Mài xương ổ răng có giảm hô không?

Mài xương ổ răng là 1 trong những phương pháp nhằm giảm độ dày của xương ổ răng. Ngày nay, mài xương ổ răng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực điều trị nha khoa khác nhau như chữa hô răng hoặc hở lợi... Cùng Vinmec tìm hiểu rõ hơn về phương pháp mài xương ổ răng chữa hô răng...ngay sau đây.

1. Mài xương ổ răng là gì?

Xương ổ răng là phần ổ lót của răng. Phần xương này bao gồm:

  • Lớp xương tiếp xúc với chân răng – xương ổ chính danh;
  • Lớp xương hỗ trợ bên dưới – xương ổ nâng đỡ;

Chức năng của xương ổ răng đó là:

  • Tạo thành ổ neo giữ, nâng đỡ, bồi đắp tạo sự ổn định và chắc chắn cho răng;
  • Giúp phân phối lực nhai đều giữa các răng;

Mài xương ổ răng – thuật ngữ dùng để chỉ một kỹ thuật được thực hiện với mục đích giảm độ dày của xương ổ răng. Thường thì kỹ thuật này áp dụng cho các đối tượng có xương ổ răng quá phát gây hàm hô, cười hở lợi.

2. Mài xương ổ răng có giảm hô không?

“Mài xương ổ răng có giảm hô không?” Câu trả lời là CÓ. Bởi lẽ đây như đã nói ở trên, đây là một kỹ thuật áp dụng cho đối tượng có xương ổ răng quá phát gây ra tình trạng hô hàm.

Với những đối tượng bị hô, vẩu xuất phát từ cấu trúc xương hàm phát triển quá mức, chìa ra bên ngoài thì niềng răng không thể mang lại hiệu quả như mong muốn.

Lúc này, kỹ thuật mài xương ổ răng chữa hô răng cho phép can thiệp trực tiếp vào cấu trúc xương hàm điều chỉnh được các khiếm khuyết liên quan đến hô, vẩu. Mang lại sự cân đối, hài hoà với tổng thể gương mặt của bạn. Do đó, mài xương ổ răng chữa hô răng là một phương pháp chữa hô, vẩu hiệu quả, thẩm mỹ.

Ngoài ra, kỹ thuật mài xương ổ răng còn giúp khắc phục tình trạng cười hở lợi. Nếu cười hở lợi do xương ổ răng dày, đẩy lợi trùm lên phần thân răng quá nhiều, thì việc mài xương ổ răng kết hợp cắt nướu sẽ giải quyết triệt để được tình trạng này.

Mài xương ổ răng là một kỹ thuật mang lại nhiều lợi ích như:

  • Tăng tính thẩm mỹ, tự tin cho người bị vẩu, hô hàm, cười hở lợi;
  • Ngăn ngừa rối loạn khớp cắn do sự phát triển quá mức của xương ổ răng;
  • Hạn chế tổn thương, va đập bởi các tác nhân bên ngoài, nguy cơ viêm nha chu, viêm nướu...

Mài xương ổ răng không chỉ chữa hô răng mà còn mang lại nhiều lợi ích về thẩm mỹ, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.

3. Mài xương ổ răng thực hiện thế nào?

Quy trình mài xương ổ răng thực hiện gồm các bước:

3.1 Thăm khám, kiểm tra

Bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát, đánh giá sức khỏe răng miệng. Tiếp đó là chụp x- quang đánh giá cận lâm sàng vị trí ổ răng, mạch máu, dây thần kinh, cấu trúc xương hàm...

Dựa vào kết quả khám, kiểm tra này bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho bạn

3.2 Vệ sinh răng miệng và gây tê

Làm sạch khoang miệng giúp vệ sinh, sát khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn trong khi thực hiện mài xương ổ răng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ để giảm đau khi thực hiện.

3.3 Mài xương ổ răng

Bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng để bóc tách nướu và điều chỉnh, tạo hình xương ổ răng nhằm mục đích đưa răng – nướu – xương hàm đạt tỷ lệ phù hợp. Kết thúc bằng việc khâu đóng phần nướu.

3.4 Thăm khám sau điều trị

Bác sĩ đánh giá sau khi mài xương ổ răng, tư vấn kê đơn thuốc, hướng dẫn bạn thực hiện vệ sinh răng miệng sau khi làm thủ thuật để tránh nhiễm khuẩn. Ngoài ra, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám sau khi mài xương ổ răng.

4. Mài xương ổ răng có đau không, có ảnh hưởng gì không?

“Mài xương ổ răng chữa hô có đau không?” là băn khoăn khiến nhiều bệnh nhân đắn đo khi thực hiện kỹ thuật này. Thực tế, khi thực hiện các phương pháp xâm lấn nào thì đều gây đau. Tuy nhiên, tuỳ vào cơ địa, mức độ phức tạp mà cảm giác đau ở mỗi người khác nhau.

Với kỹ thuật mài xương ổ răng cũng vậy, thế nhưng, cảm giác đau sẽ được kiểm soát cả trước và sau khi thực hiện.

Mài xương ổ răng là phương pháp nha khoa an toàn. Việc tạo hình xương ổ răng chỉ giới hạn bên ngoài không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của răng. Tuy nhiên, hiệu quả này đòi hỏi khi thực hiện bác sĩ phải có chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm thực hiện.

Nếu bác sĩ thiếu kinh nghiệm, điều kiện tại cơ sở y tế thực hiện mài xương ổ răng không đảm bảo sẽ gây ra các tổn thương, thậm chí là biến dạng cấu trúc xương hàm.

Trên thực tế, kỹ thuật mài xương ổ răng chữa hô là một thủ thuật đơn giản, không mất nhiều máu, không quá đau đớn. Thế nhưng, bạn cũng không nên xem nhẹ những lưu ý sau khi thực hiện để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Một ca mài xương ổ răng chữa hô thường kéo từ 30-60 phút. Nhưng nó mang lại hiệu quả vượt trội sau khi điều trị. Để hạn chế các biến chứng, bạn nên chọn những địa chỉ uy tín, đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp để thực hiện mài xương ổ răng.

Sau khi mài xương ổ răng, bạn cần theo dõi các triệu chứng. Nếu có các dấu hiệu gồm:

  • Sốt;
  • Đau cứng hàm;
  • Chảy máu không cầm...;

Lúc này, bạn cần trở lại cơ sở y tế ngay lập tức để được đánh giá, xử trí kịp thời.

Trên đây là một số giải đáp về màu xương ổ răng mà bạn nên biết. Mài xương ổ răng có giảm hô không? Mài xương ổ răng là một kỹ thuật điều trị hô hàm rất hiệu quả, an toàn. Tuy nhiên, khi thực hiện bạn cần tìm địa chỉ mài xương ổ răng uy tín. Nếu còn băn khoăn nào khác về mài xương ổ răng, mài xương ổ răng chữa hô... hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn thêm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • hô xương ổ răng
    Hô xương ổ răng là như thế nào?

    Hô xương ổ răng là tình trạng dễ gặp trong các trường hợp răng hô hiện nay. Hô xương ổ răng thường do di truyền và muốn điều trị phải trải qua phẫu thuật hàm mặt hoặc phẫu thuật kết ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Medospira
    Công dụng thuốc Medospira

    Thuốc Medospira được chỉ định trong điều trị tình trạng nhiễm trùng răng miệng cấp, mãn tính hoặc tái phát như áp-xe răng, viêm tấy, viêm quanh thân răng, viêm mô tế bào quanh xương hàm, viêm miệng, viêm nướu, ...

    Đọc thêm
  • Pidazol
    Công dụng thuốc Pidazol

    Pidazol là thuốc dùng để điều trị nhiễm khuẩn răng miệng cấp và mãn tính hoặc tái phát, phòng ngừa nhiễm khuẩn sau khi phẫu thuật răng miệng. Việc sử dụng thuốc Pidazol theo đúng chỉ định của bác sĩ ...

    Đọc thêm
  • Bantako
    Công dụng thuốc Bantako

    Thuốc Bantako thuộc nhóm kháng sinh Macrolid, chứa thành phần chính là Spiramycin, hàm lượng 750000IU, bào chế dạng viên nén bao phim, đóng gói mỗi vỉ 10 viên. Thuốc hiệu quả trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn răng ...

    Đọc thêm
  • dopharogyl
    Công dụng thuốc Dopharogyl

    Thuốc Dopharogyl là thuốc gì? Dopharogyl có thành phần chính bao gồm Spiramycin và Metronidazole, thuộc nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn ở răng miệng. Tìm hiểu các thông ...

    Đọc thêm