Dấu hiệu chuyển nặng của F0 không triệu chứng hoặc nhẹ

Nhằm giảm áp lực cho các bệnh viện điều trị COVID-19, sáng 21/7/2021, UBND TP.HCM đã có hướng dẫn: Các trường hợp F0 không có triệu chứng lâm sàng, không kèm bệnh lý nền hoặc nếu có bệnh lý nền đã được điều trị ổn định, không béo phì thì sẽ được xem xét cách ly tại nhà. Ngay cả các trường hợp F0 mới phát hiện và không có triệu chứng cũng được xem xét cách ly tại nhà nếu xét nghiệm nồng độ virus thấp và hội đủ các điều kiện theo quy định của ngành y tế.

Theo Bộ Y tế thông tin tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ngày 14/7/2021, khoảng 80% bệnh nhân F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ như:

  • Sốt trên 38 độ C, đau họng, chảy mũi, nghẹt mũi, ho nhiều;
  • Đau nhức cơ;
  • Đau đầu nhiều;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Tiêu chảy...

Khoảng 20% bệnh nhân có triệu chứng, trong đó khoảng 5% sẽ diễn tiến nặng.

Trong bối cảnh tỷ lệ F0 tại một số nơi, trong đó có TP.HCM có triệu chứng trở nặng tăng lên theo thông báo của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn tại Hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc công tác phòng, chống dịch COVID-19 ngày 16/7/2021, các chuyên gia đã khuyến cáo các dấu hiệu cảnh báo bệnh chuyển biến nặng. Nếu thấy bất kì dấu hiệu bất thường nào nhưng không thể đến bệnh viện ngay, hãy liên hệ với các bác sĩ khám bệnh từ xa để được tư vấn kịp thời.

Khi là F0 mà không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, đột nhiên có các biểu hiện sau thì cần cần liên hệ ngay với nhân viên y tế để được khám đánh giá có tổn thương phổi hay không, cần hỗ trợ điều trị oxy hoặc chuyển đến bệnh viện.

Đó là các dấu hiệu:

  • Thở nhanh;
  • Cảm giác khó thở;
  • Đau tức ngực;
  • Màu da, niêm nhợt nhạt hơn so với bình thường...

Tuy nhiên, việc xác định mốc thời gian này 7-10 ngày sau dương tính mang tính chất tương đối. Điều quan trọng nhất khi mắc COVID-19 là phát hiện được các triệu chứng lâm sàng sớm nhất thay vì chú trọng vào các mốc thời gian.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo với các F0 không có triệu chứng cách ly theo dõi tại nhà theo hướng dẫn của cơ quan chức năng, cần tự theo dõi sát sao, đo nhiệt độ và lắng nghe chính xác các biểu hiện của cơ thể. Giữ vệ sinh cá nhân tốt, bổ sung thực phẩm dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây, vitamin C, uống nhiều nước, súc họng thường xuyên, tập thể dục nhẹ (không gắng sức), ngủ đủ giấc, tâm lý thoải mái để hạn chế stress.... Ngoài ra, trong phòng nên dự trữ một cơ số thuốc hạ sốt để sử dụng khi bác sĩ hướng dẫn. Đặc biệt, những F0 thuộc đối tượng sau cần tự theo dõi sức khỏe sát sao hơn:

  • Có cơ địa béo phì;
  • Người trên 65 tuổi;
  • Có bệnh nền (tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch...).

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

457.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan