Cắt nướu răng có ảnh hưởng gì không?

Cắt nướu răng là một thủ thuật nha khoa đơn giản, được chỉ định để loại bỏ phần nướu thừa hoặc bị viêm nhiễm và giúp cải thiện hiệu quả tình trạng hở lợi hiệu quả. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân vẫn thắc mắc liệu cắt nướu răng có ảnh hưởng gì không?

1. Thủ thuật cắt nướu răng là gì?

Thủ thuật cắt nướu (lợi) loại bỏ một phần nướu khỏi khu vực phía trong và xung quanh răng. Thủ thuật được chỉ định cho các trường hợp:

  • Nướu bị viêm nhiễm hoặc tỉ lệ giữa nướu và răng không cân xứng, lúc này nướu dài bao phủ thân răng khiến răng trông ngắn so với tổng thể.
  • Bệnh nhân gặp phải trường hợp nướu dài do biến chứng sau điều trị chỉnh nha cũng nên tiến hành cắt nướu.
  • Răng cụp vào trong nhiều gây ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ.
  • Cười hở lợi do xương hàm trên phát triển quá mức cũng nên tiến hành cắt nướu để đảm bảo sự tự tin trong giao tiếp thường ngày.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thực hiện bóc phần lợi bị thừa, điều chỉnh để cho thân răng lộ ra ngoài nhiều hơn. Quy trình sẽ được thực hiện ngay trong khoang miệng. Hiện nay, có nhiều phương pháp cắt lợi khác nhau, trong đó các phương pháp phổ biến bao gồm:

  • Cắt thủ công bằng dao: Đây là phương pháp truyền thống, sử dụng công cụ là dao mổ nha khoa. Phương pháp này đòi hỏi sự khéo léo, kinh nghiệm cũng như tay nghề của bác sĩ thực hiện
  • Cắt lợi bằng điện: Phương pháp này cắt lợi bằng cách dùng sóng điện tử, dòng tia lửa điện ở tần số cao để loại bỏ phần lợi bị viêm. Kỹ thuật này cần đảm bảo sử dụng ở những khu vực không có máu và không được tiếp xúc với xương hàm.
  • Cắt lợi bằng tia laser: Đây là một phương pháp khá an toàn và hiệu quả. Bác sĩ sẽ sử dụng bộ máy chuyên dụng có khả năng phóng chùm tia sáng được khuếch đại, tỏa ra bức xạ cao. Loại tia này có khả năng đốt chết các tế bào mô nướu bị viêm hoặc nhiễm khuẩn.

2. Phẫu thuật cắt nướu được thực hiện như thế nào?

Như đã đề cập ở trên, có thể thực hiện cắt nướu bằng những phương tiện khác nhau như dao thường, dao điện hoặc bằng tia laser.

Mô nướu bị viêm nhiễm được cắt hoặc loại bỏ, phần nướu còn lại được gắn lại trong và quanh răng bởi chỉ khâu, sau đó khu vực này sẽ được vệ sinh bằng nước muối và nước súc miệng đặc biệt.

Phương pháp gây tê cục bộ được sử dụng để giúp bệnh nhân được thoải mái trong quá trình thực hiện phẫu thuật. Sau khi hoàn thành thủ thuật, băng phẫu thuật sẽ được đặt phía trong và xung quanh răng, nướu. Băng này được giữ nguyên trong khoảng một tuần.

3. Cắt nướu răng có ảnh hưởng gì không?

Nhiều bệnh nhân vẫn còn lo lắng và thắc mắc liệu cắt lợi có ảnh hưởng gì không? Nhìn chung, phẫu thuật cắt lợi chỉ là 1 tiểu phẫu đơn giản trong nha khoa, không gây xâm lấn vào cấu trúc răng. Do đó, chúng khá an toàn và ít xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Còn đối với câu hỏi cắt nướu răng có đau không? Thực tế, trong quá trình thực hiện thủ thuật, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê hoặc gây mê. Do đó, bệnh nhân sẽ hoàn toàn không cảm thấy đau đớn. Tuy nhiên, sau khi thuốc tê hết tác dụng, bệnh nhân sẽ có cảm giác hơi tê và nhói. Khi này, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giảm đau giúp để giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.

Ngoài ra, thủ thuật này chỉ được thực hiện trong khoang miệng, đường viền lợi sẽ được khâu bằng chỉ thẩm mỹ nên sẽ không gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Bên cạnh đó, trước khi tiến hành cắt lợi, bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra sức khỏe tổng quát, nếu như sức khỏe của bệnh nhân không đáp ứng những điều kiện cần thiết thì bác sĩ có thể từ chối phẫu thuật. Ngoài ra, nếu như bệnh nhân đang mắc các bệnh lý về răng miệng thì cần điều trị dứt điểm trước khi tiến hành cắt nướu răng.

4. Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật cắt nướu?

Thông thường, sau khi cắt lợi, bệnh nhân sẽ mất khoảng từ 5 đến 7 ngày để hết sưng tấy và khoảng vài tháng để hoàn toàn hồi phục. Tuy nhiên, để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng, bệnh nhân cần tuân thủ một số khuyến cáo như sau:

  • Khoảng từ 5 đến 7 ngày sau cắt, bệnh nhân cần uống thuốc kháng viêm, chống phù nề theo chỉ định của bác sĩ
  • Khoảng 2 ngày đầu sau khi cắt, bệnh nhân chỉ nên ăn cháo loãng để tránh làm tổn thương đến nướu
  • Bệnh nhân nên thay thế bàn chải đánh răng bằng nước súc miệng diệt khuẩn để có thể vệ sinh răng miệng. Khi nướu đã dần hồi phục, bệnh nhân có thể sử dụng bàn chải để đánh răng một cách nhẹ nhàng
  • Không nên ăn nhiều thức ăn cay nóng, chứa nhiều gia vị, nhiều axit vì dễ gây kích ứng và viêm nướu, khiến vết thương chậm lành
  • Nên tăng cường bổ sung sử dụng thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để giúp tăng cường sức khỏe và vết thương nhanh hồi phục
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá hoặc cà phê
  • Bệnh nhân cần thăm khám và kiểm tra định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ

Tóm lại, tiểu phẫu cắt lợi diễn ra khá đơn giản và an toàn nên bệnh nhân có thể yên tâm. Bệnh nhân nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp vết thương mau lành và phòng ngừa biến chứng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan