Công bố dịch Covid-19 trên cả nước

Chiều ngày 30.3, Thủ tướng Chính Phủ đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo quốc gia về việc công bố dịch Covid-19 trên cả nước.

Đến ngày 2/4/2020, dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới với 936.170 người mắc, 47.249 trường hợp đã tử vong. Đã có 203 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận số trường hợp mắc bệnh COVID-19. Tại Việt Nam tính đến ngày 2/4 đã có 222 trường hợp mắc bệnh COVID-19, trong đó đã có 75 trường hợp được công bố khỏi bệnh.

Trước diễn biến phức tạp của covid-19, Chiều ngày 30/3/2020, Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 1/4/2020 về việc Công bố dịch COVID-19.

Cụ thể quyết định công bố dịch truyền nhiễm tại Việt Nam như sau:

1. Tên dịch bệnh: COVID-19 (dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra).

2. Thời gian xảy ra dịch: Từ ngày 23/1/2020 (thời điểm xác định trường hợp đầu tiên mắc ca bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra).

3. Địa điểm và quy mô xảy ra dịch: Toàn quốc.

4. Nguyên nhân: Do chủng mới của virus Corona gây ra.

5. Tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch: Bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu.

6. Đường lây: Lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người.

2019-nCoV lây nhiễm qua đường giọt bắn
Virus corona chủng mới lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người

7. Các biện pháp phòng, chống dịch: Thực hiện theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm gồm:

a) Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch.

b) Khai báo, báo cáo dịch.

c) Tổ chức cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh.

d) Tổ chức cách ly y tế.

đ) Vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch.

e) Các biện pháp bảo vệ cá nhân.

g) Kiểm soát ra, vào vùng có dịch.

h) Huy động, trưng dụng các nguồn lực cho hoạt động chống dịch.

i) Hợp tác quốc tế trong hoạt động chống dịch.

k) Các biện pháp chống dịch khác trong thời gian có dịch.

8. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc tiếp nhận, cách ly, theo dõi, điều trị người mắc bệnh:

a) Bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương, bệnh viện trong ngành Công an, Quân đội và các bệnh viện khác có điều kiện.

b) Bệnh viện dã chiến (khi được huy động).

Bệnh viện dã chiến Củ Chi
Hình ảnh bệnh viện dã chiến tại Thanh phố Hồ Chí Minh

Quý khách vui lòng theo dõi website (www.vinmec.com) và Fanpage chính thức của Vinmec để có thêm thông tin hướng dẫn về phòng dịch, sẽ được chúng tôi cập nhật thường xuyên.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan