Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?
Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
-
Phụ nữ mãn kinh sẽ có tình trạng loãng xương
-
Bệnh nhân bị loãng xương thứ phát kèm với phát triển thể chất kém từ nhỏ: còi xương, suy dinh dưỡng cũng dễ mắc bệnh xẹp đốt sống.
Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật
Ưu điểm:
-
Phương pháp can thiệp tối thiểu (vết chọc kim <5mm trên da), nhanh chóng, an toàn và hiệu quả
-
Người bệnh có thể đứng dậy đi lại, giảm đau cột sống (sau 4-5h)
Quy trình thực hiện
Phương pháp vô cảm
-
Gây tê tại chỗ bằng Lidocain 2% (2-10ml, tùy thuộc vị trí chọc kim).
Tiến hành kỹ thuật
-
Đặt người bệnh nằm trên bàn máy chiếu
-
Đặt đường truyền tĩnh mạch.
-
Sát khuẩn da vùng đốt sống bị xẹp
-
Định vị đốt sống cần đổ xi măng, vị trí chọc, hướng chọc.
-
Gây tê tại chỗ
-
Chọc kim vào thân đốt sống cần đổ xi măng
-
Trộn xi măng và đổ xi măng đã trộn vào thiết bị bơm.
-
Bơm xi măng vào đốt sống bị xẹp qua kim dưới kiểm soát của màn tăng sáng.
-
Rút kim, băng vị trí chọc.
Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
-
Kết quả tốt thể hiện ở việc xi măng ngấm lan tỏa trong thân đốt sống bị xẹp, không thoát xi măng ra ngoài thân đốt sống.
-
Sau thời gian chờ xi măng đông cứng hoàn toàn (4 tiếng) người bệnh có thể đứng dậy đi lại, giảm đau cột sống.
Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?
-
Chảy máu vị trí chọc kim. Băng ép vị trí chọc.
-
Tụ máu phần mềm cạnh vị trí chọc kim: theo dõi
-
Xi măng tràn vào đĩa đệm, tĩnh mạch quanh đốt sống, khoang ngoài màng cứng: xử lý theo từng trường hợp cụ thể.
Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
-
Khám gây mê trước can thiệp
-
Nhịn ăn, uống trước 6 giờ. Có thể uống không quá 50ml nước.
-
Người bệnh quá kích thích, không nằm yên: cần cho thuốc an thần¼
XEM THÊM: