Làm gì nếu bị đau đầu sau khi hết covid?

Đau đầu sau khi hết covid có thể là cảnh báo nguy hiểm với sức khỏe của người bệnh đã âm tính. Tình trạng đau đầu có thể là báo hiệu của những căn bệnh ảnh hưởng đến não và sức khỏe. Chính vì thế, bệnh nhân covid cần nhanh chóng báo cho bác sĩ để tiến hành kiểm tra và điều trị sớm.

1. Nguyên nhân bệnh nhân sau khi nhiễm covid khỏi bệnh vẫn có di chứng

Biểu hiện khó khăn khi hòa nhập nếp sống bình thường có thể là dấu hiệu bạn đang có di chứng hậu covid. Covid 19 xuất hiện kéo dài đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng ở phổi của người bệnh. Sau khi sự xuất hiện của các biến chủng mạnh mẽ với sức lây ran rộng và nhanh hơn thì các di chứng sau covid không chỉ còn là tổn thương phổi.

Người nhiễm covid có thể phải đối mặt với các biểu hiện như khó thở, thở gấp, rối loạn nhịp tim, suy giảm vị giác hoặc khứu giác... Tất cả các vấn đề hậu covid đều dẫn đến suy kiệt sức khỏe và giảm thấp khả năng miễn dịch cơ thể. Khi bệnh nhân nhập viện sẽ được chẩn đoán và sắp xếp vị trí điều trị. Những bệnh nhân nhiễm thời gian dài hoặc cần điều trị ở ICU được cho là bệnh nặng. Còn lại có thể dựa theo tùy thể trạng đánh giá mức nhẹ và trung bình.

Đặc biệt là bệnh nhân nặng, sức tấn công của virus sẽ lan ra khắp cơ thể. Từ đó, hậu covid sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng làm cho cơ thể khó hồi phục hay nâng cao được hệ miễn dịch.

Tế bào là đối tượng đầu tiên được virus chú ý sau khi xâm nhập vào cơ thể con người. Trong đó, các tế bào màng của mạch máu và tế bào tại hệ hô hấp là đích đến của loại virus này. Nơi đây có chức năng sản sinh và thúc đẩy cơ chế miễn dịch chống lại những mối nguy hiểm cho cơ thể con người.

Nếu cơ quan kích hoạt sức đề kháng bị tấn công và hư hại thì cơ thể sẽ đưa ra báo động. Sự tấn công của virus quá nhanh và cơ thể không chống lại được thì tế bào giúp kích hoạt miễn dịch sẽ bị tổn thương và mất đi sự bảo vệ cho cơ thể. Lúc này virus sẽ tiếp tục xâm lấn tấn công mạnh sang nội tạng và nhanh chóng di chuyển lên não gây hư hại lớn cho hệ thần kinh trung ương.

Sau khi các tế bào bị virus tấn công, đặc biệt là tế bào mạch máu, cơ thể sẽ dễ bị viêm nhiễm dẫn đến sốt cao. Không chỉ tế bào mà xương khớp cũng sẽ viêm đau sưng, khiến bệnh nhân sốt triền miên khó hạ nhiệt và gây ra tử vong nhiều trong giai đoạn đầu và đỉnh của covid.

Mạch máu là nơi dẫn truyền dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu mạch máu không hoạt động tốt thì các chức năng thiết yếu sẽ không được đảm bảo. Một vài nghiên cứu cho thấy khả năng rối loạn cương dương và hư hại chức năng sinh lý có thể xuất hiện nếu bệnh nhân mắc covid không điều trị kịp thời.

Cùng lúc cơ thể mất đi lớp bảo vệ thì tốc độ nhân lên của virus lại tăng mạnh theo cấp số nhân. Nếu trong thời gian ngắn không ngăn chặn chúng sẽ phá hủy cơ bảo vệ. Người bệnh suy giảm sức khỏe không hồi phục kịp hệ miễn dịch có thể bị xơ hóa phổi mãn tính kèm viêm xương khớp. Các dấu hiệu thoái hóa hay suy giảm chức năng vận động trước tuổi sẽ xảy ra cùng lúc đó.

Phương pháp điều trị covid 19 có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho quá trình phục hồi. Nếu cách điều trị không chính xác sẽ khiến người bệnh bị đau đầu khi hết covid hoặc nghiêm trọng hơn thế.

Quá trình điều trị của bệnh nhân nặng cần nằm máy thở và ít có điều kiện vận động hơn bệnh nhân đưa vào khoa thường. Do đó, những bệnh nhân nằm ICU chính dễ gặp các vấn đề nhiễm trùng chéo hay suy yếu cơ bắp sau khi hồi phục.

Ngoài vấn đề do bệnh nhân bị hạn chế vận động và điều kiện điều trị thì dùng thuốc ức chế virus cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Bệnh nhân có bệnh lý nền hay cần dùng thuốc kháng virus kéo dài sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh về gan và thận. Một số thuốc sẽ ảnh hưởng nếu bệnh nhân đang có hội chứng cao huyết áp hoặc tiểu đường type 2.

Sau khi được điều trị tại ICU, cơ thể sẽ đối mặt với nguy cơ lệ thuộc máy thở. Người bệnh sau khi hồi phục sẽ được bác sĩ giảm dần tần suất sử dụng máy thở đến khi có thể chủ động thở mà không cần hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu người bệnh nhiễm nặng có bệnh nền và sức khỏe kém thì không chỉ bị đau đầu sau khi nhiễm covid mà còn có thể mất trí nhớ hay suy giảm trí nhớ ảnh hưởng đến phản xạ và nhận thức.

Xem ngay: Bài tập cải thiện đau mỏi hậu COVID-19

2. Bổ sung dinh dưỡng và thực hiện vật lý trị liệu để tránh đau đầu sau khi nhiễm covid

Chế độ dinh dưỡng là cách chăm sóc sức khỏe hiệu quả và lâu dài nên chú ý. Người bệnh sau khi hồi phục, ngoài ăn đủ các nhóm chất thiết yếu thì cần uống đủ nước để giúp các mô và tế bào có môi trường tốt hồi phục tổn thương. Nếu tổn thương sau covid khiến bạn bị đau họng hay mất vị giác làm giảm cảm giác thèm ăn thì hãy thử chia nhỏ bữa ăn và chọn thực phẩm ưa thích đảm bảo đủ dinh dưỡng.

Đau đầu sau khi mắc covid ngoài do tổn thương tế bào màng mạch máu cũng có thể do tâm lý lo âu căng thẳng. Áp lực dư luận, cùng sự chỉ trích của những người xung quanh sẽ làm người bệnh bị mặc cảm, sợ hãi, mất tự tin giao tiếp. Họ có thể bị ảo giác hay ám ảnh do lo sợ khiến tâm lý rối loạn và cân nặng giảm mạnh.

Các liệu pháp tâm lý sẽ hướng đến điều trị giúp thư giãn thả lỏng. Bạn có thể được bác sĩ kê đơn thuốc an thần hay thuốc ngủ kê toa để cải thiện chất lượng giấc ngủ giúp cơ thể có thêm điều kiện phục hồi. Nếu khó tâm sự, bạn cũng có thể nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý để giải tỏa nỗi sợ và lấy lại kỹ năng giao tiếp.

3. Giảm đau đầu sau khi mắc covid bằng cách nào?

Một vài nhận định cho rằng, bệnh nhân đau đầu sau khi mắc covid là biểu hiện của chứng rối loạn co thắt mạch máu. Trong sách ghi chép, hội chứng này gọi là đau đầu vận mạch. Nguyên nhân gây nên thường do sự co thắt mạch, giảm khả năng lưu thông nhưng một số trường hợp các dây thần kinh dẫn lên hộp sọ vào não bị chèn ép cũng dẫn đến tình trạng này. Vị trí phổ biến xuất hiện cơn đau được chỉ ra là động mạch vùng thái dương.

Các cơ sẽ co thắt làm cho lượng máu lưu thông lên não giảm hoặc máu lên não không mang đủ lượng oxy nuôi dưỡng cần thiết. Khi kéo dài, người bệnh có thể xuất hiện đau ở mắt. Thông thường sẽ đau một bên thái dương, nếu đưa tay lên sờ sẽ thấy gân nổi lớn và rõ mạch đập hơn. Đó chính là cách để cơ thể phát tín hiệu cần bơm thêm máu lên não. Bệnh này có nguy cơ tái nhiễm cao và khó phát hiện dù đã thực hiện chụp CT não.

Người bệnh thường xuyên căng thẳng mệt mỏi, mất ngủ kéo dài sẽ dẫn đến đau đầu vận mạch. Vô tình mất ngủ lại là một di chứng hậu covid được tìm ra ở bệnh nhân sau khi khỏi covid. Ngoài do di chứng mất ngủ, nếu người bệnh nếu không xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng sẽ dẫn đến vấn đề đau nhức quanh đầu sau khi đã xác định là không có di chứng covid một thời gian dài.

Các tác động chính giúp bệnh nhân covid giảm thiểu tình trạng đau đầu chính là dinh dưỡng, thói quen và cảm xúc. Nếu bạn biết cách điều hòa ổn định được các vấn đề này thì hội chứng đau đầu sau khi hết covid sẽ bị hạn chế tối đa. Tuy nhiên, nếu cơ thể không hồi phục sau điều trị và có dấu hiệu bất thường hãy báo cho bác sĩ.

Biến chứng hậu COVID-19 tồn tại ở mỗi người khác nhau nhưng có thể kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Bệnh nhân khi thăm khám sớm có thể kịp thời phát hiện và điều trị di chứng do SARS-CoV-2 gây ra, nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường, khỏe mạnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

3.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan