okay to lose 1 molar?

    Mỗi cái răng dù ở vị trí nào đều có tác dụng nâng đỡ những răng còn lại, giúp cho các động tác cắn, xé, nhai, nghiền thức ăn và cấu trúc khuôn mặt cân đối. Như vậy nếu mất ...

    Readmore
  • Đau răng, rụng răng ở người cao tuổi
    Toothache, tooth loss in the elderly

    Người già rụng răng, mất răng từ một đến nhiều chiếc hoặc cả hàm là hiện tượng thường thấy. Liệu có cách nào để khắc phục và hạn chế mất răng ở người già hay không?

    Readmore
  • Khám răng, nha khoa
    Should you plant your teeth with a bridge or an implant?

    Khi bị mất đi một chiếc răng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng nhai của hàm. Ngoài ra, còn ảnh hưởng xấu đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Lúc này lựa chọn phương pháp trồng cấy ...

    Readmore
  • nhổ răng tại nhà
    Should teeth be extracted at home?

    Nhiều người có ý định sẽ tự xử lý chiếc răng của mình tại nhà khi nó bị lung lay kèm đau nhức hay sâu lớn. Tuy nhiên, đây lại là một trong những hành động có thể tiềm ẩn ...

    Readmore
  • Chỉ định dịch chuyển dây thần kinh răng
    Indications for tooth nerve displacement

    Dịch chuyển dây thần kinh răng là kỹ thuật dịch chuyển bó mạch thần kinh răng dưới (trong ống răng dưới) sang bên để làm tăng kích thước xương giúp hỗ trợ việc đặt Implant phục hình răng. Vậy trường ...

    Readmore