Thiếu oxy thầm lặng ở bệnh nhân COVID

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Lương Võ Quang Đăng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Thiếu oxy máu thầm lặng do viêm phổi có tác nhân Covid-19 có thể dẫn đến nhiều cái chết đột ngột do suy hô hấp mặc dù không có triệu chứng hô hấp từ trước. Đây chính là hội chứng thiếu oxy thầm lặng có thể gặp ở nhiều bệnh nhân Covid-19 mà nhiều người không chú ý đến.

1. Thiếu oxy thầm lặng là gì?

Thiếu oxy thầm lặng hay “Happy Hypoxia” được chẩn đoán khi người bệnh không cảm thấy khó thở nhưng SpO2 lại giảm dưới 94%. Theo thống kê có tới 20% các trường hợp người bệnh nhập viện không cảm thấy khó thở nhưng lại có biểu hiện bất thường trên CT và cần bổ sung oxy. Tình trạng này có thể giải thích như sau: giai đoạn đầu của bệnh, phổi có thể còn giãn nở bình thường, không có sự gia tăng khoảng chết và kháng cự đường thở nên trung tâm hô hấp không cảm thấy bất thường về việc thở. Tuy nhiên, bệnh có thể diễn tiến nhanh và xảy ra tình trạng mất bù hô hấp khiến bệnh nhân ngột thở nhanh, sâu chính là dấu hiệu của suy hô hấp tiến triển trong Covid-19.

Nói cách khác, bình thường phần phổi lành sẽ có thể bù cho các phần phổi bị tổn thương, nên với người hơi thiếu oxy đã khó thở thì khoảng bù trừ này còn lớn hơn. Nhưng những bệnh nhân gặp phải tình trạng thiếu oxy thầm lặng thì khoảng bù rất nhỏ, do đó sẽ tiến triển nặng nhanh chóng ngay sau khi xuất hiện khó thở. Thiếu oxy ở bệnh nhân Covid-19 phản ánh sự tổn thương phổi mà đã vượt qua mức bù trừ của cơ thể. Lúc này người bệnh cần được hỗ trợ bởi các biện pháp hồi sức.

2. Cách để nhận biết thiếu oxy thầm lặng covid

Thiếu oxy máu thầm lặng thường xảy ra ở những bệnh nhân lớn tuổi, mắc các bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý hô hấp mãn tính hoặc ngay cả những bệnh nhân trẻ mắc Covid-19 nhưng không có những dụng cụ theo dõi nồng độ oxy mà chỉ dựa vào cảm quan như mức độ khó thở để đánh giá diễn tiến bệnh. Do đó những dấu hiệu để nhận biết người bệnh thiếu oxy cần được cấp cứu và chuyển viện kịp thời gồm có:

  • Khó thở
  • Nhịp thở tăng
  • SpO2 < 95% (nếu có máy đo)
  • Mạch nhanh > 120 lần/phút hoặc dưới 50 lần/phút
  • Huyết áp thấp: huyết áp tâm thu < 90mmHg, huyết áp tâm trương < 60 mmHg
  • Đau tức ngực thường xuyên
  • Thay đổi ý thức
  • Tím môi, đầu móng tay, móng chân hoặc da xanh
  • Không thể uống, bú, nôn
  • Sốt cao, đỏ mắt, môi, xuất huyết có thể gặp ở trẻ em
  • Cảm thấy lo lắng, bất ổn thường xuyên
Nặng ngực, khó thở, thở nông là biểu hiện của bệnh gì?
Bệnh nhân điều trị covid có dấu hiệu khó thở thiếu oxy cần được cấp cứu kịp thời

3. Một số lưu ý về thiếu oxy thầm lặng ở bệnh nhân covid:

Thông thường thời gian tình trạng thiếu oxy thầm lặng rơi vào ngày thứ 7-10 từ khi phát hiện bệnh. Trong thời gian này nếu SpO2 đã là chỉ dấu nguy hiểm cần phải lưu ý. Nếu SpO2 là cận kề nguy hiểm và người bệnh cần được hỗ trợ thở oxy sớm và chuyển nhanh nhất đến cơ sở y tế để điều trị. Một số lưu ý về hội chứng thiếu oxy thầm lặng gồm:

  • Tuyệt đối không chủ quan chỉ căn cứ vào triệu chứng khó thở mà bỏ quan chỉ số SpO2 trên máu
  • Nằm tư thế, tập thở tốt để cải thiện SpO2: Nằm sấp giúp phân bố máu trong những vùng phía sau, rất quan trọng trong điều trị Covid-19 giai đoạn sớm và cải thiện oxy máu về lâu dài. Ngoài ra những vùng phổi phía sau lưng vốn ít được thông khí thì khi nằm sấp những vùng phế năng sẽ được phân bố oxy hít vào nhiều hơn.
  • Người bệnh không nên quá lo lắng nhưng cũng không được chủ quan, nếu điều trị F0 tại nhà cần phải có thiết bị đo SpO2 và có người nhà theo dõi

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan