Loại ung thư nào khiến bạn rất mệt mỏi?

Nếu không được hướng dẫn trị liệu đúng cách về chế độ ăn uống và hoạt động thể chất, các biện pháp thư giãn trong và sau điều trị ung thư, nhiều bệnh nhân ung thư có thể rơi vào tình trạng mệt mỏi kéo dài, khiến tình trạng bệnh trở nên tệ hơn. Vì vậy, hãy luôn cố gắng động viên tinh thần và tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ để giảm mệt mỏi và nâng cao hiệu quả điều trị.

1. Các loại ung thư gây mệt mỏi cho người bệnh

Bị ung thư cảm thấy mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến của hầu hết các loại ung thư. Mệt mỏi thường được coi là một dấu hiệu cảnh báo ung thư đang tiến triển.

Tình trạng mệt mỏi khi bị ung thư thường không thuyên giảm nếu được nghỉ ngơi hoặc ngủ đầy đủ. Và trái với bình thường, tình trạng kiệt sức thường xảy đến khi bệnh nhân ung thư ít vận động.

Ung thư gây mệt mỏi kéo dài là do các tế bào ung thư hoạt động mạnh, thường ăn cắp calo và chất dinh dưỡng quan trọng trong cơ thể. Kết hợp với việc ăn kém của người bệnh, sẽ gây ra suy kiệt theo thời gian nếu không tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý.

Mối liên hệ giữa ung thư và tình trạng mệt mỏi được mô tả trong một số bệnh ung thư cụ thể sau:

Ung thư cảm thấy mệt mỏi
Ung thư phổi gây khó thở làm tăng nguy cơ mệt mỏi kéo dài

Chất cytokine được tiết ra để phản ứng với nhiễm trùng trong hầu hết các bệnh ung thư. Lượng lớn chất này tiết ra có thể gây độc và dẫn đến tình trạng mệt mỏi dai dẳng. Ngoài ra, một số loại ung thư có thể gây sưng tấy các cơ quan, làm cho chân tay nặng nề và khó cử động, điều này cũng góp phần gây ra tình trạng mệt mỏi.

2. Các phương pháp điều trị ung thư có gây mệt mỏi không?

Mệt mỏi thường là tác dụng phụ của tất cả các phương pháp điều trị ung thư. Dưới đây là danh sách các biện pháp điều trị ung thư có thể gây tình trạng mệt mỏi:

  • Thuốc điều trị ung thư: Hầu hết và ngay cả các loại thuốc điều trị ung thư tiêu chuẩn thường được kê đơn để điều trị ung thư có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi tái phát ở bệnh nhân.
  • Hóa trị: Hóa trị thường khiến cơ thể cạn kiệt năng lượng ngay cả sau khi điều trị. Mệt mỏi và kiệt sức là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của hóa trị.
  • Xạ trị: Xạ trị gây ra cảm giác mệt mỏi nghiêm trọng thường kéo dài từ 3 - 4 tuần sau khi điều trị. Tuy nhiên, điều đó không phải luôn đúng với tất cả người bệnh. Đôi khi, nó sẽ kéo dài đến ba tháng sau khi điều trị kết thúc.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật có thể khiến cơ thể đối mặt với tình trạng kiệt sức từ nhẹ đến nghiêm trọng. Tùy thuộc vào tính chất của cuộc phẫu thuật và mức độ tác động đến cơ thể mà tình trạng mệt mỏi ở mỗi bệnh nhân là khác nhau.
  • Thuốc điều trị ung thư nhắm mục tiêu liệu pháp miễn dịch: Tình trạng mệt mỏi toàn thân thường là tác dụng phụ của thuốc nhắm mục tiêu và liệu pháp miễn dịch. Thuốc điều trị ung thư nhắm mục tiêu hoạt động bằng cách tiêu diệt các cấu trúc đặc biệt của tế bào ung thư. Liệu pháp miễn dịch thường sử dụng hệ thống miễn dịch để nhận biết và tấn công các tế bào ung thư.
  • Điều trị bằng hormone: Điều trị bằng hormone có thể gây mệt mỏi vì nó ngăn chặn hoặc làm giảm số lượng hormone trong cơ thể. Phương pháp điều trị này thường được áp dụng cho bệnh ung thư vú hoặc tuyến tiền liệt.
  • Mệt mỏi liên quan đến ung thư sau khi cấy ghép tủy xương: Tình trạng mệt mỏi có thể kéo dài đến một năm sau cấy ghép.
Ung thư cảm thấy mệt mỏi
Hóa trị khiến cơ thể cạn kiệt năng lượng

3. Kiểm soát tình trạng mệt mỏi do ung thư bằng cách nào?

Bệnh nhân ung thư có thể cần thực hiện một số thay đổi lối sống để hạn chế ảnh hưởng của tình trạng mệt mỏi và các tác dụng phụ khác như:

  • Hoạt động thể chất: Duy trì hoặc hoạt động thể chất có thể giúp giảm mệt mỏi. Loại và mức độ hoạt động thể chất có thể khác nhau trong và sau khi điều trị ung thư. Bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có các hoạt động thể chất lành mạnh, phù hợp với tình trạng sức khỏe.
  • Tư vấn: Liệu pháp hành vi có thể giúp bệnh nhân đối phó với cảm giác mệt mỏi. Nó thường giúp bệnh nhân bằng cách sắp xếp lại suy nghĩ và cải thiện giấc ngủ trong quá trình điều trị ung thư.
  • Thư giãn tinh thần: Thực hành chánh niệm, yoga, mát-xa, trị liệu bằng âm nhạc, thiền và châm cứu có thể làm giảm mệt mỏi ở những người mắc bệnh ung thư.
  • Chế độ ăn uống: Các bác sĩ thường chỉ định một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các chất dinh dưỡng và vitamin. Ngoài ra, một số chất bổ sung cũng có thể được kê đơn.

Ung thư thường khiến người bệnh mệt mỏi do tế bào ung thư phát triển và ăn cắp hết calo và chất dinh dưỡng từ cơ thể. Vì thế, khi xuất hiện các dấu hiệu mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và sàng lọc bệnh ung thư từ sớm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: medicinenet.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan