......

Làm việc nặng có ảnh hưởng đến chiều cao không?

Chiều cao là một trong những vấn đề hàng đầu mà bố mẹ quan tâm đối với sự phát triển của trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chiều cao của các bé. Nhiều phụ huynh thắc mắc, liệu làm việc nặng có ảnh hưởng đến chiều cao không? Bài viết này sẽ giúp giải đáp vấn đề trên.

1. Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao

Chiều cao của con người phụ thuộc bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Do vậy mà các bậc phụ huynh cần phải nắm bắt các yếu tố để có biện pháp tác động đến phát triển chiều cao của trẻ. Cụ thể như:

1.1. Yếu tố do gen di truyền

Có thể nói yếu tố di truyền là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Theo các nghiên cứu khoa học đưa ra thì sự tăng trưởng về thể chất, tầm vóc của trẻ bị ảnh hưởng khoảng 23% do yếu tố di truyền (gen của ông bà, cha mẹ).

1.2. Môi trường sống

Một trong những yếu tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ là môi trường sống xung quanh như không khí ô nhiễm, tiếng ồn, dịch bệnh, trẻ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, các bệnh mạn tính, sử dụng thuốc kháng sinh liều cao liên tục trong thời gian dài, dùng thuốc thiếu sự tư vấn của bác sĩ cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển về thể chất và chiều cao của trẻ.

1.3. Thừa cân, béo phì

Những đứa trẻ gặp tình trạng thừa cân, béo phì thường sẽ có cân nặng và chiều cao lớn hơn so với tuổi nhưng khi đến tuổi dậy thì, chiều cao sẽ ngừng phát triển và có xu hướng thấp hơn so với các bạn cùng chăng lứa. Ngoài ra tâm lý tuổi mới lớn sợ béo và mong muốn giảm cân nhanh nên ăn uống kiêng khem, thiếu chất cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến thể lực và chiều cao sau này.

1.4. Dậy thì sớm

Dậy thì sớm là hiện tượng bé gái dậy thì trước 8 tuổi và bé trai trước 9 tuổi. Dậy thì sớm ảnh hưởng đến đến nồng độ hormon trong cơ thể dẫn đến kích hoạt sự phát triển xương, khiến trẻ cao lên rất nhanh. Tuy nhiên, trong thời gian dài các đầu xương sẽ nhanh chóng đóng lại, trẻ không thể tiếp tục phát triển chiều cao. Do vậy mà đa số những trẻ bị dậy thì sớm thường có chiều cao thấp hơn bạn cùng lứa tuổi. Do đó, dậy thì sớm là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao ở trẻ vị thành niên.

1.5. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao ở trẻ chính là ít vận động, không dành thời gian tập luyện, chơi thể thao, tập các môn giúp tăng chiều cao như đạp xe, đi bộ, bơi lội, bóng rổ, cầu lông... Bên cạnh đó, thói quen đi ngủ muộn (sau 22 giờ) làm rút ngắn giấc ngủ sâu khiến cho cơ thể không thể tiết ra hormon tăng trưởng chiều cao, kích thích xương dài hơn.

2. Nguyên nhân suy giảm chiều cao ở người trẻ

2.1. Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

Theo nghiên cứu, chế độ dinh dưỡng chiếm đến 32% trong quá trình phát triển chiều cao, nên nếu chế độ ăn uống không hoa học, thiếu chất sẽ kìm hãm chiều cao của trẻ. Do đó, phụ huynh cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết từ nguồn thực phẩm là động vật hoặc thực vật để cải thiện chiều cao hiệu quả hơn.

2.2. Chấn thương

Chấn thương liên quan đến vùng cột sống như gãy xương, cong vẹo cột sống do va đập...có thể cũng là nguyên nhân hạn chế chiều cao ở người trẻ tuổi.

2.3. Mang vác đồ nặng

Nếu cơ thể thường xuyên phải mang vác đồ nặng, làm việc nặng quá sức thì rất có thể đây chính là một trong các nguyên nhân khiến trẻ lùn đi. Bởi cột sống khi bị chèn ép với áp lực lớn sẽ gây chùn và co lại, làm chiều cao bị suy giảm. Vậy nên làm việc nặng có ảnh hưởng đến chiều cao không? Câu trả lời là có, đây là một trong những lý do chính ảnh hưởng đến sự cao lên của trẻ.

2.4. Loãng xương

Loãng xương sẽ khiến cột sống bị cong vẹo và là nguyên nhân gây suy giảm chiều cao ở người trẻ tuổi. Tình trạng này xảy ra ở những người không thường xuyên vận động, không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc do bệnh nghề nghiệp... Tuy nhiên, suy giảm chiều cao do loãng xương có thể cải thiện nếu chúng ta thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao và có chế độ sinh hoạt lành mạnh.

2.5. Sai tư thế

Sai tư thế có ảnh hưởng lớn đến chiều cao của trẻ nhưng không phải cha mẹ nào biết. Ngồi, đứng không đúng trong thời gian dài dẫn đến tổn thương cột sống và có thể khiến các bé lùn đi nếu không cải thiện. Do đó trẻ ngồi lưng cần phải thẳng và tránh các tư thế cúi gập, gù lưng, cong người... để không làm ảnh hưởng đến chiều cao cũng như gây ra các bệnh về cột sống.

Tóm lại khi trẻ làm việc nặng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của con. Vì thế để con có một thân hình lý tưởng ngoài chú ý đến chế độ dinh dưỡng thì cha mẹ cũng nên quan tâm đến thói quen sinh hoạt, vận động hàng ngày của trẻ.

1.9K

Bài viết liên quan